Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Jerome Nguyễn Văn Nội
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Jerome Nguyễn Văn Nội

GIEO KHẮP BỐN PHƯƠNG TRỜI
Trên bìa cuốn Tự điển Bách khoa Larousse nổi tiếng, chúng ta đọc thấy phương châm này: “On sème à tout vent.” Có thể tạm dịch là: “Gieo khắp bốn phương trời.” Phương châm này giúp chúng ta liên tưởng đến dụ ngôn người gieo giống trong Tin Mừng Mát-thêu: “Trong khi người ấy gieo, thì có những hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất. Có những hạt rơi trên nơi sỏi đá, chỗ đất không có nhiều; nó mọc ngay, vì đất không sâu; nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô. Có những hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt. Có những hạt lại rơi nhằm đất tốt, nên sinh hoa kết quả: hạt được gấp trăm, hạt được sáu chục, hạt được ba chục."

“HÃY ĐẾN CÙNG TÔI, TÔI SẼ CHO NGHỈ NGƠI BỒI DƯỠNG”
Có lẽ chưa bao giờ loài người phải lao đao vất vả và cực khổ như mấy tháng vừa qua với dịch cúm corona virus. Riêng tại Việt Nam cũng có rất nhiều người chịu ảnh hưởng do mất việc hay kế sinh nhai khiến cuộc sống nặng nề hơn. Trong bối cảnh ấy ước gì mọi người, lương cũng như giáo, nghe được tiếng nói dịu dàng của chính Chúa Giêsu Kitô:  "Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặ,ng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng!”

HY SINH TỪ BỎ ĐỂ THEO CHÚA - HY SINH TỪ BỎ ĐỂ NÊN GIỐNG CHÚA
Không có tôn giáo nào lại không coi trọng việc hy sinh từ bỏ trong đời sống tâm linh. Hy sinh từ bỏ không chỉ là những cái xấu (tội lỗi, ích kỷ, hận thù) mà cả những cái tốt (người thân, của cải, ý riêng). Hy sinh từ bỏ càng nhiều thì người tu hành càng trở thành nhà chân tu.  Hy sinh từ bỏ càng nhiều thì người tín đồ càng trở nên thánh thiện.

CÁI GIÁ PHẢI TRẢ KHI THEO CHÚA
Nhiều người Công giáo vì quá đon sơ chất phác nên thường thắc mắc không hiểu tại sao ngay ngày hôm nay trên thế giới vẫn có những người có đạo bị chính quyền đàn áp. Các Ki-tô hữu bị đàn áp không phải vì họ làm điều xấu xa mà chỉ vì họ theo một tôn giáo mà chính quyền không thích không ưa. Nếu những người này đọc những lời cảnh báo của Đức Giê-su trong Phúc Âm, về người này người nọ,  thì họ sẽ hiểu được rằng: Té ra theo đạo, nhất là đạo Công  giáo, không phải là điều đơn giản, không phải lúc nào cũng thuận lợi mà trái lại nhiều lúc rất cam go vất vả, thậm chí nguy hiểm nữa. Cái giá phải trả có khi rất cao (bị người đời ghét bỏ, giết hại). Nhưng phần thưởng thì rất lớn, vô cùng lớn: được Chúa Giê-su tuyên bố nhận làm môn đệ trước mặt Thiên Chúa Cha.

PHÉP LẠ CỦA TÌNH YÊU
Trong hành trình xuyên qua sa mạc tiến về Đất Hứa dân Ít-ra-en đã được Thiên Chúa ban cho man-na mỗi buổi sáng để có sức mà sống và tiến bước. Đó là hình bóng của Thánh Thể mà Chúa Giê-su Ki-tô ban cho Dân Mới là Hội Thánh trong cuộc lữ hành trần thế. Nhưng Thánh Thể thì trổi vượt hơn man-na vì Thánh Thể là Thịt, là Máu, là Lời của chính Chúa Giê-su Ki-tô, Thiên Chúa làm người. Thánh Thể là Phép Lạ của Tình Yêu!

CHÚA BA NGÔI - THIÊN CHÚA YÊU THẾ GIAN
Nói theo ngôn ngữ giáo lý, thần học thì mầu nhiệm cao siêu, khôn lường và khó hiểu nhất của Ki-tô giáo là mầu nhiệm một Chúa ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần. Nhưng nói theo ngôn ngữ Thánh Kinh thì mầu nhiệm ấy lại dễ hiểu, gần gũi và có sức an ủi nhất vì đó chính là mầu nhiệm Thiên Chúa Tình Yêu. Quả vậy từ Sách Xuất Hành qua Thư của Thánh Phao-lô đến Tin Mừng của Thánh Gio-an, Thiên Chúa là Đấng “nhân hậu và từ bi, hay nén giận, giầu nhân nghĩa và thành tín”. Chính vì Thiên Chúa là Tình Yêu nên Người “đã sai Con Một đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người mà được cứu độ.”

CẢM NGHIỆM SỰ HIỆN DIỆN VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA THÁNH THẦN
Kitô giáo được khai sinh vào Ngày Lễ Ngũ Tuần, ngày mà Thánh Thần Thiên Chúa cũng là Thánh Thần của Chúa Giêsu Kitô xuống trên các Tông Đồ là cộng đoàn những người tin theo Chúa Giêsu Kitô và làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh. Thánh Thần luôn đồng hành cùng Hội Thánh từ ngày đó đến nay, lúc nào nên người tín hữu chúng ta cũng có thể cảm nghiệm được sự hiện diện và hành động của Chúa Thánh Thần. Nhưng có những thời điểm chúng ta có thể cảm nghiệm một cách mạnh mẽ và sâu sắc hơn sự hiện diện và hành động của Chúa Thánh Thần, như trong những ngày này: chúng ta có Đức Phanxicô trên ngôi vị Giáo Hoàng và chúng ta vừa mới có hai Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII và Gioan Phaolô II là hai Thánh Giáo hoàng của Công Đồng Vatican II là Công Đồng của canh tân đổi mới và trở về nguồn.

LỆNH TRUYỀN VÀ LỜI HỨA CỦA ĐẤNG PHỤC SINH
Hơn ai hết các Tông Đồ trông chờ nhiều điều ở cuộc hẹn của Đức Giê-su tại Ga-li-lê, vì Người vừa trải qua một biến cố trọng đại vô tiền khoáng hâu: sống lại từ cõi chết. Đức Giê-su Phục Sinh đã không để các ông phải thất vọng: Người đã ban cho các ông một mệnh lệnh và một lời hứa. Mệnh lệnh là: Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em”  Còn lời hứa là: “Thày ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế!” Mệnh lệnh và lời hứa được đặt trên nền tảng vững chắc là quyền bính của Đấng Phục Sinh: "Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất.‘

LÔ-GÍCH CỦA TÌNH YÊU
Thế giới loài người càng ngày càng phức tạp và nhiều xung đột vì mỗi người, mỗi nhóm người, mỗi dân tộc sống theo một lô-gích riêng và các lô-gích ấy khó hòa hợp với nhau.

“THÀY Ở ĐÂU, ANH EM CŨNG Ở ĐÓ!”
Vào thời Xuất Hành (khoảng 1250 năm trước Công Nguyên) dân Ít-ra-en chỉ là một bộ tộc nhỏ bé sống dưới chế độ nô lệ Ai-cập là một cường quốc giầu mạnh. Nhưng điều mà dân Ít-ra-en hãnh diện, điều làm nên căn tính, phẩm giá và hạnh phúc của dân Ít-ra-en là có Thiên Chúa ở cùng! Hơn thế nữa Thiên Chúa của Ít-ra-en là Đấng Thiên Chúa luôn đi cùng với dân; luôn sống bên cạnh dân; thấy hết những gì làm cho dân khổ sở cơ cực và luôn lắng nghe tiếng kêu than của dân và ra tay cứu giúp dân.

“TÔI ĐẾN ĐỂ CHIÊN ĐƯỢC SỐNG VÀ SỐNG DỒI DÀO!”
Trong nhiều thập niên gần đây Giáo Hội Công Giáo có diễm phúc là có được những Vị Giáo Hoàng vĩ đại khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ: từ Đức Gioan XXIII, Đức Phaolô VI, Đức Gioan Phaolô I và II cho đến Đức Bênêđitô XVI và Đức Phanxicô, các Vị Giáo Hoàng trên đều là các vĩ nhân về thánh thiện và khôn ngoan. Nhưng trước hết các vị Giáo hoàng kể trên đều là các MỤC TỬ NHÂN LÀNH đúng như lời của Thầy Chí Thánh Giêsu Kitô: “Tôi đến để chiên được sống và sống dồi dào!”

MẮT HỌ LIỀN MỞ RA VÀ HỌ NHẬN RA NGƯỜI …!
Tin vào Đấng Thiên Chúa đã sinh ra làm người sống cách đây hơn hai ngàn năm đã là một chuyện vô cùng khó khăn, không thể nào nói cho hết. Tin vào Đấng Thiên Chúa làm người ấy đã phục sinh từ cõi chết và hiện đang sống giữa chúng ta trong thế giới này thì quả là một sự điên rồ, nhất là khi sức mạnh của sự dữ vẫn ngày đêm hoành hành như giữa chốn vườn hoang (điển hình lá dịch cúm Covid 19)!

LÀM CHỨNG VÀ RAO GIẢNG CHÚA KI-TÔ PHỤC SINH!
Nói theo lô-gic bình thường thì Đức Giê-su Na-da-rét phải phục sinh, vì Thiên Chúa (Cha) làm cho Người trổi dậy từ cõi chết là cách tưởng thưởng xứng hợp nhất đối với sự vâng phục vẹn toàn mà Người đã thể hiện với Chúa Cha. Mặt khác nếu như Đức Ki-tô không sống lại từ cõi chết thì tất cả công trình Người xây dựng và rao giảng trở thành công cốc hết thẩy! Nhưng lô-gíc không phải là cơ sở của Niềm Tin Phục Sinh của Ki-tô giáo. Chúng ta tin Chúa Giê-su Ki-tô đã phục sinh là dựa vào lòng tin và lời chứng của Phê-rô, Gio-an và các Tông Đồ là những người đã được diễm phúc sống cùng Người trong một thời gian dài và đã gặp lại Người sau khi Người phục sinh từ cõi chết!

CHIÊM NGẮM DUNG MẠO CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ TRONG CUỘC THƯƠNG KHÓ
Nếu 4 Sách Phúc Âm đều có Bài Tường Thuật về cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su thì Bài Tường Thuật về cuộc Thương Khó trong Tin Mừng Mát-thêu (26,14 - 27,66) là Bài Tường Thuật đầy đủ và gây xúc cảm nhất. Vì thế mà Giáo Hội cho chúng ta đọc Bài Tường Thuật ấy ngay đầu Tuần Thánh. Với tâm tình kính tôn, yêu mến và cảm tạ chúng ta hãy chiêm ngắm dung mạo tuyệt đẹp của Con Thiên Chúa làm người và chịu đau khổ để cứu chuộc chúng ta và toàn thể nhân loại.

CHÍNH THẦY LÀ SỰ SỐNG LẠI VÀ LÀ SỰ SỐNG
Dịch Virus Corona cho chúng ta thấy loài người sợ bệnh và sợ chết như thế nào. Nó cũng cho chúng ta thấy tất cả mọi người, già trẻ, lớn bé, giầu nghèo, sang hèn, đều muốn sống, muốn được an toàn tính mạng như thế nào. Như vậy thì chúng ta càng dễ hiểu hơn giá trị của phép lạ Chúa Giê-su đã làm cho ông La-da-rô sống lại sau khi ông đã chết được ba ngày tại ngôi làng nhỏ gần Giê-ru-sa-lem gọi là Bê-ta-ni-a. Nhờ tường thuật của Tin Mừng Gio-an chúng ta khám phá ra quyền năng và sự tinh tế của Chúa Giê-su. Chúng ta hãy đọc kỹ câu truyện ấy và mở rộng tâm hồn để đón nhận ánh sáng mặc khải của Chúa Giê-su Ki-tô, Con Một Thiên Chúa: “Chính Thầy là Sự Sống Lại và là Sự Sống”!

ÁNH SÁNG CHIẾU SOI CUỘC ĐỜI!
Con người cần cơm bánh và nước uống để sống thì cũng cần ánh sáng để bước đi trong cuộc đời trần thế tối tăm và đầy cản trở này. Ánh sáng thể lý cần cho người đi  đường thì ánh sáng tâm linh cần cho lữ khách trong hành trình tìm kiếm Thiên Chúa và hạnh phúc đích thật.

CÁCH GIẢI QUYẾT CƠN KHÁT
Tại Việt Nam ta trong lúc Chính Phủ và đồng bào cả nước đang bận tâm với việc phòng chống dịch cúm Covid-19 thì đồng bào thuộc năm tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long còn phải khổ sở với tình trạng thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và ruộng vườn. Đứng là  chúng ta đang sống trong cơn khát: khát nước của cư dân 5 tình Miền Tây Việt Nam và khát vác xin hay khát thuốc của cả trăm quốc gia đang có virus corona. Bên cạnh và đàng sau cơn khát vật chất ấy có một cơn khát tâm linh cũng khốc liệt vô cùng.

“LẮNG NGHE” ĐỂ “VÂNG NGHE” LỜI CHÚA
Tiếng Việt của chúng ta quả là rất phong phú. Bằng chứng là 2 từ “lắng nghe” và “vâng nghe” tuy cùng có từ NGHE nên nội dung rất gần nhau, nhưng lại rất khác nhau. Trong lãnh vực tôn giáo và tâm linh, nếu “vâng nghe” Lời Đức Giê-su Ki-tô, Con Một Thiên Chúa, là việc quan trọng nhất đối với các Ki-tô hữu thì trong Mùa Chay việc ấy càng quan trọng hơn gấp triệu triệu lần, vì Mùa Chay là thời gian thuận lợi nhất cho việc “vâng nghe” Lời Chúa. Nhưng việc “vâng nghe” giả thiết việc “lắng nghe”, vì có “lằng nghe” Lời Chúa, các Ki-tô hữu mới biết Thiên Chúa muốn gì, chờ đợi gì, đòi hỏi gì ở mỗi người, mỗi cộng đoàn. Và có “lắng nghe” Lời Chúa, các Ki-tô hữu mới khám phá ra những cái được và cái chưa được trong cách sống đức tin của mình mà sửa đổi.

ĂN CHAY, CẦU NGUYỆN & BỐ THÍ LÀ BA PHƯƠNG THẾ CỦA ĐỜI SỐNG TÂM LINH

Mở đầu Sứ Điệp Mùa Chay năm 2017, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã viết: Anh chị em thân mến, Mùa Chay là một khởi đầu mới, một con đường dẫn đến mục tiêu chắc chắn là Phục Sinh, chiến thắng của Chúa Kitô đối với sự chết. Mùa này thúc giục chúng ta hoán cải. Người Kitô hữu được mời gọi “hết lòng” trở về với Thiên Chúa (Ge 2,12), không chấp nhận lối sống tầm thường nhưng lớn lên trong tình bạn với Chúa. Chúa Giê-su là người bạn tín trung, không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Ngay cả khi chúng ta phạm tội, Người vẫn kiên nhẫn chờ đợi chúng ta trở về; và qua sự đợi chờ đầy nhẫn nại ấy, Người tỏ lòng sẵn sàng tha thứ cho chúng ta (x. Bài giảng, 08-01-2016).

YÊU ĐỒNG LOẠI ĐÃ KHÓ, YÊU KẺ THÙ CÒN KHÓ HƠN.
Người La-mã xưa có châm ngôn: “Homo homini lupus” Dịch đúng nghĩa là “người đối với người chẳng khác gì sói”. Đó là mối tương quan của những người sống theo thú tính hơn là theo nhân tính. Buồn thay là ngày nay vẫn còn có nhiều người  đối xử với người khác chẳng khác gì sói dữ. Không ngày nào chúng ta không được được trên báo chí (báo giấy, báo mạng) những vụ giết người man rợ của người Việt chúng ta. Đó chẳng phải là hình ảnh của “homo homini lupus” sao?

[1] 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 [12/31]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!