SỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY
CHÚA NHẬT II PHỤC SINH NĂM
A (16/04/2023)
[Cv 10,34a.37-43; Cl
3,1-4; Ga 20,1-9]
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Từ ngày Đức
Thánh Cha Gioan Phaolô II được tuyên Thánh (27/04/2014) Lễ Kính Lòng Thương Xót
của Thiên Chúa như có thêm sức lôi cuốn trong Hội Thánh, vì chính Thánh Giáo
Hoàng đáng kính yêu ấy là người đã cỗ võ mạnh mẽ Lòng Thương Xót Chúa trong
triều đại Giáo Hoàng của ngài.
Còn Thánh Nữ
Maria Faustina (1) là người đã được Thiên Chúa tỏ cho biết mong muốn của Người
là Hội Thánh tôn sùng và cổ võ Lòng Chúa Thương Xót: “Ta muốn ngày Lễ Kính Lòng Thương Xót là một trợ giúp và
nơi trú ẩn cho mọi linh hồn và nhất là cho những người tội lỗi đáng thương.
Trong ngày ấy, Lòng Thương Xót của Ta sẽ rộng mở; Ta sẽ tuôn đổ một đại dương
hồng ân xuống các linh hồn đến gần nguồn mạch Lòng Thương Xót của Ta.” (Trích nhật ký, số 699).
Thât ra mạc
khải tư của Thánh Nữ Maria Faustina cũng chỉ là một triền khai mặc khải của
Thánh Kinh về Thiên Chúa. Thánh Gioan đã khẳng định “Thiên Chúa là Tình Yêu” mà
Tình Yêu thì thương xót.
Chúng ta hãy
đọc và suy niệm các bài Thánh Kinh hôm nay trong tâm tình hân hoan và biết ơn.
II. LẮNG NGHE LỜI CHÚA TRONG BA BÀI
THÁNH KINH
2.1 Lắng nghe Lời Chúa trong bài đọc
1 (Cv 2, 42-47): "Tất
cả mọi kẻ tin, đều sống hoà hợp với nhau và để mọi sự làm của chung" Khi ấy, các anh em bền bỉ tham dự những buổi giáo lý của
các Tông đồ, việc thông hiệp huynh đệ, việc bẻ bánh và cầu nguyện. Mọi người
đều có lòng kính sợ. Vì các Tông đồ làm nhiều việc phi thường và nhiều phép lạ
tại Giêrusalem, nên mọi người đều sợ hãi. Tất cả mọi kẻ tin đều sống hoà hợp
với nhau và để mọi sự làm của chung. Họ bán tài sản gia nghiệp, rồi phân phát
cho mọi người tuỳ nhu cầu từng người. Hằng ngàyhọhợp nhất một long một ý cùng
nhau ở trong đền thờ, bẻ bánh ở nhà, họ dùng bữa cách vui vẻ đơn sơ; họ ca tụng
Thiên Chúa và được toàn dân mến chuộng. Hằng ngày Chúa cho gia tăng số người
được cứu rỗi.
2.2 Lắng nghe Lời Chúa trong bài đọc
2 (1 Pr 1,3-9): "Nhờ
việc Đức Giêsu Kitô từ cõi chết sống lại, Người đã tái sinh chúng ta để chúng
ta hy vọng được sống" Chúc tụng Thiên Chúa là
Cha Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, vì lòng từ bi cao cả, nhờ việc Đức Giêsu
Kitô từ cõi chết sống lại, Người đã tái sinh chúng ta để chúng ta hy vọng được
sống, được hưởng gia nghiệp không hư nát, tinh tuyền, không suy tàn, dành để
cho anh em trên trời. Anh em được bảo vệ trong quyền năng của Thiên Chúa, nhờ
tin vào sự cứu độ đã được mạc khải trong thời sau hết. Lúc đó anh em sẽ vui
mừng, tuy bây giờ anh em phải sầu khổ một ít lâu giữa trăm chiều thử thách, để
đức tin anh em được tôi luyện, nên quý hơn vàng được thử lửa bội phần, nhờ đó,
anh em được ngợi khen, vinh quang và vinh dự khi Đức Giêsu Kitô hiện đến. Anh
em yêu mến Ngài, dù không thấy Ngài, và anh em tin Ngài, dù bây giờ anh em cũng
không thấy Ngài; bởi anh em tin, anh em sẽ được vui mừng vinh quang khôn tả, vì
chắc rằng anh em đạt tới cứu cánh của đức tin là phần rỗi linh hồn.
2.3 Lắng nghe Lời Chúa trong bài Tin
Mừng (Ga 20,19-31): “Tám ngày sau, Đức Giêsu hiện đến” Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các
môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do-thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa
các ông và nói rằng: "Bình an cho các con". Khi nói điều đó, Người
cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy
Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: "Bình an cho các con. Như Cha
đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con". Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán
bảo các ông: "Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, thì tội
người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại". Bấy
giờ trong Mười hai Tông đồ, có ông Tôma gọi là Điđymô, không cùng ở với các ông
khi Chúa Giêsu hiện đến. Các môn đệ khác đã nói với ông rằng: "Chúng tôi
đã xem thấy Chúa". Nhưng ông đã nói với các ông kia rằng: "Nếu tôi
không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh,
nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin".
Tám ngày sau, các môn đệ lại họp nhau
trong nhà và có Tôma ở với các ông. Trong khi các cửa vẫn đóng kín, Chúa Giêsu
hiện đến đứng giữa mà phán: "Bình an cho các con". Đoạn Người nói với
Tôma: "Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay
con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin". Tôma thưa
rằng: "Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!" Chúa Giêsu nói với ông:
"Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không
thấy mà tin".
Chúa Giêsu còn làm nhiều phép lạ khác
trước mặt các môn đệ, và không có ghi chép trong sách này. Nhưng các điều này
đã được ghi chép để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và
để anh em tin mà được sống nhờ danh Người.
III. KHÁM PHÁ CHÂN DUNG VÀ SỨ ĐIỆP LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH
3.1 Chân Dung của Thiên Chúa (Chúa là ai?)
Trong ba bài Sách Thánh hôm nay chúng ta khám phá Thiên
Chúa:
*
Là Đấng đã dùng quyền năng (điềm thiêng dấu lạ) mà tập họp các tín hữu đầu tiên thành
một cộng đoàn hiệp thông, yêu thương, đoàn kết và san sẻ!
*
Là Thân Phụ của Chúa Giê-su Chúa chúng ta và là Đấng đã ban cho chúng ta lòng
tin và niềm hy vọng nhờ cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Chúa Giê-su Ki-tô.
*
Là chính Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng đã được Thiên Chúa Cha cho trỗi dậy từ cõi
chết và đã hiện ra với các môn đệ để củng cố lòng tin và huấn luyện các ngài
bằng lời giáo huấn và bằng nhiều dấu lạ.
3.2 Sứ điệp hay Giáo huấn của Lời Chúa (Chúa dậy gì hay
Chúa muốn chúng ta làm gì?)
Qua ba bài Sách Thánh hôm nay, giáo huấn hay sứ điệp của
Lời Chúa là Tin
& Làm Chứng cho Chúa Ki-tô Phục Sinh và cho Thiên Chúa là Cha của Chúa
Ki-tô là Đấng Giầu Lòng Thương Xót đối với các môn đệ và loài người.
Làm chứng hay thể hiện lòng tin vào Thiên Chúa là Đấng
Giầu Lòng Thương Xót bằng tâm tình, thái độ, cử chỉ, lời nói và việc làm.
Làm chứng hay thể hiện lòng tin ấy không chỉ bằng lời
kinh, tiếng hát mà còn bằng cách truyền bá Lòng Thương Xót ấy trong gia đình và
nhất là ngoài xã hội loài người hôm nay.
IV. SỐNG VỚI CHÚA VÀ THỰC THI SỨ ĐIỆP CỦA NGƯỜI
4.1 Sống với Thiên Chúa
4.1 Sống với Thiên Chúa là
Đấng luôn chăm lo cho Ít-ra-en và tuyển chọn những con người thích hợp (là vua
Đa-vít và là chính Con Một Thiên Chúa) để chăm lo cho dân. Thiên Chúa đối xứ với Ít-ra-en cũ thế
nào thì cũng đối xử với Ít-ra-en mới là Hội Thánh y như vậy!
Sống
với Thiên Chúa là
Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng đã được Cha sai đến để làm ánh sáng cho trần gian và
đưa các Ki-tô hữu vào thế giới sự sáng.
Sống
với Thiên Chúa là
Chúa Thánh Thần, Đấng luôn hiện diện và hành động trong lịch sử của Ít-ra-en
cũng như trong lời nói và việc làm của Chúa Giê-su Na-da-rét, nhất là trong
hành động chữa lành mắt người mù từ lúc mới sinh và trong mạc khải là Con
Người, là ánh sáng trần gian.
4.2 Thực thi sứ điệp Lời Chúa hay Giáo Huấn của Chúa,
Để thực thi sứ điệp Lời Chúa hôm nay, tôi xét mình dựa
vào hai câu hỏi đơn sơ này:
- Tôi cảm nghiệm Thiên Chúa là Đấng Giầu Lòng Thương Xót
như thế nào?
- Tôi truyền bá Thiên Chúa là Đấng Giầu Lòng Thương Xót
bằng những cách nào? ở những nơi nào? cho những ai?
V. CẦU NGUYỆN CHO THẾ GIỚI VÀ HỘI THÁNH
[Ghi chú: Lời cầu nguyện giáo dân thường có 4
ý: ý thứ nhất cầu cho thế giới, ý thứ hai cầu cho Hội Thánh toàn cầu, ý
thứ ba cầu cho giáo dân của giáo xứ, ý thứ bốn cầu cho một hạng người đặc biệt
nào đó]
5.1 “Bình an cho anh em!” Chúng ta hãy cùng
cầu nguyện cho các dân tộc trong thế giới hôm nay, nhất là cho các nước đang bị
dịch cúm corona virus tàn phá, để các dân tộc ấy nhận được ơn bình an của Thiên
Chúa qua Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh.
Xướng: Chúng
ta cùng cầu xin Chúa! Đáp:
Xin Chúa nhận lời chúng con!
5.2 “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng
sai anh em.” Chúng ta hãy cùng
cầu nguyện cách đặc biệt cho Đức Thánh Cha Phan-xi-cô, cho các Hồng Y, Giám
Mục, Linh Mục, Phó Tế và Tu Sĩ Nam Nữ là những người đã được Thiên Chúa sai đi
rao giảng Tin Mừng Phục Sinh cho nhân loại, để các vị ấy thực thi sứ vụ một
cách trung kiên và quảng đại.
Xướng: Chúng
ta cùng cầu cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con!
5.3
“Bình an cho anh em! Phúc
cho những ai đã không thấy mà tin” Chúng ta hãy cùng
cầu nguyện cho các Ki-tô hữu thuộc giáo xứ/cộng đoàn/cộng đồng chúng ta, để ai
nấy được sống trong bình an của Chúa Ki-tô Phục Sinh và vững mạnh trong đức tin
chính thống cùa Đạo Thánh Chúa.
Xướng: Chúng
ta cùng cầu cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng
con!
5.4 “Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin” Chúng ta hãy cùng
cầu nguyện cách đặc biệt cho những người cứng lòng và không tin để những người
ấy thay đổi tư duy và hành động mà sống theo ánh sáng của lương tri và Thần
Khí.
Xướng: Chúng
ta cùng cầu xin Chúa! Đáp:
Xin Chúa nhận lời chúng con!
Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.
Sàigòn ngày 12/04/2023
---------------------------
(1) Thánh Nữ Faustina Kowalska sinh ngày 25/8/1905 ở
Glogowiec, nước Ba Lan và qua đời tại Cracovia năm 1938, lúc mới có 33 tuổi.
Faustina là con thứ 3 trong đại gia đình gồm 10 anh chị em của một gia đình
nông dân rất sùng đạo. Lúc 16 tuổi, Faustina làm việc trong những gia đình khá
giả. Năm 20 tuổi, Faustina xin vào tu tại Dòng các Nữ tu Đức Trinh Nữ rất
thánh, Mẹ của Lòng Thương Xót. Từ nhỏ Faustina đã nổi bật về đức tin, lòng mộ
đạo và sự vâng lời. Faustina thường lập đi lập lại lời này: “Nơi Chúa Giêsu có
tất cả sức mạnh của tôi.”
Trong 13 năm sống trong Dòng, Faustina
đã được nhiều ơn mặc khải và thị kiến (visions). Ngày 22/2/1931, trong lúc ở
tại tu viện ở Crakow, chị đã thị kiến Chúa Giêsu hiện ra với chị, và yêu cầu
chị thực hành ngày Chúa Nhật Lòng Thương Xót Chúa. Chị thấy Chúa Giê-su trong
phẩm phục màu trắng với một tay chúc lành,còn tay kia chỉ vào tim của Chúa. Tấm
hình đã được vẽ lại và loan truyền đi khắp thế giới . Sau những lần mạc khải,
nữ thánh Faustina đã ghi chép lại rằng Chúa Giê-su yêu cầu lần chuỗi kính Lòng
Thương Xót Chúa, để cầu cho người mắc tội trọng và cũng có thể khấn xin ơn
riêng cho mình. Vào ba giờ chiều mỗi ngày, hãy cầu nguyện cho kẻ có tội cùng
tưởng niệm cái chết của Chúa Giê-su, vì Chúa cũng đã sinh thì trong giờ này.
Trong cuốn nhật ký “Lòng Thương Xót
Chúa Trong Linh Hồn Tôi“ chị Faustina viết: “Buổi chiều khi đang ở trong phòng,
tôi bổng thấy một thị kiến: Chúa hiện ra trong trang phục màu trắng, bàn tay
mặt giơ lên như để chúc lành, bàn tay trái áp nơi con tim, từ nơi đó phát xuất
hai luồng ánh sáng, một luồng đỏ và một luồng trắng. Tôi im lặng nhìn chằm chặp
vào Chúa. Tâm hồn tôi dâng lên một nỗi sợ hãi, nhưng đồng thời với một niềm vui
sướng khôn tả. Sau đó, Chúa Giê-su nói với tôi: “Con hãy họa một bức ảnh giống như
con đã thấy, kèm theo chữ: “Lạy Chúa Giêsu, con tin tưởng nơi Ngài". Ta
hứa rằng linh hồn nào tôn sùng Ta qua hình ảnh này- sẽ không bị hư mất. Ta cũng
hứa sẽ cho họ được chiến thắng những kẻ thù của họ trên trái đất này, đặc biệt
là trong giờ chết. Ta sẽ bảo vệ họ như chính bảo vệ vinh quang của Ta. Ta sẽ
hiến dâng nhân loại một nguồn mạch mà từ đó tuôn ra những ân sủng của Lòng
Thương Xót. Nguồn mạch đó là bức ảnh này và dòng chữ: “Lạy Chúa Giêsu,
con tin tưởng nơi Ngài“. Ta mong mỏi bức ảnh này phải được tôn sùng đầu
tiên trong nhà nguyện của con, sau đó trên toàn thế giới “. (Trích tài liệu
của thanhlinh.net/ lòng thương xót).
Chúng ta cũng có thể cầu nguyện bằng những lời này:
1. Lạy Thiên Chúa Cha là Đấng Giầu Lòng Thương Xót, Chúa
đã thực hiện nhiều điềm thiêng dấu lạ để xây dựng cộng đoàn tín hữu đầu tiên và
quy tụ nhiều người tin theo Chúa Kitô Phục Sinh là Con Một Chúa.
Chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Chúa là Đấng
Giầu Lòng Thương Xót. Chúng con xin Cha ban cho chúng con và những người khát
khao tìm kiếm Chúa, những dấu chỉ “hiển nhiên” của sự hiện diện và hành động
yêu thương của Cha trong chúng con và trong cộng đồng xã hội hôm nay!
2. Lạy
Thiên Chúa Cha là Đấng Giầu Lòng Thương Xót, Chúa đã làm cho Con Chúa là Chúa
Giêsu trỗi dậy từ cõi chết, đã để cho Người hiện ra với các tông đồ và nhiều
tín hữu thời sơ khai để củng cố đức tin non yếu của họ.
Chúng
con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Cha là Đấng Giầu Lòng Thương Xót. Chúng con
xin Cha ban Chúa Giê-su cho chúng con và cho những người thiện chí để chúng con
trở thành các môn đệ trung kiên của Con Một Chúa!
3.
Lạy Thiên Chúa Cha là Đấng Giầu Lòng Thương Xót, Chúa đã dùng thánh nữ Maria
Faustina để khuyến khích chúng con tin vào Lòng Thương Xót Bao La của Chúa.
Chúng
con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Cha là Đấng Giầu Lòng Thương Xót. Chúng con
xin Cha ban Chúa Thánh Thần cho chúng con để chúng con mạnh dạn và hăng say
truyền bá quyền năng và lòng từ bi thương xót của Chúa khắp mọi chốn mọi nơi.
Amen!