Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Jerome Nguyễn Văn Nội
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Jerome Nguyễn Văn Nội

TÔN VINH VÀ QUẢNG BÁ LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
 Từ ngày Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II được tuyên Thánh (27/04/2014) Lễ Kính Lòng Thương Xót của Thiên Chúa như có thêm sức lôi cuốn trong Hội Thánh, vì chính Thánh Giáo Hoàng đáng kính yêu ấy là người đã cỗ võ mạnh mẽ Lòng Thương Xót Chúa trong triều đại Giáo Hoàng của ngài.

GIÁO DÂN HỢP TUYỂN SỐ 22 THÁNG 04/2017 - TĂNG CƯỜNG ĐỜI SỐNG TÂM LINH ĐỂ LOAN BÁO TIN MỪNG

GIÁO DÂN HỢP TUYỀN SỐ 22 sẽ được phát hành vào đầu tháng 04/2017 tức vào thời cao điểm của Mùa Thương Khó - Phục Sinh của Chúa Giê-su Ki-tô, Con Một Thiên Chúa, Chúa chúng ta.

Mùa Phục Sinh là Mùa của Ơn Cứu Độ, là Mùa của Niềm Vui Tin Mừng (Evangelii Gaudium) và là Mùa của Đời Sống Mới phong phú và thánh thiện của những con người đã được Chúa Thánh Thần biến đổi.

Mùa Phục Sinh cũng là Mùa Ad Gentes hay Truyền Giáo của những người đã đón nhận Lệnh Truyền của Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh : «Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ…. »  (Mc 16,15).

Nhưng nếu xét mình một cách nghiêm túc, chúng ta sẽ phải nhìn nhận rằng Công Cuộc Truyền Giáo của Giáo Hội Việt Nam nói chung, của mỗi người Công giáo Việt Nam nói riêng, không được mạnh mẽ và hiệu quả. Nguyên nhân chính là do đời sống tâm linh của các Ki-tô hữu,  giáo sĩ cũng như giáo dân, còn yếu kém, thiếu sức hút và sức chuyển hóa các tâm hồn.

Vì thế mà GDHT số 22 chọn chủ đề là TĂNG CƯỜNG ĐỜI SỐNG TÂM LINH ĐỂ LOAN BÁO TIN MỪNG.

...File kèm Attach file

LÀM CHỨNG VÀ RAO GIẢNG CHÚA KI-TÔ PHỤC SINH!
 Nói theo lô-gic bình thường thì Đức Giê-su Na-da-rét phải phục sinh, vì Thiên Chúa (Cha) làm cho Người trổi dậy từ cõi chết là cách tưởng thưởng xứng hợp nhất đối với sự vâng phục vẹn toàn mà Người đã thể hiện với Chúa Cha. Mắt khác nếu như Đức Ki-tô không sống lại từ cõi chết thì tất cả công trình Người xây dựng và rao giảng trở thành công cốc hết thẩy! Nhưng lô-gíc không phải là cơ sở của Niềm Tin Phục Sinh của Ki-tô giáo. Chúng ta tin Chúa Giê-su Ki-tô đã phục sinh là dựa vào lòng tin và lời chứng của Phê-rô, Gio-an và các Tông Đồ là những người đã được diễm phúc sống cùng Người trong một thời gian dài và đã gặp lại Người sau khi Người phục sinh từ cõi chết!

Niềm Tin Phục Sinh vừa là trung tâm điểm vừa là cao điểm của Niềm Tin Ki-tô giáo vì tất cả đời sống Ki-tô giáo được xây dựng trên và xoay quanh Niềm Tin ấy.

Mừng Lễ Phục Sinh, chúng ta hãy xin Thiên Chúa tăng thêm Niềm Tin Phục Sinh của chúng ta và chúng ta hãy quyết tâm làm chứng và rao giảng Niềm Tin ấy một cách quyết liệt, bằng những việc làm cụ thể và giầu sức thuyết phục.

CHIÊM NGẮM DUNG MẠO CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ TRONG CUỘC THƯƠNG KHÓ
Nếu 4 Sách Phúc Âm đều có Bài Tường Thuật về cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su thì Bài Tường Thuật về cuộc Thương Khó trong Tin Mừng Mát-thêu (26,14 - 27,66) là Bài Tường Thuật đầy đủ và gây xúc cảm nhất. Vì thế mà Giáo Hội cho chúng ta đọc Bài Tường Thuật ấy ngay đầu Tuần Thánh. Với tâm tình kính tôn, yêu mến và cảm tạ chúng ta hãy chiêm ngắm chân dung tuyệt đẹp của Con Thiên Chúa làm người và chịu đau khổ để cứu chuộc chúng ta và toàn thể nhân loại.

CHÍNH THẦY LÀ SỰ SỐNG LẠI VÀ LÀ SỰ SỐNG
Các Sách Phúc âm đều có mục đích là giúp các tín hữu và những người thành tâm nhận ra Đức Giê-su Na-da-rét là Đấng Mê-si-a của Thiên Chúa, là chính Thiên Chúa. Các lời Người nói, các việc Người làm…. đều dẫn người ta đến “nhận biết” ấy. Trong các việc Đức Giê-su đã làm để chứng mình Người là Thiên Chúa thì không có việc nào có sức thuyết phục cho bằng việc Đức Giê-su làm cho La-da-rô đã chết được bốn ngày sống lại.    

MỖI THÁNG MỘT CHIA SẺ - CHIA SẺ THỨ 9 - TĨNH TÂM VÀ TĨNH HUẤN
Theo Truyền Thống tốt lành của Công Giáo thì trong đời sống thiệng liêng không thể không có những ngày Tĩnh Tâm. Trước khi chịu chức Giám mục, linh mục ứng viên đều có một tuần Tĩnh Tâm. Trước khi khấn Dòng, các Tu sĩ nam nữ cũng có một tuần Tĩnh Tâm. Riêng giáo dân thì Mùa Chay Mùa Vọng nào cũng có 3 ngày (đúng hơn là 3 tối) Tĩnh Tâm. Nhưng nếu nhìn sâu vào đời sống tâm linh của giáo dân, chúng ta khó thấy  được những thay đổi lớn sau mỗi đợt Tĩnh Tâm Mùa Chay Mùa Vọng ấy, trừ một ít người bỏ được đời sống tội lỗi, hoán cải quay về thực sự với Thiên Chúa.

ÁNH SÁNG CHIẾU SOI CUỘC ĐỜI!
Qua các phuơng tiện truyền thông, chúng ta thấy trong xã hội nào cũng có những mảng sáng và mảng tối. Mảng sáng là lãnh vực phát triển, văn minh và những con người sống lưong thiện, yêu thương. Mảng tối là lãnh vực chậm tiến và đen tối và những con người bất lương, ích kỷ, làm hại người khác. Nếu con người cần cơm bánh và nước uống để sống thì cũng cần ánh sáng để bước đi trong cuộc đời trần thế tối tăm và đầy cản trở này. Ánh sáng thể lý cần cho người đi  đường thì ánh sáng tâm linh cần cho lữ khách trong hành trình tìm kiếm Thiên Chúa và hạnh phúc đích thật.

ĐÓI KHÁT TÂM LINH
Tại Việt Nam cũng như tại nhiều quốc gia khác trên thế giới, không phải ai cũng có đủ cơm ăn, áo mặc, nhà cửa, việc làm. Vì sự thiếu thốn ấy mà nẩy sinh sự đói khát về mặt vật chất. Nền khoa học kỹ thuật của loài người ở thế kỷ XXI, dù đã rất tiên tiến, cũng vẫn chưa giải quyết được vấn đề thiều thốn ấy nên sự đói khát vật chất vẫn còn nguyên đó. Nhưng con người không chỉ đói khát về vật chất mà còn đói khát về tâm linh nữa. Trong Sứ điệp Mùa Chay 2014 Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các Kitô hữu quan tâm đến tình trạng lầm than của con người ngày nay: lầm than về kinh tế, lầm than về luân lý và lầm than về tinh thần hay tâm linh.

TỪ “LẮNG NGHE” ĐẾN “VÂNG NGHE” LỜI CHÚA
Tiếng Việt của chúng ta quả là rất phong phú. Bằng chứng là 2 từ “lắng nghe” và “vâng nghe” tuy cùng có từ NGHE nên nội dung rất gần nhau, nhưng lại rất khác nhau. Trong lãnh vực tôn giáo và tâm linh, nếu “vâng nghe” Lời Đức Giê-su Ki-tô, Con Một Thiên Chúa, là việc quan trọng nhất đối với các Ki-tô hữu thì trong Mùa Chay việc ấy càng quan trọng hơn gấp triệu triệu lần, vì Mùa Chay là thời gian thuận lợi nhất cho việc “vâng nghe” Lời Chúa. Nhưng việc “vâng nghe” giả thiết việc “lắng nghe”, vì có “lằng nghe” Lời Chúa, các Ki-tô hữu mới biết Thiên Chúa muốn gì, chờ đợi gì, đòi hỏi gì ở mỗi người, mỗi cộng đoàn. Và có “lắng nghe” Lời Chúa, các Ki-tô hữu mới khám phá ra những cái được và cái chưa được trong cách sống đức tin của mình mà sửa đổi.

CHIẾN THẮNG NHỜ SỨC MẠNH CỦA CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ
 Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã kết thúc Sứ Điệp Mùa Chay 2017 bằng những dòng chữ này: “Anh chị em thân mến, Mùa Chay là mùa thuận lợi để đổi mới cuộc gặp gỡ của chúng ta với Chúa Ki-tô, Đấng đang sống trong lời của Người, trong các bí tích và nơi người thân cận của chúng ta. Chúa là Đấng đã chiến thắng sự lừa dối của Tên Cám Dỗ trong bốn mươi ngày ở sa mạc, sẽ chỉ cho chúng ta con đường chúng ta phải đi. Nguyện xin Chúa Thánh Thần dẫn đưa chúng ta vào một cuộc hành trình thực sự của hoán cải, để chúng ta có thể tái khám phá hồng ân lời Chúa, được thanh tẩy khỏi tội lỗi đã làm cho chúng ta ra mù loà, và phục vụ Chúa Ki-tô hiện diện trong những anh chị em của chúng ta đang túng thiếu. Tôi khuyến khích tất cả các tín hữu cũng hãy thực hiện sự đổi mới thiêng liêng này bằng cách tham gia các Chiến dịch Mùa Chay được nhiều tổ chức Giáo hội phát động tại nhiều nơi trên thế giới, để thăng tiến nền văn hóa gặp gỡ trong gia đình nhân loại duy nhất của chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau, để nhờ tham dự vào chiến thắng của Chúa Ki-tô, chúng ta biết mở cửa lòng mình cho những ai yếu đuối và nghèo khổ. Như thế chúng ta mới có thể sống và làm chứng cho niềm vui Phục Sinh cách trọn vẹn.” Chúng ta hãy bước vào Mùa Chay với ý thức về sự yều đuối, mỏng giòn của mình và về sức mạnh vô song của Chúa Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. Nhờ sức mạnh ấy chúng ta có thể chiển thắng mọi khó khăn, thử thách và cám dỗ của cuộc đời.

ĂN CHAY, CẦU NGUYỆN & BỐ THÍ GIÚP CHÚNG TA ĐI SÂU VÀO ĐỜI SỐNG THIÊNG LIÊNG
Mở đầu Sứ Điệp Mùa Chay năm 2017, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã viết: “Anh chị em thân mến, Mùa Chay là một khởi đầu mới, một con đường dẫn đến mục tiêu chắc chắn là Phục Sinh, chiến thắng của Chúa Kitô đối với sự chết. Mùa này thúc giục chúng ta hoán cải. Người Kitô hữu được mời gọi “hết lòng” trở về với Thiên Chúa (Ge 2,12), không chấp nhận lối sống tầm thường nhưng lớn lên trong tình bạn với Chúa. Chúa Giê-su là người bạn tín trung, không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Ngay cả khi chúng ta phạm tội, Người vẫn kiên nhẫn chờ đợi chúng ta trở về; và qua sự đợi chờ đầy nhẫn nại ấy, Người tỏ lòng sẵn sàng tha thứ cho chúng ta (x. Bài giảng, 08-01-2016).

THIÊN CHÚA CHẲNG QUÊN CHÚNG TA BAO GIỜ
Khi chúng ta được giầu có, sung sướng thì chúng ta dễ dàng tin rằng Thiên Chúa hằng nhớ đến chúng ta. Nhưng khi chúng ta phải thiếu thốn và khổ cực về vật chất hay về tinh thần thì chúng ta dễ dàng sa vào tâm trạng tưởng rằng Thiên Chúa đã quên chúng ta mất rồi. Nhưng thật ra không phải là như thế. Điều mà Thiên Chúa đã mạc khải cho Ngôn Sứ I-sai-a là: “Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau? Cho dù nó có quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ.”

YÊU ĐỒNG LOẠI ĐÃ KHÓ, YÊU KẺ THÙ CÒN KHÓ HƠN.
Người La-mã xưa có châm ngôn: “Homo homini lupus” Dịch đúng nghĩa là “người đối với người chẳng khác gì sói”. Đó là mối tương quan của những người sống theo thú tính hơn là theo nhân tính. Buồn thay là ngày nay vẫn còn có nhiều người  đối xử với người khác chẳng khác gì sói dữ. Báo chí mới nêu một kỷ lục mới (sau kỷ lục rượu bia, phá thai, buôn bán phụ nữ, tham nhũng, lãng phí của công) của nước ta là có gần 5.000 vụ đánh nhau phải đưa vào bệnh viện trong mầy ngày Tết Đinh Dậu vừa qua. Đó chẳng phải là hình ảnh của “homo homini lupus” sao?

LUẬT MỚI VƯỢT TRỘI LUẬT CŨ
Những người Do-thái cùng thời với Đức Giê-su đã gặp không ít khó khăn để phân biệt Luật Cũ và Luật Mới mà Thiên Chúa ban cho họ qua ông Môsê và Đức Giê-su Na-da-rét. Vì thế trong đoạn Tin Mừng của Chúa Nhật VI Thường Niên Năm A hôm nay, chúng ta thấy Đức Giê-su đã hết sức cố gắng giúp người đồng hương hiểu sự khác biệt và vượt trội của Luật Mới mà Người đem đến so với Luật Cũ mà Thiên Chúa đã ban qua ông Mô-sê, để họ đón nhận và thực hành những đòi hỏi của Luật Mới cho phù hợp với hoàn cảnh mới và đẹp lòng Thiên Chúa hơn.

PHÚC ÂM HÓA HAY BIẾN ĐỔI CON NGƯỜI & XÃ HỘI
Hằng ngày trên mặt báo hay trên màn hình ti-vi chúng ta được thấy không biết bao nhiêu cảnh xấu xa, độc ác của những con người bất lương: nào trộm cướp, nào chém giết, nào buôn bán thực phẩm bẩn, nào tham những hối lộ và lãng phí của công, nào lừa gạt. Trước những cảnh tồi tệ ấy người lương thiện buột miệng hỏi: “Các cơ quan chức năng ở đâu?”  Nhưng các tín đồ các tôn giáo phải hỏi thêm: “Người có đạo ở đâu?”

MỒNG HAI TẾT ĐINH DẬU (29/01/2017)
 Cả Truyền Thống Văn Hóa Dân Tộc Việt, cả Giáo Lý Ki-tô giáo đều coi trọng Đạo Hiếu tức đạo làm con và lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành, tổ tiên ông bà. Vì thế mà trong ngày Mồng Hai Tết, chúng ta kính nhớ tổ tiên, ông bà, cha mẹ là những bậc sinh thành và dưỡng dục chúng ta. Họ là những cộng tác viên của Thiên Chúa trong việc làm cho chúng ta nên người và nên người Ki-tô hữu. Chúng ta hãy thể hiện lòng biết ơn đối với những đấng bậc ấy và dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ đầu năm. Việc làm tốt đẹp và ý nghĩa nhất là tìm kiếm Thiên Chúa và thực hành Tám Mối Phúc Thật mà Chúa Giê-su đã sống và giảng dậy.

MỒNG MỘT TẾT ĐINH DẬU (28/01/2017)
Nếu chúng ta suy nghĩ một chút, chúng ta sẽ thấy ý nghĩa thâm sâu và phong phú của Ba Ngày Tết:

Ngày Mồng Một Tết, chúng ta hướng mắt, hướng lòng lên Thiên Chúa để cầu xin Người ban cho chúng ta ơn Bình An, vì Thiên Chúa là Chúa của thời gian và vì mọi sự tốt lành đều xuất phát từ Thiên Chúa.   

Ngày Mồng Hai Tết, chúng ta nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ là những bậc sinh thành và dưỡng dục chúng ta trong thế giới này, để tỏ lòng hiếu thảo của những người thụ ân.   

Ngày Mồng Ba Tết, chúng ta nhìn vào chính cuộc sống hiện tại của mình để xem ý nghĩa và giá trị của lao động mà Thiên Chúa giao phó, ủy thác cho chúng ta trong Năm Mới là như thế nào để chúng ta chu toàn cho đẹp lòng Thiên Chúa và hữu ích cho chính mình và tha nhân.   

Vậy hôm nay là ngày đầu năm, chúng ta hãy lắng nghe Lời Chúa mà cảm tạ Đấng Tạo Dựng và phó thác cuộc sống cho Đấng Quan Phòng mà vui hưởng những ngày tháng của Năm Mới Đinh Dậu này.

ĐỨC GIÊ-SU LÊN TIẾNG
 Sau khi đã ra mắt công chúng một cách đầy ấn tuợng (xem Lễ Chúa Giê-su chịu phép rửa), Chúa Giê-su bắt đầu công việc rao giảng, chọn lựa địa bàn hoạt động và tuyển lựa các môn đệ. Đúng là hội đủ cả ba yếu tố cơ bản: thiên thời, địa lợi và nhân hòa cho sự khởi đầu sứ vụ cứu thế.  

“LÀM CHỨNG CHO CHÚA”
Một trong những từ được dùng khá nhiều trong báo chí nói chung và trong lãnh vực luật pháp và tòa án nói riêng là từ “chứng”: chứng nhân hay nhân chứng, chứng tá, chứng từ hay chứng cớ, minh chứng hay chứng minh. Trong Thánh Kinh Thần Học và Mục Vụ cũng thế.   

CUỘC RA MẮT ĐẦY ẤN TƯỢNG!
Còn gần một tháng nữa ông Donald Trump mới nhậm chức Tổng Thống Hoa Kỳ nhưng từ ngày đắc cử Tổng Thống Mỹ, ông đã được cả thế giời quan tâm  theo dõi. Không biết vào ngày 20 tháng 1 năm 2017 tới đây, buổi lễ ra mắt của ông sẽ hoành tráng và ấn tượng đến mức nào, nhưng trước khi bước vào Nhà Trắng nhận quyền lực của người đứng đầu Nước Mỹ, ông Trump đã được một tạp chí danh tiếng chọn là nhân vật của năm 2016.

[1] 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 [21/31]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!