Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Jerome Nguyễn Văn Nội
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Jerome Nguyễn Văn Nội

KHÔNG BIẾT THÁNH KINH LÀ KHÔNG BIẾT ...
Để mừng kỷ niệm 1600 năm ngày mất của Thánh Giêrônimô (340-390) linh mục tiến sĩ Hội Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành Tông Thư  SCRIPTURAE SACRAE AFFECTUS  (LÒNG YÊU MẾN KINH THÁNH). Tông Thư này gửi đến mọi Kitô hữu, nhất là các Kitô hữu giáo dân Việt Nam vì rất ít giáo dân Việt Nam quan tâm đến việc tìm hiểu, học hỏi và truyền bá Lời Chúa chứa đụng trong kho tàng Thánh Kinh. Nói về Thánh Giêrônimô không Kitô hũu nào không nhớ câu nói nổi tiếng của ngài: “KHÔNG BIẾT THÁNH KINH LÀ KHÔNG BIẾT CHÚA KITÔ.” Không ai chối cãi được sự chính xác của câu nói trên của Thánh Giêrônimô. Nhưng thật ra thì sự không biết (hay dốt nát) Thánh Kinh còn tạo ra một sự không biết (hay dốt nát) khác: Đó là không biết chính mình.  Thế nên mệnh đề đầy đủ phải là “KHÔNG BIẾT THÁNH KINH LÀ KHÔNG BIẾT CHÚA KITÔ và KHÔNG BIẾT CẢ CHÍNH BẢN THÂN MÌNH”.

ƠN TRỜI & VIỆC NGƯỜI
Thánh Augustinô đã có một câu nói trứ danh đại khái như thế này: “Thiên Chúa dựng nên con thì chẳng cần con, nhưng Thiên Chúa lại cần con khi muốn cứu con.”  Câu nói ấy chứa đựng một chân lý ngàn đời của Kitô giáo: “Ân sủng và lòng tin”   hay nói cách đơn sơ bình dân là “ơn trời và việc người” là hai yếu tố vô cùng quan trọng trong đời sống Đức Tin và Ơn Cứu Rồi.

NHIỆT TÂM LO VIỆC NHÀ CHÚA
Người Mỹ có một câu châm ngôn rất đáng chúng ta suy nghĩ là:  “sự thất bại nặng nề nhất của con người là đánh mất lòng nhiệt thành”  Câu châm ngọn đó có thế áp dụng cả trong Đạo lẫn ngoài đời.

“DẠ, CON ĐÂY!”
Mùa Chay là thời gian mà các Ki-tô hữu được mời gọi và tạo điều kiện để nhìn lại bản thân và cách sống xem có phù hợp với ơn gọi, sứ mạng và tư cách Ki-tô hữu của mình không? Nếu có tư tưởng, lời nói và hành động nào chưa hay không phù hợp thì phải điều chỉnh.

HÃY SÁM HỐI & TIN VÀO TIN MỪNG!
Mùa Chay lại trở về với muôn vàn hồng ân của Thiên Chúa. Cùng với toàn thể Giáo hội Công giáo, chúng ta hãy bước vào Mùa Chay của Phụng vụ Năm B với tâm tình xứng hợp. Trọng tâm của Mùa Chay là ăn năn sám hối về những tội lỗi và thiếu sót trong cuộc sống đức tin của mình và thay đổi cách sống nhằm chuẩn bị tâm hồn đón mừng Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh và ơn cứu độ của Thiên Chúa. Các bài đọc Thánh Kinh hôm nay đều tập trung vào việc Thiên Chúa đã cứu vớt con người:

“HÃY XÉ TÂM HỒN... HÃY TRỞ VỀ VỚI CHÚA LÀ THIÊN CHÚA CÁC NGƯƠI”
Trong Sứ Điệp Mùa Chay 2021 Đức Thánh Cha Phanxicô chọn chủ đề Mùa Chay là thời gian làm tươi mới Niềm Tin, Hy Vọng và Tình Yêu”, để thúc giục các Kitô hữu canh tân làm mới cách sống Tin Cậy Mến cho hợp với Thánh Ý Thiên Chúa và đáp ứng sự mong đợi của con người thời nay. Mùa Chay và Lễ Tro năm ay rơi vào những ngày phòng chống dịch Côvít 19 quyết liệt càng làm tăng ý nghĩa tôn giáo và tâm linh của những ngày tháng ấy. Từ hơn một năm nay nhân loại bị dịch bênh Côvít 19 hành hạ. Các quôc gia và các nhá khoa học đang nỗ lực chế tạo vác xin để khống chế dịch bệnh. Nhưng có một khía cạnh tâm linh mà phần đông nhân loại chưa quan tâm là việc khử trừ tội lỗi và việc ăn năn hối cải trở về với Thiên Chúa thì dịch bệnh mới chấm dứt. Mới đây có một vi Tổng Thống thuộc châu Phi đã hô hào mọi người hãy chạy đến với Thiên Chúa để xin Người cứu chữa nhân lọai khỏi dịch bệnh Sars- CoV-2. Các nhà lãnh đạo các cộng đồng tôn giáo và các quốc gia nên theo vị Tổng Thống kia.

BÀN TAY THẦN KỲ
Chỉ cần liếc qua bất cứ một tờ báo nào (báo giấy, báo mạng) chúng ta sẽ nhận ra ngay rằng: trong thế giới loài người có những bàn tay làm nên những kỳ công, nhưng cũng có những bàn tay gây ra những tội ác tầy trời; có những bàn tay sạch thì cũng có những bàn tay bẩn thỉu, nhơ nhớp; có những bàn tay xây dựng, kiến thiết thì cũng có những bàn tay phá hoại; có những bàn tay cứu sống thì cũng có những bàn tay giết hại; có những bàn tay chữa lành thì cũng có những bàn tay gây nên thương tổn cho tâm hồn hay thân xác người khác.

KÍNH NHỚ TỔ TIÊN ÔNG BÀ CHA MẸ - BÁT PHÚC
Tuy cách đón mừng và ăn Tết của người Công giáo Việt Nam có đôi chút khác biệt với cách đón mừng và ăn Tết của truyền thống văn hóa dân tộc Việt, nhưng Giáo Lý Ki-tô giáo và Văn Hóa Việt có điểm rất giống nhau là cả hai đều coi trọng Đạo Hiếu tức đạo làm con và lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành, tổ tiên ông bà cha mẹ. Vì thế mà trong ngày Mồng Hai Tết, chúng ta kính nhớ tổ tiên là những bậc lập quốc và những anh hùng chiến sĩ đã lầy máu đào để xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam. Chúng ta cũng có thể hiểu rộng ra và coi là ân nhân/thân nhân của chúng ta tất những người đang xây dựng và bảo vệ  quê hương bằng việc canh giữ biển đảo, biên giới hay bằng việc lao động sản xuất làm ra của cải vật chất, tạo ra sản phẫm và đem ngoại tệ về cho dất nước.

CHÚC TỤNG NGỢI KHEN VÀ CẢM TẠ CHÚA & CẦU BÌNH AN CHO NĂM MỚI
Nếu chúng ta suy nghĩ một chút, chúng ta sẽ thấy ý nghĩa thâm sâu và phong phú của Ba Ngày Tết cổ truyền theo văn hóa Việt hòa nhập với Phúc Âm Kitô giáo:

TẤM LÒNG CỦA THIÊN CHÚA

Một trong những bài hát mà tôi ưa thích nhất là bài TRONG TRÁI TIM CHÚA, với những lời thật hay:

1. Trong trái tim Chúa yêu muôn đời, con xin được một chỗ nghỉ ngơi, nhỏ bé thôi, nhỏ bé thôi, như nước mưa tan trong biển khơi. Nhỏ bé thôi, nhỏ bé thôi, những ước mơ con có trong đời, nhỏ bé thôi, nhỏ bé thôi là tình con trong khối tình Người.

ĐK.- Trái tim hồng Thiên Chúa trái tim Người CHA. Mãi muôn đời yêu dấu chúng con gần xa. Tháng năm đời con sống chứa chan lời ca. Có ân tình Thiên Chúa trái tim nở hoa.

NÓI LỜI THIÊN CHÚA
Trong xã hội loài người nói chung và trong Dân Chúa nói riêng, thời xưa cũng như thời nay, bao giờ cũng có những kẻ không muốn nghe Lời Thiên Chúa. Nhưng giữa những con người ấy lại có những người thật sự khát khao nghe Lời Thiên Chúa. Cả hai loại người này đều cần đến những người nói Lời Thiên Chúa. Thời Cựu ước những người được chọn nói Lời Thiên Chúa là các ngôn sứ như A-mốt, I-sai-a, Giê-rê-mi-a, Ê-dê-ki-en v.v... Thời Tân Ước, Chúa Giê-su Ki-tô là Lời Thiên Chúa đã thành xác phàm và cư ngụ giữa loài người để nói Lời của Thiên Chúa. Nhờ Người chúng ta chẳng những được nghe Lời Thiên Chúa mà còn trở thành những người nói Lời Thiên Chúa, như các ngôn sứ, vì khi được thanh tẩy trong Đức Ki-tô là chúng ta đã được tham dự vào ba chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương giả của Người.

SỨ MẠNG CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHỌN
Nếu Phụng vụ Lời Chúa Chúa nhật II Thường niên năm B khẳng định rằng mỗi Ki-tô hữu đều được Thiên Chúa gọi và chọn để phục vụ Chương trình Cứu độ của Thiên Chúa thì Lời Chúa của Chúa Nhật III hôm nay tiếp tục và đào sâu chủ đề Ơn Gọi, nhưng với một xác định rõ hơn là mỗi Ki-tô hữu được gọi và được chọn để hoàn thành sứ mạng mà Chúa giao cho mỗi người chúng ta. Sứ mạng đó là kêu gọi tội nhân ăn năn trở lại (Gio-na), là giúp người ta hiểu điều quan trọng nhất của cuộc sống là gì (Phao-lô) và là chinh phục người đời như ngư phủ thả lưới bắt cá (An-rê, Si-mon, Gio-an và Gia-cô-bê). Vì sứ mạng này vừa hấp dẫn vừa khó khăn, nên rất cần chúng ta xác tín và tin tưởng vào sự hỗ trợ của Thiên Chúa.

LẮNG NGHE TIẾNG CHÚA GỌI
Trong Mùa Thường Niên sau Giáng Sinh, Phụng vụ của Hội Thánh triển khai những hoa trái của mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể đã sinh ra làm người và ở giữa loài người để đem hạnh phúc cho mọi người. Một trong những hoa trái ấy là tất cả mọi người đều được Thiên Chúa mời cộng tác với Người trong công trình cứu chuộc. Thế nhưng muốn nhận ra lời mời của Chúa thì phải biết lắng nghe lời hay tiếng Chúa.

“CON LÀ CON YÊU DÂU CỦA CHA, CON ĐẸP LÒNG CHA"
Sau Lễ Hiển Linh, Hội Thánh mừng Lễ Chúa Giê-su chịu phép rửa. Lể Hiển Linh kết thúc thời thơ ấu (cả thời thiếu niên) của Chúa Giêsu. Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa mở đầu giai đoạn đời sống công khai của Người. Sự kiện Chúa Giêsu nhận phép rửa từ tay Gioan trong dòng sông Giócđan mang một ý nghĩa tôn giáo hết sức đặc biệt.

THIÊN CHÚA CỦA MUÔN DÂN MUÔN NGƯỜI
Nhà văn hào George W. Truett đã viết một câu bất hủ về Chúa Giê-su Ki-tô như sau“Christ was born in the first century, yet he belongs to all centuries. He was born a Jew, yet He belongs to all races. He was born in Bethlehem, yet He belongs to all countries.” (tạm dịch: Đức Ki-tô sinh ra vào thế kỷ thứ nhất, nhưng Người thuộc mọi thế kỷ. Đức Ki-tô sinh ra là một người Do-thái, nhưng Người thuộc mọi chủng tộc. Đức Ki-tô sinh ra ở Bê-lem, nhưng Người thuộc mọi quốc gia). Câu nói trên khá phù hợp với ý nghĩa của Lễ Hiển Linh hôm nay.

NGƯỜI PHỤ NỮ ĐƯỢC THIÊN CHÚA CHỌN
Giáo hội Công giáo dành ngày đầu năm dương lịch để mừng lễ Đức Ma-ri-a, Mẹ Thiên Chúa, tức mừng Mầu Nhiệm Đức Ma-ri-a được chọn làm Mẹ Chúa Giê-su Ki-tô, Con Một Thiên Chúa nhập thể làm người. Lý thuyết mà nói thì Thiên Chúa không cần đến Đức Maria để thực hiện kế hoạch của Người vì Thiên Chúa là Đấng quyền năng vô biên nên có nhiều cách để đat được mục tiêu. Nhưng trên thực tế, Thiên Chúa đã chọn Đức Maria, một thiếu nữ Do-thái, để Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể làm người và đến trần gian mạc khải Tình Yêu Cứu Độ của Thiên Chúa và chỉ cho loài người biết con đường đi tới hạnh phúc đích thực và trường cửu là chính Thiên Chúa.

NGÔI LỜI ĐÃ ĐÊN ĐỂ TRẦN GIAN ĐƯỢC CHAN HÒA ƠN PHÚC
Lễ Giáng Sinh đem đến một niềm vui lớn cho toàn thể nhân loại, nhất là cho những người thành tâm thiện chí và những người bé nhỏ khó nghèo trong xã hội. Thiên Chúa cao siêu, cực thánh, vô hình đã trở nên một trẻ thơ bé bỏng trong vòng tay yêu thương trìu mến của người mẹ hiền và trước mắt mọi phàm nhân. Điều kỳ diệu ấy chỉ một mình Thiên Chúa là Đấng vô cùng quyền năng mới thực hiện được. Ngôi Lời Thiên Chúa, là Hài Nhi Giê-su, đã đến thế gian để đem phúc trời là bình an và tình thương của Thiên Chúa đến cho muôn dân, muôn người.

ĐÓN NHẬN VÀ CỘNG TÁC VỚI THIÊN CHÚA TRONG KẾ HOẠCH CỨU ĐỘ CỦA NGÀI!
Nhiều người lo ngại rằng Lễ Giáng Sinh và Tết (dương lịch và nguyên đán) năm nay không vui bằng các năm trước vì đồng bào ta còn chịu những hậu quả của các trận mưa lũ, lụt lội và bão tàn phá tan hoang nhiều thôn làng, thị trấn, thị xã của Việt Nam và dịch bệnh corona virus quái ác làm bao người mất việc làm, mất thu nhập mất cuộc sống an bình (chưa kể trên thế giới đã có rất nhiều người chết).

VỊ ẤY ĐANG Ở GIỮA CÁC ÔNG MÀ CÁC ÔNG KHÔNG BIẾT
Giới lãnh đạo Do-thái giáo đã phải vất vả mà không sao nhận ra Đấng Mêsia mà Thiên Chúa đã hứa ban cho dân riêng Người là Đức Giêsu Nagiarét. Khi thấy Gioan xuất hiện với dáng dấp và ngôn ngữ của một ngôn sứ, họ cử người đến gặp và hạch hỏi Gioan xem ông có phải là vị Mêsia mà Thiên Chúa đã hứa không. Gioan đã trả lời rành mạch rằng ông không phải là vị ấy mà chỉ là tiếng hô dọn đường cho vị ấy mà thôi. Gioan còn nói cho người Do-thái đương thời biết là Đấng Mêsia đang ở giữa họ mà họ không biết….

DỌN ĐƯỜNG ĐÓN CHÚA
Ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm về việc chuẩn bị đón tiếp một ai đó hay một sự kiện quan trọng nào đó. Thường thì việc chuẩn bị mất nhiều công sức và thời gian của chúng ta hơn chính việc đón tiếp. Việc chuẩn bị quan trọng chẳng những đối với người hay những người được đón tiếp mà còn quan trọng đối với cả người hay những người đón tiếp nữa. 

[1] 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 [10/31]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!