|
Bài Viết Của Jerome Nguyễn Văn Nội
|
LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KI-TÔ “GIAO ƯỚC TÌNH YÊU!’’
Điều làm nên sự khác biệt của dân Ít-ra-en so với các dân tộc khác trong Cựu Uớc là dân ấy đã được Thiên Chúa chọn làm dân riêng và ký kết với họ Giao Ước Xi-nai. Dân Ki-tô giáo là Ít-ra-en mới chẳng những kế thừa Giao Ước cũ mà còn được nâng cấp trong Giao Ước Tình Yêu nhờ/trong Hiến Tế Thập Giá của Chúa Giê-su Ki-tô, Con Một Thiên Chúa. Hiến Té Thập Giá là chót đỉnh của Tình Yêu cứu độ. Hiến Té Thập Giá bao gồm cả Hiến Tế Thánh Thể trong đó Mình và Máu Chúa Giêsu Kitô trở thành lương thực thiêng liêng cho mọi lữ khách Kitô. Và qua/nhờ HIến Tế Thánh Thể là Hiến Tế Thập Giá được hiện tại hóa và hiện thực hóa cho tất cả các Kitô hữu mọi thời đại. |
|
GIÁO HỘI LÀ MẦU NHIỆM HIỆP THÔNG
Nhiều người - trong đó có không ít người công giáo lầm tưởng là Giáo Hội công giáo được xây dựng phỏng theo mô hình nền quân chủ của các quốc gia đòn nhận Tin Mừng Kitô, Thật ra không phải thế! Giáo Hội công giáo được xây dựng phỏng theo mô hình và trên nền tảng Thiên Chúa Ba Ngôi quyền năng và yêu thương. Ba Ngôi là Cha, Con và Thánh Thần khác biệt nhau nhưng ba ngôi chỉ là một Thiên Chúa duy nhất, có cùng một bản tính thần linh duy nhất. Vì thế mà điểm nổi bật của Giáo hội là hiệp hành, hiệp hành giữa các tín hữu với Thiên Chúa Ba Ngôi và giữa các tín hữu với nhau. |
|
“ANH EM HÃY NHẬN LẤY THÁNH THẦN”
Những giáo dân ngây ngô chất phác tưởng rằng Chúa Giêsu về trời là hết chuyện. Thật ra Chúa Giêsu về trời ngự bên hữu Chúa Cha kết thúc một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu. Nhưng giai đoan tiếp theo của cộng trình Cứu Độ cũng quan trọng không kém: đó là giai đoạn của Chúa Thánh Thần, Đấng mà Chúa Cha đã hứa với Con của Người và với công đoàn các môn đệ. Vì thế sau Lễ Chúa Giêsu lên trời chúng ta mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống! Từ ngày ấy với mỗi người cũng như mỗi cộng đoàn Ki-tô hữu, điều làm nên sự khác biệt là người/cộng đoàn ấy có tràn đầy Thần Khí Thiên Chúa hay không? là người/cộng đoàn ấy có sống và hành động dưới tác động của Chúa Thánh Thần hay không? |
|
ĐỨC GIÊ-SU KI-TÔ ĐƯỢC THIÊN CHÚA TÔN VINH
SEA GAMES 31 đã kết thúc một cách hết sức tốt đẹp với những thành tích vẻ vang của hàng ngàn lực sĩ, vận động viên và cầu thủ Viêt Nam và Đông Nam Á. Những con người ấy đáng được mọi người ngưỡng mộ và tôn vinh vì nhũng hy sinh gian khổ trong tập luyện và thi đấu và những thành tích, kỷ lục mà họ đã lập được. Câu chuyện của SEA GAMES 31 có thể giúp chúng ta tiếp cận với ý nghĩa của Lễ ChúaThăng Thiên vì Chúa Giêsu Kitô đáng được mọi người trên thế gian này ngưỡng mộ và tôn vinh vì Người đã có một cuộc sống và cái chết vĩ đại hơn hết mọi cuộc sống và thành tích của loài người. Lễ Chúa Thăng Thiên (hay Chúa Về Trời) là “mắt xích” cuối cùng của Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ngôi Hai Nhập Thể và Cứu Chuộc. Thiên Chúa (Cha) chẳng những đã làm cho Chúa Giê-su sống lại từ cõi chết mà còn đem Người về Trời, như để trọng thưởng công trạng lớn lao của Người.
|
|
TẦM QUAN TRỌNG CUA MÓI TƯƠNG QUAN TÌNH YÊU
Trong thế giới nói chung và trong xã hội Việt Nam nói riêng, các mối tương quan giữa người với người hiện đang bị điều khiển và chi phối bởi các động cơ quyền lực, tiền bạc, lợi ích cá nhân hay lợi ích nhóm, khiến nhiều người trở thành nạn nhân của những người khác. Tương quan xã hội càng xấu, con người càng mất tính người. Muốn cải tổ xã hội trước hết phải cải thiện mối tương quan giữa người với người. |
|
CHÌA KHÓA VẠN NĂNG
Nhìn vào thực tế, ở tầm mức quốc tế, quốc gia rộng lớn cũng như ở tầm mức cá nhân nhỏ bé, chúng ta thấy người ta tìm hết mọi cách để chèn ép, giẫm đạp lên nhau, bóc lột nhau, tranh giành của cải, quyền lực như những người khùng điên, thậm chí triệt hạ nhau không run tay. Quả người La-mã xưa đã đúng khi tuyên bố: “Homo homini lupus” nghĩa là “con người đối xử với con người như sói”. Phải chăng vì thế mà khi nghe nói tới “trời mới, đất mới” thì đại đa số giáo dân đều nghĩ rằng hoặc đó là “chuyện ảo tưởng”, hoặc đó là “chuyện đời sau” chứ ở trên thế gian này, làm sao có chuyện “trời mới, đất mới”.
|
|
MỤC TỬ NHÂN LÀNH SỐNG CHẾT VÌ CHIÊN
Chúa Nhật IV Phục Sinh được Hội Thánh đặt làm Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, với hai mục đích tuyệt vời: Một là để mọi tín hữu chiêm ngắm nhận ra hạnh phúc được Thiên Chúa và Chúa Giêsu Kitô nhận làm chiên, chăm sóc, bảo vệ như của riêng của Người. Hai là để các Ki-tô hữu cầu xin Thiên Chúa ban cho Giáo Hội và các cộng đoàn Công Giáo những mục tử như lòng Chúa mong ước là sống chết vì chiên. |
|
ƠN GỌI VÀ SỨ MẠNG CỦA PHÊ-RÔ, TÔNG ĐỒ TRƯỞNG
Có hai sự kiện đáng chúng ta quan tâm: một là chuyến viếng thăm và làm việc của Phái đoàn Tòa Thánh tại Việt Nam (20-27/4/2022) và hai là hội nghị thường niên lần 1 năm 2022 của Hội đồng Giám mục Việt Nam tại Tòa Giám Mục Thái Bình (26-28/4/2022). Hai sự kiện trên đều liên quan tới quyền và trách nhiệm lãnh đạo của Đức Thánh Cha Phan-xi-cô (là Đấng Kế Vị Thánh Phê-rô) và của các Giám mục Việt Nam (là các Đấng Kế Vị các Thánh Tông Đồ) trong giai đoạn hiện nay của lịch sử Giáo hội toàn cầu và đĩa phương (Viêt Nam). |
|
LỄ KÍNH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
Chính Thánh Gio-an Phao-lô II là Vị Giáo hoàng đã thiết lập Lễ Kính Lòng Chúa Thương Xót và cổ võ lòng sùng kính này trong Hội Thánh theo mạc khải (tư) mà Thiên Chúa đã ban cho Thánh nữ Maria Faustina (1905-1938):
|
|
TIN CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ PHỤC SINH & LÀM CHỨNG CHO NIỀM TIN ẤY
Nếu đặt mình vào hoàn canh của các Tông đồ vác các môn đệ của Chúa Giê-su Na-gia-rét thì chúng ta mới thấy sự thay đổi vô tiền khoáng hậu trong tâm trí và khung cảnh tôn giáo ở Giê-ru-sa-lem trong những ngày đấu của bến cố Chúa Giê-su sống lại từ cõi chết. Niềm vui Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh tạo nên nỗi háo hức làm chứng cho Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh. Từ ngày ấy, hai việc TIN CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ ĐÃ PHỤC SINH & LÀM CHỨNG CHO NIỀM TIN ẤY luôn đi cùng nhau, không bao giờ tách lìa nhau. Chỉ sau này, và nhất là ngày nay, mới có sự tách rời giữa hai hành động ấy, vì có nhiều Ki-tô hữu tin mà không làm chứng. |
|
TÔN VINH TÌNH YÊU THẬP GIÁ
Chúa Nhật Lễ Lá khởi đầu cho Tuần Thánh và dẫn tới Đại Lễ Chúa Phục Sinh. Chúa Nhật Lễ Lá mừng biến cố Chúa Giêsu vào thánh thánh Yêrusalem với tư cách là Đấng Mêsia mà Israel mong đợi. Nhưng Phụng vụ Chúa Nhật Lễ Lá bị bài Thương Khó của Chúa Giêsu theo Tin Mừng Luca chi phối cả tâm trỉ người tin hữu và bầu khí của Tuần Thánh. Dù sao thí Tuần Thánh cũng là thời gian thuận lợi nhất để các Ki-tô hữu suy ngắm và cảm tạ Thiên Chúa là Đấng có tấm lòng và hành động yêu thương vô bờ vô bến đối với loài người. Trong “cuộc khổ nạn” Chúa Giê-su, Con Một Thiên Chúa mang hình ảnh, dáng dấp và thân phận của Người Tôi Tớ Đau Khổ mà ngôn sứ I-sai-a đã miêu tả từng chi tiết từ mấy trăm năm về trước. |
|
THIÊN CHÚA YÊU THƯƠNG VÀ THA THỨ
Trọng tâm và cao điểm của mạc khải Ki-tô giáo là Thiên Chúa là Đấng yêu thương và tha thứ cho loài người khi họ xúc phạm đến Người. Thiên Chúa đã mạc khải chân lý ấy cho dân Ít-ra-en nói chung và cho các ngôn sứ nói riêng, trong suốt dòng lịch sử Cựu và Tân Ước của dân Chúa. |
|
HÃY ĂN NĂN SÁM HỐI ĐỂ ĐƯỢC LÀM HÒA CÙNG THIÊN CHÚA LÀ CHA GIẦU LÒNG TỪ BI THƯƠNG XÓT
Mùa Chay là Mùa Ăn Năn Sám Hối để được làm hòa cùng Thiên Chúa.
Làm hòa cùng Thiên Chúa thì chúng ta vừa tránh được đại họa là đánh mất
sự sống vĩnh cửu của mình, vừa được Thiên Chúa thứ tha mọi tội lỗi và phục hồi
phẩm giá và tước vị làm con. |
|
SÁM HỐI VÀ SINH HOA TRÁI LÀ ĐIỀU THIÊN CHÚA MONG ĐỢI
Trọng tâm của Mùa Chay là ăn năn sám hối và cải tà quy chính, tức là thay đổi suy nghĩ và hành động, cả trong phạm vi cá nhân lẫn trong phạm vi cộng đồng (gia đình, giáo xứ, giáo phận, xã hội, thế giới). Nếu chúng ta kiểm điểm một cách nghiêm túc thì chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta chưa làm được bao nhiêu, so với điều mà Thiên Chúa mong đợi. |
|
CHÚA CHA GIỚI THIỆU CON CỦA NGÀI
Nếu trong đời thường sự nghe lời (người khác) càng ngày càng khó và càng ngày càng bị phản đối (vì cho rằng việc ấy hạ thấp giá trị bản thân) thì trong đời sống tâm linh, sự nghe lời, nhất nghe Lời Thiên Chúa hay vị đại diện Thiên Chúa, càng ngày càng cần thiết và cấp bách, vì loài người càng ít nghe lời Thiên Chúa bao nhiều thì càng tệ hại bấy nhiêu. Lịch sử nhân loại nói chung, lịch sử Israel nói riêng cho thấy rõ điều ấy. |
|
THÁI ĐỘ VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA KẺ TIN!
Phần đông giáo dân đều hiểu rằng Mùa Chay là khoảng thời gian dành cho việc ăn năn sám hối nên việc ăn chay, cầu nguyện và làm việc lành phúc đức phải được mọi người tín hữu đặc biệt quan tâm thực hiện. Hiểu như vậy là rất đúng. Nhưng nếu hiểu cách sâu xa và bao trùm hơn thì Mùa Chay chính là thời gian để các tín hữu thể hiện tư cách của kẻ tin qua thái độ và hành động của mình. |
|
HÃY THẬT LÒNG ĂN NĂN SÁM HỐI VÀ SỬA ĐỔI
Thư Tư Lễ Tro mở đầu Mùa Chay. Mùa Chay là Mùa của Ăn Năn Sám Hối và Hoán Đổi. Trong Thánh Lễ Thứ Tư Lễ Tro linh mục bỏ tro trên đầu mình và trên đầu giáo dân, nhắc nhở các Ki-tô hữu thân phận tro bụi của mình. Chẳng những con người là tro bụi hèn hạ tầm thường, mà con người còn là những tội nhân trước mặt Thiên Chúa và trước mặt đồng loại. Không nhiều thì ít mỗi con người đã làm Thiên Chúa buồn lòng, làm anh chị em thiệt hại và làm cho chính mình nên hèn hạ, xấu xa hơn, vì nhữrng tội lỗi xấu sa của mình. |
|
XEM QUẢ THÌ BIẾT CÂY
Nhiều người thắc mắc không hiểu tại sao trong xã hội Viêt Nam ta hiện nay đầy rẫy những cái xấu: trộm cướp và giết người xẩy ra ở khắp mọi nơi; tham nhũng, cửa quyền, chung chi, gian lận ở khắp các cơ quan Nhà Nước; dối trá, lường gạt ở mọi tầng lớp xã hội, từ bình dân tới trí thức. Thực trạng trên có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là do con người Việt Nam hôm nay không còn tốt như trong mấy thập niên trước, nên những điều xấu sinh ra trong gia đình và xã hội. |
|
TRONG CUỘC SỐNG CHÚNG TA CHỌN THEO THIÊN CHÚA HAY THEO NGƯỜI ĐỜI?
Là người Công Giáo không chỉ đơn giản là tin vào Mạc Khải của Thiên Chúa và Giáo Lý mà Giáo Hội giảng dạy, mà còn là chọn lựa một lối suy nghĩ, nói năng và hành động phù hợp với Mạc Khải và Giáo Lý Kitô giáo. Nói một cách cụ thể người Kitô hữu phải chọn lựa hoặc sống theo Thiên Chúa, hoặc sống theo người đời và hoặc cậy dựa vào Thiên Chúa, hoặc cậy dựa vào người đời. |
|
ĐÁP LẠI TIẾNG GỌI CỦA THIÊN CHÚA
Trong lịch sử cứu độ của Thiên Chúa, cùng với việc sai Con Một Người xuống trần gian, Thiên Chúa còn dành cho con người một vai trò quan trọng là làm cộng sự viên của Người vì Thiên Chúa không muốn hoạt động một mình. Thời Cựu Ước, Thiên Chúa đã dùng các ngôn sứ, trong đó có Isaia. Thời Tân Ước, Thiên Chúa dùng các Tông Đồ và các môn đệ Chúa Giêsu, trong đó có Phêrô, Anrê, Gioan, Giacôbê, Phaolô và nhiều vị khác. Còn thời nay, Thiên Chúa dùng những con người thời nay và ở địa phương nào Thiên Chúa dùng những con người của địa phương ấy. |
|
[1]
5
6 7
8
9
10
11
12
13
14 [7/31] |