|
Bài Viết Của Jerome Nguyễn Văn Nội
|
BÁNH HẰNG SỐNG TỪ TRỜI XUỐNG
Dịch bệnh Covid-19 năm 2020-2021 làm rất nhiều người điêu đứng khổ sở vì mắc bệnh, và rất nhiều người khác phải điêu đúng khổ sở không kém vì thiếu lương thực thực phẩm cần thiết cho sự sống (thể lý). Của ăn vật chất cần thiết cho sự sống thể lý thế nào thì của ăn thiêng liêng còn cần thiết cho sự sống tâm linh hơn thế nữa. Nói cách khác con người cần cơm bánh để sống ở đời này và cần bánh hằng sống hay bánh ban sư sống để được sống vĩnh cửu. Lương thục vất chất thì có nhiều; nhưng lương thực thiêng lịêng thì chỉ có một Đó là Chúa Giêsu Kitô vì chính Người đã tuyên bố với người Do-thái: "Ta là bánh ban sự sống. Cha ông các ngươi đã ăn manna trong sa mạc và đã chết. Đây là bánh bởi trời xuống, để ai ăn bánh này thì khỏi chết. Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ sống đời đời. Và bánh Ta sẽ ban, chính là thịt Ta, để cho thế gian được sống". |
|
LUƠNG THỰC MỚI TẠO NÊN CUỘC SỐNG MỚI VÀ CON NGƯỜI MỚI
Nếu nhìn kỹ vào đời sống Kitô hữu của mình, chúng ta thấy có sự mâu thuẫn trầm trọng giữa niềm tin và cách sống của rất nhiều người trong chúng ta. Với Phép Rửa và Thánh Thể mỗi Kitô hữu phải là những con người mới; nhưng trên thục tế rất nhiều người trong chúng ta vẫn là những con người cũ. Luơng thực mới chưa giúp chúng ta thành những con người mới. Chúng ta cần học người Do-thái về bài học này: a) Trong hành trình vào Đất Hứa Canaan, Thiên Chúa ban manna mỗi ngày cho dân Israel, không chỉ để cho họ sống mà còn để giúp họ sống theo các thánh chỉ của Thiên Chúa. Còn những người Israel thời Chúa Giêsu được Người làm phép lạ bánh và cá hóa nhiều cho họ ăn no nê để họ biết tìm kiếm những của ăn không hư mất, những của ăn tồn tại đến muôn đời. Chúa Giêsu muốn nói đến Thánh Thể mà Người sẽ ban cho các Kitô hữu, cho Hội Thánh. Thánh Thể là lương thực mới tạo nên cuộc sống mới và con nguời mới. |
|
PHÉP LẠ CỦA QUYỀN NĂNG VÀ TÌNH THƯƠNG
Câu chuyện Chúa Giêsu đã
biến 5 chiếc bánh và 2 con cá ra nhiều để nuôi 5-6 ngàn người trong Tin Mừng
Gioan, cùng lúc cho chúng ta thấy quyền năng và tình
thương của Thiên Chúa Ngôi Lời làm người giữa thế nhân. |
|
CHÌA KHÓA THÀNH CÔNG CỦA NGƯỜI TÔNG ĐỒ
Lời Chúa của Phụng Vụ Chúa Nhật XV Thường Niên Năm B đề cập đến ơn gọi và sứ mạng của các Kitô hữu thì Lời Chúa của Phụng Vụ Chúa Nhật XVI Thường Niên Năm B đề cập chìa khóa thành công của các Kitô hữu trong tư cách là người tông đồ. Đó là lòng thương, là sự quan tâm và dấn thân cứu giúp những người mà mình muốn chinh phục và yêu thương. |
|
ƠN GỌI & SỨ MẠNG CỦA KITÔ HỮU
Một trong những nét son của Công Đồng Vatican II là đã khẳng định và đề cao phẩm giá và địa vị cao trọng của các Kitô hữu giáo dân. Thật ra giáo huấn của Công Đồng cũng chỉ là những tái khẳng định của giáo huấn Thánh Kinh mà thôi. Vì thế chúng ta chẳng những có thể khẳng định với Thánh Giêrônimô rằng: “Không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Kitô” mà còn có thể tuyên bố: “Không biết Thánh Kinh còn là không biết chính mình chúng ta nữa!” nghĩa là không biết phẩm giá và địa vị cao trọng cũng như trách nhiệm cao cả và nặng nề của chúng ta. |
|
NHẬN RA SỨ GIẢ CỦA THIÊN CHÚA
Kinh nghiệm đời sống tâm linh cho thấy nhiều người hoặc vì cứng đầu cứng cổ, hoặc vì thành kiến mà không nhận ra sứ giả của Thiên Chúa. Con cái Israel thời ngôn sứ Êdêkien, vì cứng đầu cứng cổ, nên không nhận ra có một ngôn sứ đang ở giữa họ là Êdêkien. Vị ngôn sứ là tiếng nói của Thiên Chúa, là người nói thay Thiên Chúa, để chỉ dậy cho dân biết đường lối, ý định, kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Còn dân làng Nazarét, vì thành kiến và không tin, nên không nhận ra Chúa Giêsu là vị đại ngôn sứ, là chính Lời Thiên Chúa nhập thể làm người và ở giữa dân Người. Kinh nghiệm của người xưa phải giúp mỗi người, mỗi cộng đoàn chúng ta nhậy bén và tỉnh thức trong việc nhận ra các sứ giả của Thiên Chúa! Vậy xin mời các bạn đọc kỹ và tìm hiểu các bài Sách Thánh hôm nay.
|
|
CHÚA GIÊSU THỂ HIỆN QUYỀN UY CỦA THIÊN CHÚA
Trong đời sống thường ngày chúng ta có nhiểu dịp nhận ra tác động của các thế lực đen tối và xấu xa hoành hành và tác hại con người. Đàng sau các cuộc chiến và các hoạt động chính trị hay lửa gạt là sự có mặt và ảnh hưởng của thế lực đen tối xấu xa là uy quyền và sức mạnh của ma quỉ. Nhưng bên cạnh và ở trên những sự kiện ấy là sự hiện diện và uy quyền của Chúa Giêsu Kitô, của Thiên Chúa mà nhiều người chúng ta không nhận ra. Trong bài Phúc âm Chúa Nhật XII Thường Niên Năm B hôm nay, Phụng vụ Giáo hội cho chúng ta đọc câu chuyện Chúa Giêsu dẹp tan sóng gió trên biển hồ. Trong câu chuyện này các Kitô hữu có dịp nhận ra sức mạnh của thiên nhiên cũng là tác động của thế lực ma quỉ và uy quyền của Chúa Giêsu. Thật ra việc Chúa Giêsu dẹp tan sóng gió trên biển hồ không chỉ có nghĩa là Chúa Giêsu thị uy với sóng gió là những sự kiện của tự nhiên, nhưng còn có nghĩa là Chúa Giêsu thị uy với thế lực của ma quỉ, vi theo quan niệm phổ biến của người Do-thái thời Chúa Giêsu thì núi là ngai tòa Thiên Chúa ngự (Chúa Giêsu giảng trên núi, hiển dung trên núi Tabo, chịu chết trên núi Canvê, thăng thiên trên núi), còn sông biển là thế giới của ma quỉ thống trị. |
|
CHÚA GIÊSU GIỚI THIỆU NƯỚC TRỜI hay NƯỚC THIÊN CHÚA VỚI MỌI NGƯỜI
Chúa Giêsu Kitô -là Ngôi Lời Thiên Chua- xuống thế làm người với sứ mạng thiết lập Nước Thiên Chúa (hay NườcTrời) giữa loài người. Vì thế cho nên trong ba năm rao giảng và chữa lành khắp các nẻo đường Palestin, Chúa Giêsu đặc biệt quan tâm đến việc giúp các môn đệ và dân chúng hiểu về Nước Trời (hay Nước Thiên Chúa) mà Người thiết lập trong trần gian. Người đã dùng nhiều hình ảnh, nhiều dụ ngôn -là một hình thái văn chương bình dân và cách trình bày quen thuộc với người đương thời- để nói về Nước Trời hay Nước Thiên Chúa |
|
THI HÀNH Ý MUỐN CỦA THIÊN CHÚA
Một cách nào đó, chúng ta có thể khẳng định là những người có đạo là những người có mối tương quan đặc biệt với Chúa, với Phật, với thế giới thần linh. Riêng với người Công giáo thì tiêu chí cuộc sống là thi hành ý muốn của Thiên Chúa. Lịch sử loài người còn in đâm dấu tích của mối tương quan bị sứt mẻ của nguyên tổ với Thiên Chúa khi Ađam Eva đã không thi hành ý muốn của Thiên Chúa mà nghe theo lời dụ dỗ của ma quỉ khi ăn trái cấm trong vườn địa đàng. Nhưng chính vì sự sa ngã của nguyên tổ Ađam mà chúng ta được Thiên Chúa ban cho một Ađam mới là Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã vâng lời Chúa Cha cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên thập giá để thi hành ý muốn của Chúa Cha hầu cứu chuộc nhân loại. Từ kinh nghiệm bản thân Chúa Giêsu đã long trọng tuyên bố những ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa là anh em, chị em Ngài, là mẹ Ngài tức là những người thân thiết của Ngài.
|
|
GIAO ƯỚC TÌNH YÊU (MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ - 2/6/2024)
Trên bình diện chính trị Israel hiên đang bị cả thế giới lên án vì đã và đang giết hại nhiều dân thường Palestin ở dải Gaza trong cuộc chiến chống Hamas. Nhưng trên bình diện tôn giáo thì ngay từ thời Cựu Uớc dân Israel đã khác biệt các dân tộc khác ở chỗ là dân ấy đã được Thiên Chúa chọn làm dân riêng và Thiên Chúa đã ký kết với họ giao ước Xinai. Dân Kitô giáo - trong đó có Công gíáo chúng ta - là Israel mới, chẳng những kế thừa giao ước cũ mà còn được nâng cấp trong giao ước tình yêu nhờ/trong hiến tế thập giá của Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, Đấng đã dùng Tình Thương và Quyền Năng mà lập nên Bí Tích Thánh Thể để cụ thể hóa sự hiện diện hữu hình của Đấng Thiên Chúa vô hình và hiện tại hóa Giao Ước Tình Yêu ở núi Xinai và trên đồi Golgotha xưa! |
|
“ANH EM HÃY NHẬN LẤY THÁNH THẦN’’
Đối với Kitô giáo thì sự kiện Thánh Thần hiện xuống là khởi đầu của Hội Thánh xét về mặt thần học cũng như về mặt lịch sử. Còn đối với các Kitô hữu thì việc đón nhận và sống theo Thánh Thần của Thiên Chúa là vô cùng quan trọng, vì không ai có thể sống đời sống đức tin cậy mến mà không có Thánh Thần. Vì thế mà lời mời “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần” của Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh dành cho các Tông Đồ và tất cả các Kitô hữu là lời mời chan chứa ân tình. |
|
LOAN BÁO TIN MỪNG CHO NGƯỜI THỜI NAY!
Trong Hội nghị kỳ I.2009 tại Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu (Vũng Tầu), Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã quyết định lấy Ngày Lễ Chúa Thăng Thiên làm Ngày Truyền Thông của Giáo Hội Việt Nam. |
|
SỐNG MẬT THIẾT VỚI CHÚA GIÊSU KITÔ
Trước 1975 ở Viêt Nam ta chỉ những người giầu mới được ăn nho, vì đó là nho Mỹ nhập cảng vào nước ta nên rất đắt. Vì thế mà rất ít người Việt Nam biết cây nho nó như thế nào vì hồi đó có rất ít nơi trồng nho. Nhưng nay thì đã rất khác: nho đã được trồng ở nhiều nơi và ai cũng có thể ăn nho, vì đó là nho nội địa của Viêt Nam. Với người Việt thì thề nhưng với người Do thái hay người Phương Tây như người Pháp, người Italia, người Tây Ban Nha thì cây nho, trái nho, vườn hay ruộng nho và rượu nho là những thực tại rất thân quen và gần gũi. Trong Thánh Kinh nói chung và trong Phúc âm nói riêng cây nho, vườn hay ruộng nho và rượu nho được nhắc đến khá nhiều lần và diễn tả nhiều thục tại khác nhau, như Israel là vườn nho của Thiên Chúa, cành nho là các tín hữu Kitô bám vào thân nho là Chúa Kitô để sinh nhiều hoa trái. |
|
MỤC TỬ TỐT LÀNH HY SINH MẠNG SỐNG CHO ĐOÀN CHIÊN [CHÚA NHẬT CHÚA CHIÊN LÀNH Cầu cho Ơn Thiên Triệu Linh Mục và Tu Sĩ]
Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh “người chăn chiên và đoàn chiên” rất quen thuộc với người Do-thái thời đầu Công Nguyên để mạc khải về mình: "Ta là mục tử tốt lành. Mục tử tốt lành thí mạng sống vì chiên.” |
|
Ý ĐỊNH VÀ ĐƯỜNG LỐI CỦA THIÊN CHÚA
Điều quan trọng nhất đối với Kitô hữu chúng ta là hiểu biết, yêu mến và sống phù hợp với Ý Định và Đường Lối của Thiên Chúa đã được thể hiện trong lịch sử Cứu độ và nhất là trong Mầu Nhiệm Vượt Qua, - tức trong cái chết và sự phục sinh - của Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa. Có như thế chúng ta mới có thể đi vào mối hiệp thông với Thiên Chúa: hiệp thông trong tư tưởng, trong tâm tình và trong hành động. |
|
LỄ TÔN VINH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT - QUÀ TẶNG CỦA CHÚA KITÔ PHỤC SINH
Chúa Giêsu Kitô Con Một Thiên Chúa đã bị giết chết và đã phục sinh! Tin Mừng Phục Sinh đã được loan báo! Tin Mừng Phục Sinh đã được một phần nhân loại trong đó có chúng ta, đón nhận! Đấng Phục Sinh từ nay hiện diện cách vô hình và bằng Thánh Thần bên chúng ta. Thánh Thần là quà tặng cao quý và hiệu quả khôn lường của Đấng Phục Sinh. Thánh Thần có quyền năng vô song làm thay đổi cả chiều sâu lẫn chiều rộng tâm hồn và cuộc sống kẻ tin. Chúng ta - cá nhân và cộng đoàn - sẽ trở thành và phải trở thành những con người mới. những cộng đoàn mới, hoàn toàn mới. |
|
LÀM CHỨNG CHO ĐẤNG PHỤC SINH
Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI đã nói một câu đáng mọi người chúng ta phải ghi nhớ và suy đi niệm lại trong lòng: “Người thời nay tin vào chứng nhân hơn thầy dậy và nếu họ có tin vào thấy dậy thì bởi vì thầy dậy đó là chứng nhân.” Lời nói trên đưa chúng ta trở về thuở ban đầu của Kitô giáo, với bài giảng của Thánh Phêrô, Tông Đồ Trưởng, tại nhà ông Cônêliô: “Còn chúng tôi đây xin làm chứng về mọi việc Người đã làm trong cả vùng dân Do-thái và tại chính Giêrusalem này….” (Cv 10, 39). |
|
CÁI GIÁ CỦA YÊU THƯƠNG & VÂNG PHỤC
Kinh nghiệm của mọi người, nhất là của những người từng trải là “cái gì cũng có cái giá của nó” Nếu không đầu tư công sức, tài năng, tiền của và thời gian thì chúng ta chẳng có thể có được cái gì đáng giá. Nếu muốn được những người chung quanh yêu mến và ngưỡng mộ, chúng ta phải chứng tỏ mình thật sự là người có giá trị bằng sự cống hiến cho tha nhân và cộng đồng xã hội! Đó là kinh nghiệm của đời thường. |
|
ƠN CỦA TRỜI & VIỆC CỦA NGƯỜI
Thánh Augustinô đã có một câu nói trứ danh đại khái như thế này: “Thiên Chúa dựng nên con thì chẳng cần con, nhưng Thiên Chúa lại cần con khi muốn cứu con.” Câu nói ấy chứa đựng một chân lý ngàn đời của Kitô giáo: “Ân sủng và lòng tin” hay nói cách đơn sơ bình dân dễ hiểu là “ơn của trời và việc của người”: trời và người là hai yếu tố vô cùng quan trọng trong đời sống Đức Tin và Ơn Cứu Rồi. Ơn Trời và Việc Người hay Ân Sủng và Lòng Tin là hai yếu tố thiết yếu tạo nên Ơn Cứu Độ. Không có Ân sủng hay Ơn Trời, không có Ơn Cứu Độ. Nhưng không có Lòng Tin hay Việc Người cũng không có Ơn Cứu Độ. Ân Sủng là của Thiên Chúa, được ban cho con người “một cách nhưng không”. Lòng Tin là sự đáp trả hay phần đóng góp của con người, nhưng cũng do tác động của Ân Sủng. Thật là sự hợp tác kỳ diệu và tuyệt vời giữa Đấng Tạo Hóa và con người là tạo vật trong việc đem hạnh phúc thật đến cho loài người chúng ta! |
|
Ý NGHĨA ĐÍCH THỤC CỦA LAO ĐỘNG
Thật đáng buồn khi rất nhiều người, kể cả người có đạo, xem kiếm tiền là một mục đích duy nhất của lao động (trí thức hay chân tay) . Những người ấy sẽ không làm gì nếu họ không cần phải kiếm tiến! Thật ra mục đich chính và đích thực của lao động hay việc làm không phải là để kiếm tiền, mà là để phát huy tài năng của bản thân (mà Thiên Chúa đã ban cho mỗi người) và làm rạng danh Thiên Chúa và đem lại tiến bộ và hạnh phúc cho cộng đồng xã hội. Ngay từ những ngày đâu của lịch sử loài người Thiên Chúa đã xác định mục đích cao cả của lao động hay việc làm khi Thiiên Chúa giao cho con người trách nhiệm quản lý công trình tạo dựng. Dĩ nhiên là khi con người bỏ công sức và mồ hôi để lao động thì con người được thưởng công, được đền tiền (nhưng không chỉ có tiền). Chính vì thế mà Giáo Hội mới dành Ngày Mồng Ba Tết cho việc thánh hóa công ăn việc làm. Công ăn việc làm của chúng ta cần được thánh hóa để lao động ấy đạt đươc mục đích chính và tốt lành của nó. |
|
[1]
1 2
3
4
5
6
7
8
9
10 [2/32] |