|
Bài Viết Của Jerome Nguyễn Văn Nội
|
“GIAO ƯỚC TÌNH YÊU!’’
Dân Ít-ra-en trong Cựu Uớc có giá trị nổi trội hơn các dân tộc khác là vì dân ấy đã được Thiên Chúa chọn làm dân riêng và ký kết với họ giao ước Xi-nai. Dân Ki-tô giáo là Ít-ra-en mới chẳng những kế thừa giao ước cũ mà còn được nâng cấp trong giao ước tình yêu nhờ/trong hiến tế thập giá của Chúa Giê-su Ki-tô, Con Một Thiên Chúa. Hôm nay chúng ta mừng Lễ Mình Máu Thánh Chúa trong tâm tình cảm tạ tri ân khi hiện tại hóa Giao Ước Tình Yêu ở núi Xi-nai và đồi Gol-go-tha!
|
|
“VINH DỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA KẺ LÀM CON THIÊN CHÚA’’
Có hai tình trạng đáng mọi Ki-tô hữu phải suy nghĩ: Tình trạng thứ nhất là dường như trên thế giới này càng ngày càng có nhiều người chối bỏ hay làm ngơ không quan tâm gì tới Thiên Chúa. Tình trạng thứ hai là trong Giáo Hội có khá nhiều giáo dân không cảm nghiệm được niềm hạnh phúc và vinh dự được làm con Thiên Chúa! |
|
“ANH EM HÃY NHẬN LẤY THÁNH THẦN’’
Đối với các Ki-tô hữu thì việc đón nhận Thánh Thấn của Thiên Chúa là vô cùng quan trọng, vì không ai có thể sống đời sống đức tin cậy mến mà không có Thánh Thần. Vì thế mà lời mời “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần” của Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh dành cho các Tông Đồ và tất cả các Ki-tô hữu là lời mời chan chứa ân tình. |
|
LOAN BÁO TIN MỪNG CHO NGƯỜI THỜI NAY!
Trong Hội nghị kỳ I.2009 tại Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu (Vũng Tầu), Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã quyết định lấy Ngày Lễ Chúa Thăng Thiên làm Ngày Truyền Thông của Giáo Hội Việt Nam. Cơ sở của quyết định của Hội đồng Giám mục là những lời của Chúa Giê-su nói với các Tông đồ trước khi về trời: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16,15) và “Anh em sẽ là chứng nhân của Thày tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8). |
|
NIỀM VUI CỦA YÊU THƯƠNG
Người Ki-tô hữu nào cũng biết Ki-tô giáo là Đạo yêu thương bác ái. Sống yêu thương bác ái trong niềm vui chứ không phải trong nỗi buồn và cưỡng bách. Nói hay giảng yêu thương bác ái thì dễ nhưng sống bác ái yêu thưong thì không dễ chút nào! Nhưng khó không có nghĩa là không thể thực hiện được. Và khó cũng không thể là cái cớ để chúng ta trốn tránh, không thực hành. Các bài Sách Thánh của Chúa Nhật VI Phục Sinh Năm B hôm nay nhắc cho chúng ta nhớ và sống yêu thương bác ái là điều quan trọng và cốt yếu nhất của Đao chúng ta! |
|
SỐNG MẬT THIẾT VỚI CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ
Mỗi lần đọc lại đoạn Phúc âm về cây nho và cành nho, những kỷ niệm đẹp của một thời trai trẻ như sống lại trong tôi. Đó là thời gian tôi sống ở Farlete (Saragoza, Tây Ban Nha) và Spello (Perugia, Italia) vào những năm 1969-1971, giữa những cánh đồng nho và với những ngày lao động trong những cánh đồng nho ấy. |
|
MỤC TỬ NHÂN LÀNH HY SINH MẠNG SỐNG CHO ĐOÀN CHIÊN
Mấy ngày qua nhiều người thích thú chuyển cho nhau tin về một vị tân giám mục Pháp đi bộ từ Paris đến thành phố Chartres để nhận chức Giám mục của giáo phận này. Đó là Đức Cha Philippe Christory, 60 tuổi. Quảng đường giữa hai thành phố là 100 km, mỗi ngày vị tân Giám mục đi 20 km và dừng chân tại một giáo xứ nào đó. Cách làm khác thường trên cũng là một cách thể hiện tinh thần mục tử nhân lành mà chính Chúa Giê-su đã công bố và thực hiện. |
|
MỤC TỬ NHÂN LÀNH HY SINH MẠNG SỐNG CHO ĐOÀN CHIÊN
Chúa Giê-su đã mượn hình ảnh “người chăn chiên và đoàn chiên” rất quen thuộc với người Do-thái để mạc khải về mình: “Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên!” Chúa Ki-tô Giê-su không chỉ hy sinh mạng sống vì đoàn chiên và chăm lo cho đoàn chiên một cách trực tiếp mà ngài còn giao cho các Ki-tô hữu nhiệm vụ chăm lo cho đoàn chiên, thay cho ngài. |
|
Ý ĐỊNH VÀ ĐƯỜNG LỐI CỦA THIÊN CHÚA
Điều quan trọng nhất đối với Ki-tô hữu chúng ta là hiểu biết, yêu mến và sống phù hợp với Ý Định và Đường Lối của Thiên Chúa đã được thể hiện trong lịch sử Cứu độ và nhất là trong Mầu Nhiệm Vượt Qua, -tức trong cái chết và sự phục sinh- của Đức Giê-su Ki-tô, Con Một Thiên Chúa. Có như thế chúng ta mới có thể đi vào mối hiệp thông với Thiên Chúa: hiệp thông trong tư tưởng và hiệp thông trong hành động. |
|
THẦN KHÍ LÀ QUÀ TẶNG CỦA CHÚA KI-TÔ PHỤC SINH
Tin Mừng Phục Sinh đã được loan báo! Tin Mừng Phục Sinh đã được chúng ta đón nhận! Đấng Phục Sinh đem đến cho những kẻ tin một quà tặng cao quý và hiệu quả khôn lường. Đó chính là Thần Khí, là Thánh Thần! Người là quyền năng thần linh có sức làm thay đổi cả chiều sâu lẫn chiều rộng tâm hồn và cuộc sống kẻ tin. Chúng ta - cá nhân và cộng đoàn - sẽ trở thành và phải trở thành những con người / cộng đoàn mới, hoàn toàn mới. Vậy thì chúng ta hãy hân hoan đón nhận Thánh Thần là quà tặng mà Chúa Ki-tô Phục Sinh ban cho, bằng cách mở rộng tấm lòng và cuộc sống để Thánh Thần của Đấng Phục Sinh ngự đến và thực hiện công việc của Người là canh tân đổi mới chúng ta và mọi thực tại trên địa cầu này. |
|
LÀM CHỨNG CHO ĐẤNG PHỤC SINH
Chân phước Giáo Hoàng Phao-lô VI đã nói một câu đáng mọi người chúng ta phải ghi nhớ và suy đi niệm lại trong lòng: “Người thời nay tin vào chứng nhân hơn thầy dậy và nếu họ có tin vào thấy dậy thì bởi vì thầy dậy đó là chứng nhân.” Lời nói trên đưa chúng ta trở về thuở ban đầu của Ki-tô giáo, với bài giảng của Thánh Phê-rô, Tông Đồ Trưởng, tại nhà ông Cô-nê-li-ô: “Còn chúng tôi đây xin làm chứng về mọi việc Người đã làm trong cả vùng dân Do-thái và tại chính Giê-ru-sa-lem này….” (Cv 10, 39). |
|
CÁI GIÁ CỦA YÊU THƯƠNG & VÂNG PHỤC
Kinh nghiệm của mọi người, nhất là của những người từng trải là “cái gì cũng có cái giá của nó.” Nếu không đầu tư công sức, tài năng, tiền của và thời gian thì chúng ta chẳng có thể có công trình gì đáng giá cả. Nếu muốn tạo được lòng yêu mến, ngưỡng mộ nơi người xung quanh, chúng ta phải chứng tỏ mình thật sự là người có giá trị bằng sự cống hiến cho tha nhân và cộng đồng xã hội! Đó là kinh nghiệm của đời thường. |
|
ƠN TRỜI & CÔNG NGƯỜI
Thánh Au-gus-ti-nô đã có một câu nói trứ danh đại khái như thế này: “Thiên Chúa dựng nên con thì chẳng cần con, nhưng Thiên Chúa lại cần con khi muốn cứu con.” Câu nói ấy chứa đựng một chân lý ngàn đời của Ki-tô giáo: “Ân sủng và lòng tin” hay nói cách đơn sơ bình dân là “ơn trời và công người” là hai yếu tố vô cùng quan trọng trong đời sống Đức Tin và Ơn Cứu Rồi. Đó cũng chính là ý nghĩa của ba bài Thánh Kinh mà Mẹ Hội Thánh cho chúng ta đọc trong Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật IV Mùa Chay Năm B này. |
|
NHIỆT TÂM LO VIỆC NHÀ CHÚA
Người Mỹ có một câu châm ngôn rất đáng chúng ta suy nghĩ. Câu châm ngôn đó là: “sự thất bại nặng nề nhất của con người là đánh mất lòng nhiệt thành” và có thế áp dụng cả trong Đạo lẫn ngoài đời. |
|
“DẠ, CON ĐÂY!”
Mùa Chay là thời gian mà người Ki-tô hữu được mời gọi và tạo điều kiện để nhìn lại bản thân và cách sống xem có phù hợp với tư cách, ơn gọi, sứ mạng Ki-tô hữu của mình không? Nếu có tư tưởng, lời nói và hành động nào chưa hay không phù hợp thì phải điều chỉnh. Điều đáng nói là tư cách, ơn gọi, sứ mạng Ki-tô hữu của chúng ta đều được xuất phát từ một lời mời (của Thiên Chúa) và một lời đáp (của chúng ta). Lời mời của Thiên Chúa thì không bao giờ thay đổi, nhưng lời đáp của chúng ta thì có thể được thay đổi, bổ sung hay cập nhật hóa. Đó chính là việc sám hối và sửa mình của mỗi Mùa Chay thánh. Trong tuần lễ II Mùa Chay này, Hội Thánh nêu hai tấm gương cho chúng ta soi: đó là tổ phủ Áp-ra-ham và nhất là Chúa Giê-su. Cả hai vị đã thưa với Thiên Chúa: “Dạ, con đây!” và hăm hở thực thi Thánh Ý của Thiên Chúa. |
|
HÀNH ĐỘNG & TUYÊN BỐ ĐẦU TIÊN CỦA ĐỨC GIÊ-SU
"Thời kỳ đã mãn, và Triều đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng." |
|
MỒNG BA TẾT MẬU TUẤT - CHÚA NHẬT I MÙA CHAY NĂM B (18/02/2018) - HÃY SÁM HỐI & TIN VÀO TIN MỪNG!
Mùa Chay lại trở về với muôn vàn hồng ân của Thiên Chúa. Cùng với toàn thể Giáo hội Công giáo, chúng ta hãy bước vào Mùa Chay của Phụng vụ Năm B với tâm tình xứng hợp. Trọng tâm của Mùa Chay là thay đổi cuộc sống nhằm chuẩn bị tâm hồn đón mừng Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh và ơn cứu độ của Thiên Chúa. Các bài đọc Thánh Kinh hôm nay đều tập trung vào việc Thiên Chúa đã cứu vớt con người: |
|
MỒNG HAI TẾT MẬU TUẤT (17/02/2018) KÍNH NHỚ TỔ TIÊN VÀ ÔNG BÀ: SỐNG TÁM MỐI PHÚC THẬT
Cả Truyền Thống Văn Hóa Dân Tộc Việt, cả Giáo Lý Ki-tô giáo đều coi trọng Đạo Hiếu tức đạo làm con và lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành, tổ tiên ông bà. Vì thế mà trong ngày Mồng Hai Tết, chúng ta kính nhớ tổ tiên, ông bà, cha mẹ là những bậc sinh thành và dưỡng dục chúng ta. Họ là những cộng tác viên của Thiên Chúa trong việc làm cho chúng ta nên người và nên người Ki-tô hữu. Chúng ta hãy thể hiện lòng biết ơn đối với những đấng bậc ấy và dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ đầu năm. Việc làm tốt đẹp và ý nghĩa nhất là tìm kiếm Thiên Chúa và thực hành Tám Mối Phúc Thật mà Chúa Giê-su đã sống và giảng dậy. |
|
MỒNG MỘT TẾT MẬU TUẤT (16/02/2018) LỄ TÂN NIÊN - CẦU BÌNH AN CHO NĂM MỚI
Nếu chúng ta suy nghĩ một chút, chúng ta sẽ thấy ý nghĩa thâm sâu và phong phú của Ba Ngày Tết: Ngày Mồng Một Tết, chúng ta hướng mắt, hướng lòng lên Thiên Chúa để cầu xin Người ban cho chúng ta ơn Bình An, vì Thiên Chúa là Chúa của thời gian và vì mọi sự tốt lành đều xuất phát từ Thiên Chúa. Ngày Mồng Hai Tết, chúng ta nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ là những bậc sinh thành và dưỡng dục chúng ta trong thế giới này, để tỏ lòng hiếu thảo của những người thụ ân. Ngày Mồng Ba Tết, chúng ta nhìn vào chính cuộc sống hiện tại của mình để xem ý nghĩa và giá trị của lao động mà Thiên Chúa giao phó, ủy thác cho chúng ta trong Năm Mới là như thế nào để chúng ta chu toàn cho đẹp lòng Thiên Chúa và hữu ích cho chính mình và tha nhân. |
|
BÀN TAY THẦN KỲ
Chỉ cần liếc qua bất cứ một tờ báo nào (báo giấy, báo mạng) chúng ta sẽ nhận ra ngay rằng: trong thế giới loài người có những bàn tay làm nên những kỳ công, nhưng cũng có những bàn tay gây ra những tội ác tầy trời; có những bàn tay sạch thì cũng có những bàn tay bẩn thỉu, nhơ nhớp; có những bàn tay xây dựng, kiến thiết thì cũng có những bàn tay phá hoại; có những bàn tay cứu sống thì cũng có những bàn tay giết hại; có những bàn tay chữa lành thì cũng có những bàn tay gây nên thương tổn cho tâm hồn hay thân xác người khác. |
|
[1]
15
16
17 18
19
20
21
22
23
24 [18/31] |