|
Bài Viết Của Jerome Nguyễn Văn Nội
|
NGÔI LỜI ĐÃ ĐÊN ĐỂ TRẦN GIAN ĐƯỢC CHAN HÒA ƠN PHÚC
Lễ Giáng Sinh đem đến một niềm vui lớn cho toàn thể nhân loại, nhất là cho những người thành tâm thiện chí và những người bé nhỏ khó nghèo trong xã hội. Thiên Chúa cao siêu, cực thánh, vô hình đã trở nên một trẻ thơ bé bỏng trong vòng tay yêu thương trìu mến của người mẹ hiền và trước mắt mọi phàm nhân. Điều kỳ diệu ấy chỉ một mình Thiên Chúa là Đấng vô cùng quyền năng mới thực hiện được. Ngôi Lời Thiên Chúa, là Hài Nhi Giêsu, đã đến thế gian để đem phúc trời là bình an và tình thương của Thiên Chúa đến cho muôn dân, muôn người. |
|
KẾ HOẠCH CỨU ĐỘ CỦA THIÊN CHÚA
Nhiều người lo ngại rằng Lễ Giáng Sinh và Tết năm nay (cả Tết dương lịch lẫn Tết Nguyên Đán) không vui bằng các năm trước vì cả nước đang gặp cảnh kinh tế suy thoái, thất nghiệp tràn lan khiến nhiều người mất việc làm, mất thu nhập, cuộc sống khó khăn và tâm hồn bất an. Trên thế giới thì ngoài hai cuộc chiến tàn khốc ở Ucraine và ở dải Gaza loài người vẫn sống trong hằn thù ghen ghét nhau óan hận nhau. |
|
DỌN ĐƯỜNG ĐÓN CHÚA
Để gặp được Thiên Chúa, chúng ta chẳng những cần phải tỉnh thức và cầu nguyện mà chúng ta còn cần phải tích cực dọn đường hay chuẩn bị đón tiếp Người nữa. Ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm về việc chuẩn bị đón tiếp một ai đó hay một sự kiện quan trọng nào đó. Thường thì việc chuẩn bị mất nhiều công sức và thời gian của chúng ta hơn chính cả việc đón tiếp. Việc chuẩn bị quan trọng chẳng những đối với người hay những người được đón tiếp mà còn quan trọng đối với cả người hay những người đón tiếp nữa. Hơn nữa việc chuẩn bị đón mừng Thiên Chúa đến trần gian và nhất là đón mừng Thiên Chúa đến với mỗi người chúng ta là một hành động thánh thiêng có ý nghĩa rất quan trọng và riêng tư đối với mọi Kitô hữu. |
|
KHẮC KHOẢI MONG CHỜ THIÊN CHÚA
Thời gian trôi quá nhanh! Mới đây đã hết năm Phụng vụ A. Hôm nay, chúng ta bước vào Năm B và Chúa nhật đầu tiên là Chúa nhật thứ nhất Mùa Vọng. Ý nghĩa và mục đích của Mùa Vọng là các Kitô hữu chuẩn bị tâm hồn đón nhận Thiên Chúa xuống thế làm người cứu độ nhân loại. Thật ra Thiên Chúa đã đến với nhân loại từ rất lâu rồi. Và Người luôn ở bên chúng ta, ở trong chúng ta; nhưng chúng ta không cảm nhận được sự hiện diện và hành động của Người. Chúng ta muốn kêu lên như ngôn sứ Isaia: “Xin Chúa băng qua các tầng trời mà ngự xuống” . Chúng ta mong Chúa đến để Ngài cứu loài người, nhất là những người nghèo, những người bé mọn khỏi cảnh bất công, áp bức, nghèo khổ, tội ác và sự chết. |
|
LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ
Theo truyền thống lâu đời, Hội Thánh Công giáo luôn kết thúc Năm Phụng Vụ bằng việc suy tôn Chúa Giêsu Kitô là Chúa, là Vua vũ trụ. Nhìn vào thế giới loài người, số các tín hữu nhìn nhận Chúa Giêsu Kitô là Chúa, là Vua của mình và của vũ trụ còn là thiểu số. Hơn nữa, trong số những người đã nhìn nhận Chúa Giêsu Kitô là Chúa, là Vua của mình và của vũ trụ thì cũng còn rất nhiều người chưa thật sự “đầu phục” Chúa, chưa sống đúng tư cách là “con dân”, là “kẻ được cứu” của Chúa. Vì thế mà việc mừng lễ Chúa Giêsu Kitô là Vua vũ trụ bao giờ cũng mang chiều kích Phúc Âm hóa hay Truyền Giáo. |
|
CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM A (19/11/2023) - KÍNH TRỌNG THỂ CÁC THÁNH TỬ ÐẠO VIỆT NAM
Năm Phụng Vụ sẽ kết thúc với Chúa Nhật XXXIV Thường Niên mừng Chúa Giêsu Kitô Vua vũ trụ. Trước Lể mừng Chúa Giêsu Kitô Vua vũ trụ, Giáo Hội Công giáo Việt Nam mừng Lể các Thánh Tử Đạo Việt Nam vào Chúa Nhật XXXIII Thường Niên hôm nay. Dù đang sống trong hoàn cảnh không mấy thuận lợi cho việc mừng lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam một cách trọng thể, chúng ta hãy cố gằng dành chút thời gian để suy nghĩ về gương hy sinh của các Ngài là tổ tiên, là cha ông đáng kính đáng mến của chúng ta và về trách nhiệm của chúng ta là làm chứng cho Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô. |
|
LÀM LỢI NHỮNG NÉN BẠC CHỦ GIAO
Hơn bao giờ hết lợi nhuận đã trở thành lẽ sống hay mục đích của tất cả mọi người thời nay Làm biếng và lãng phí đã trở thành trọng tội trong xã hội cũng như trong mỗi công ty xí nghiệp. Từ thực tế cuộc sống ấy chúng ta càng dễ hiều sứ điệp của Lời Chúa trong ba bài Sách Thánh của Chủ nhật XXXIII Thường Niên Năm A hôm nay. Dĩ nhiên sứ điệp của Lời Chúa không chỉ là làm sinh lời những nén vàng nén bạc vật chất mà còn và nhất là làm sinh lời những nén vàng nén bạc thiêng liêng mà mỗi cá nhân và cộng đoàn đã nhận từ ông Chủ là Thiên Chúa. |
|
KHÔN DẠI THEO THÁNH KINH KITÔ GIÁO
“Khôn thì sống mà dại thì chết”. Người đời thường nói thế. Nhưng thế nào là khôn, thế nào là dại thì lại là một vấn đề phức tạp và nhiêu khê, vì có nhiều tiêu chuẩn để xác định thế nào là khôn, thế nào là dại và cũng có nhiều cách đánh giá khác nhau thậm chí trái ngược nhau. |
|
LỜI NÓI PHẢI ĐI ĐỐI VỚI VIỆC LÀM
Trong xã hội, một người chỉ có nói mà không làm là người “ngôn hành bất nhất”, dĩ nhiên là không đáng tin cậy. Trong lãnh vực xã hội và chính trị, các nhà lãnh đạo nói mà không làm là các nhà lãnh đạo lừa dân, gạt dân, mị dân, cho dân ăn bánh vẽ. Trong Giáo Hội các chức sắc và tín hữu nói mà không làm là những Pharisêu giả hình đáng ghét. Sứ điệp của Lời Chúa Chúa Nhật XXXI Thường Niên Năm A là LỜI NÓI PHẢI ĐI ĐÔI VỚI VIỆC LÀM. |
|
CHỈ CÓ MỘT GIỚI RĂN
Từ Cựu Ước cho tới Tân Ước, Thiên Chúa chỉ muốn mạc khải cho con người biết Người là Tình Yêu. Vì là Tình Yêu nên Thiên Chúa đã tạo dựng vũ trụ vạn vật và con người. Vì là Tình Yêu nên Thiên Chúa đã sai Con Một đến trần gian để cứu chuộc nhân loại tội lỗi. Thiên Chúa chỉ mong đợi một điều là loài người nhận ra: |
|
CHÚA NHẬT TRUYỀN GIÁO - CỦA THIÊN CHÚA TRẢ VỀ THIÊN CHÚA
Vào thời Chúa Giêsu sinh ra lớn lên và họat động truyền giáo thì đất nước Do-thái bị đế quốc Rôma cai trị. Vì thế mà người Do-thái phải nộp thuế cho nhà vua là Cêsarê. Cũng vì thế mà đồng tiền Lamã với hình ảnh của vua Cêsarê, được sử dụng. Dĩ nhiên sống dưới sự đô hộ của đế quốc Roma thì phần đông dân chúng Do-thái bầt mãn và mong chờ một cuộc lật đổ. Nhưng cũng có không ít kẻ làm chó săn, tìm cách lập công với nhà cầm quyền và làm hại các đồng hương cua mình. |
|
TRANG PHỤC CỦA KHÁCH DỰ TIỆC CƯỚI
Để mạc khải về Nước Trời là Vương Quốc Tình Yêu của Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã dùng nhiều dụ ngôn và nhiều hình ảnh quen thuộc, gần gũi với đời sống của người Do-thái. Hai dụ ngôn và hình ảnh được Chúa Giêsu ưa dùng nhất là Vườn Nho và Tiệc Cưới. |
|
HÃY LÀM CHO VƯỜN NHO SINH TRÁI NGỌT!
Để mạc khải Nước Trời là Vương Quốc Tình Yêu của Thiên Chúa cho loài người, Chúa Giêsu đã dùng nhiều dụ ngôn và nhiều hình ảnh quen thuộc, gần gũi với đời sống nông nghiệp của người Do-thái thời kỳ đầu Công Nguyên. Trong các dụ ngôn và hình ảnh được Chúa Giêsu vận dụng thì Vườn Nho là dụ ngôn và hình ảnh được Chúa dùng nhiều nhất. |
|
LÀM CON THẢO CỦA CHA TRÊN TRỜI
Văn hóa Á Đông giúp các Kitô hữu Á Đông hiểu giáo huấn của Đạo Chúa một cách dễ dàng hơn vì truyền thống Á Đông và Giáo Lý Công Giáo đều rất coi trọng những giá trị của Gia Đình, nhất là sự hiếu thảo của con cái đối với ông bà cha mẹ. Trong gia đình Việt Nam, người con hiếu thảo là người con biết nghe lời ông bà cha mẹ mà kính trên nhường dưới, sống thuận hòa với người trong gia đình và thân ái với người xung quanh cũng như hữu ích cho xã hội cộng đồng. |
|
HÃY VÀO LÀM TRONG VƯỜN NHO
Cây nho, vuờn nho là những thực tại rất gần gũi, thân thiết với dân Israel xưa. Vì thế mà cây nho, vườn nho, ông chủ vườn nho và thợ làm vườn nho được nhắc đến nhiều lần trong Thánh Kinh. Theo quan điểm của Thánh Kinh Kitô giáo, thế giới này là vườn nho của Thiên Chúa, một vườn nho khổng lồ, mà mọi người lớn/bé, già/trẻ, nam/nữ, tài ba/vụng về, trí thức/ít học, giầu/nghèo, lương/giáo... đều được Thiên Chúa là Chủ vườn nho mời vào làm trong vườn nho ấy. |
|
THA THỨ ĐỂ ĐƯỢC THỨ THA
Trong con mắt đức tin, cộng đoàn (gia đình, giáo xứ, giáo hội, xã hội) không chỉ có tương quan chiều dọc là quan trọng mà tương quan chiều ngang cũng rất quan trọng. Tương quan chiều dọc là tương quan của mỗi người với Thiên Chúa. Còn tương quan chiều ngang là tương quan giữa người này với người kia. Một trong những đặc điểm của tưong quan chiều ngang là việc sửa lỗi cho nhau, giúp nhau nên hoàn hảo và việc hiệp thông với nhau trong lời cầu nguyện (Phúc Âm Chúa Nhật XXIII Thường Niên A). Một đặc điểm khác của tương quan chiều ngang là sự tha thứ cho nhau giữa những người sống trong một cộng đoàn như gia đình, khu phố, hội đòan giáo xứ v.v… (Phúc âm Chúa Nhật XXIV Thường Niên Năm A) |
|
VÌ TÌNH BÁC ÁI HUYNH ĐỆ HÃY GIÚP NHAU SỬA LỖI
Trong Tin Mừng Mátthêu có tât cả 5 bài giảng: bài giảng trên núi (chương 5-7), bài giảng về sứ mạng truyền giáo (chương 10), bài giảng bằng các dụ ngôn (chương 13), bài giảng về Giáo hội (chương 18) và bài giảng về cánh chung (chương 24-25). Bài Phúc Âm Chúa Nhật XXIII Thường Niên Năm A là một phần của bải giảng về Giáo Hội. Lý do Chúa Giêsu quan tâm đến Giáo Hội là vì Giáo Hội là cộng đoàn những người theo Chúa, là Israel mới hay dân riêng mới của Thiên Chúa, là hình ảnh của Nước Trời nơi trần thế, là công cụ của Ơn Cứu Độ. Vì lý do đó mà một trong những trách nhiệm của các thành viên của cộng đoàn Giáo Hội là nhắc nhở và xây dựng cho nhau sống đúng với tư cách và chức danh Kitô hữu (là giáo dân hay là giáo sĩ). |
|
TỪ BỎ MÌNH & VÁC THẬP GIÁ ĐỂ THEO THẦY
Bài giáo lý cơ bản và sơ đẳng nhất của các Sách Phúc âm là nhận biết Chúa Giêsu là Ai và muốn đi theo Người thì phải đi con đường nào? Lời tuyên tín của Phêrô "Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" trong bài Phúc Âm tuần trước (Mt 16,16) là câu trả lời cho vế thứ nhất. Những lời công bố của Chúa Giêsu “Ai muốn theo Thầy, thì hãy bỏ mình đi, và vác thập giá mình mà theo Thầy” trong bài Phúc âm hôm nay (Mt 16,24) là lời giải đáp cho vế thứ hai. |
|
QUAN TRỌNG LÀ MỐI TUƠNG QUAN CÁ VỊ VỚI CHÚA!
Đối với các Kitô hũu của mọi thời mọi nơi thì điều quan trọng nhất là biết Thiên Chúa là Ai (hay là Đấng nào). Và Người muốn gì. Biết Thiên Chúa là Ai (hay là Đấng nào) để chúng ta biết cách sống với Thiên Chúa/ Biết Thiên Chúa muốn gì để chúng ta thực hiện điều muốn ấy. |
|
“NÀY BÀ, BÀ CÓ LÒNG MẠNH TIN, BÀ MUỐN SAO THÌ ĐƯỢC VẬY”
Trong Cưu Ước Thiên Chúa đã chọn Israel làm dân riêng để họ thờ phương yêu mến Thiên Chúa và làm cầu nối cho Thiên Chúa đến với các dân tộc khác. Nhưng không phải người Israel nào cũng hiểu đúng ý định ấy của Thiên Chúa. Phần đông người Israel có cái nhìn khinh thị đối với những người không phải là dân Israel và gọi họ là dân ngoại. Não trạng ấy còn tồn tại nơi nhiều người Israel thòi đầu Công nguyên. Vì thế trong thời rao giảng Tin Mừng ở Palestine, Chúa Giêsu Kitô đã nhiều lần đề cao lòng tin của những người ngoại tức của những người không thuộc Israel, vừa để chấn chỉnh suy nghĩ sai lầm của người Israel vừa để trả lại giá trị thật cho những người lương dân. |
|
[1]
1
2 3
4
5
6
7
8
9
10 [3/31] |