|
Bài Viết Của Jerome Nguyễn Văn Nội
|
CÓ GÓP Ý GIÚP ANH EM HAY KHÔNG ?
Trong cách sống của người công giáo Việt Nam, có một rào cản về mặt văn hóa, mà có người gọi một cách văn hoa là “nền văn hóa nể trọng”. Đó là sự/tính cả nể sợ mất lòng người khác, nhất là làm mất lòng những người có quyền có chức, khiến nhiều người không dám/muốn nói lời thật (lời thật mất lòng) với anh chị em mình lỡ sai phạm và trở thành đồng lõa với cái sai, cái xấu của những người ấy. Vậy thì chúng ta cần nghe lại Lời Chúa mà suy gẫm và đem ra thực hành. |
|
BÀI HỌC VỠ LÒNG CỦA CÁC MÔN ĐỆ CHÚA GIÊ-SU
Con đường từ bỏ chính mình và vác thập giá mình mà theo Chúa Giê-su chính là bài học vỡ lòng của các môn đệ Chúa Giê-su là các Ki-tô hữu. Bài học thật dễ hiểu nhưng không dễ thực hành chút nào, vì đi ngược với xu hướng tự nhiên của con người là muốn có thêm chứ không muốn mất đi, là thích hưởng thụ chứ không thích hy sinh từ bỏ! |
|
HÃY NGỢI KHEN CHÚC TỤNG THIÊN CHÚA!
Mỗi khi chúng ta nghĩ hay nói về Đức Maria. Mẹ Chúa Giêsu và Mẹ chúng ta, chúng ta không thể không nhắc đến ba từ quan trọng vì là 3 thái độ cốt yếu của Người. Fiat – Magnificat – Stabat. Fiat là lời “xin vâng” mà Đức Maria đã thưa với sứ thần trong ngày Truyền Tin. Magnificat (=linh hồn tôi ngợi khen) là lời ngợi khen mà Đức Maria đã thốt lên khi bước vào nhà người chị họ Elizabeth. Và stabat (động từ latinh ở thể bán quá khứ có nghĩa là hành động kéo dài = đứng vững, đứng lâu) là từ mà các tác giả Phúc Âm đã sử dụng để diễn tả thái độ và tâm tình của Đức Ma-ri-a bên cạnh cây thập giá trên đồi Golgotha. |
|
NGƯỜI NGOẠI MÀ MẠNH TIN
Không phải người có đạo nào cũng có cái nhìn đúng về những người mà họ gọi là những người không có đạo. Điều khác biệt cơ bản nhất giữa những người có đạo và những người không có đạo chính là lòng tin. Thế mà trong Phúc Âm không ít lần Chúa Giê-su đã đề cao lòng tin của những người không thuộc Ít-ra-en là dân riêng của Thiên Chúa. Trong xã hội ngày nay cũng không thiếu những người lương dân (hay ngoại đạo) có đời sống tốt lành hơn các tín hữu. |
|
CHÍNH THẦY ĐÂY, ĐỪNG SỢ
Trong bất cứ xã hội, quốc gia nào cũng có những người không biết sợ là gì, dù là nghèo đói, vất vả, đòn roi, ngục tù, thậm chí cả cái chết. Họ quả là những con người dũng cảm, đáng kính phục. Trong khi đó, đại đa số con người ta thường bị cái sợ chế ngự cả tâm trí lẫn hành vi. Có người sợ đói, sợ rét. Có người sợ bệnh tật và tuổi già. Có người sợ mất của cải, địa vị, chức quyền. Có người sợ tù tội, giam cầm. Có người sợ ma, sợ quỉ là các thế lực vô hình độc ác. |
|
NHU CẦU VẬT CHẤT VÀ TÂM LINH
Trên mặt báo cũng như trên làn sóng phát thanh và truyền hình, nhu cầu vật chất của con người được nêu lên càng ngày càng nhiều hơn và người ta quảng cáo đủ thứ sản phẩm để đáp ứng những nhu cầu ấy. Thế còn nhu cầu tâm linh của con người ngày nay thì sao? Vì là loài có xác và có hồn nên con người không chỉ có nhu cầu của thân xác mà còn có nhu cầu của tâm hồn nữa. Nhu cầu của thân xác thì mỗi người biết tìm ở đâu, còn nhu cầu của tâm hồn thì chúng ta phải biết chạy đến với Thiên Chúa là Đấng có thể thỏa mãn mọi khát vọng thâm sâu của chúng ta. |
|
GIA ĐÌNH KITÔ HỮU SỐNG NĂM PHÚC ÂM HÓA GIA ĐÌNH
“Tân Phúc-Âm-hóa” không phải là rao giảng một Phúc Âm mới vì “Đức Giêsu Kitô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến muôn đời” (Dt 13,8), nhưng là “mới về lòng nhiệt thành, mới trong phương pháp, và mới trong cách diễn tả” [4]. Mới về lòng nhiệt thành là làm mới lại tương quan giữa bản thân chúng ta với Đức Giêsu Kitô, để mối tương quan ấy hướng dẫn toàn bộ đời sống chúng ta. Mới trong phương pháp là biết vận dụng những phương pháp thích hợp để đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của thời đại về nhiều mặt, văn hóa, xã hội cũng như kỹ thuật. Mới trong cách diễn tả là cố gắng nghiên cứu và sử dụng những cách diễn tả phù hợp, để con người hôm nay có thể hiểu và lĩnh hội được sứ điệp Phúc Âm.
...File kèm
|
|
NGƯỜI KHÔN NGOAN THÌ BIẾT CHỌN LỰA ĐÚNG
Thỉnh thoảng các phương tiện thông tin đại chúng cho chúng ta thấy cảnh tượng người lớn trẻ con đổ xô đi tìm vàng ở một vùng núi nào đó. Những người ấy chấp nhận mọi gian khổ và hiểm nguy để có được chút kim loại cao giá trong xã hội hiện nay. Cảnh tượng ấy gợi lên cho chúng ta cảnh tìm kho báu hay viên ngọc quí của bài Phúc âm hôm nay. |
|
KẺ XẤU SỐNG BÊN CẠNH NGƯỜI TỐT, HAY CỎ LÙNG MỌC CHUNG VỚI LÚA
Trong Tin Mừng Mát-thêu có 5 bài giảng: (a) bài giảng trên núi, (b) bài giảng về sứ mạng truyền giáo, (c) bài giảng về Giáo hội, (d) bài giảng về các dụ ngôn và (đ) bài giảng về cánh chung. Trong bài giảng về các dụ ngôn, Chúa Giê-su đã dùng 6 dụ ngôn để nói về Nước Trời: (a) dụ ngôn người gieo giống, (b) dụ ngôn cỏ lùng, (c) dụ ngôn hạt cải, (d) dụ ngôn men trong bột, (đ) dụ ngôn kho báu và ngọc quý và (e) dụ ngôn chiếc lưới thả xuống biển. Mỗi dụ ngôn có ý nghĩa riêng và mang một sứ điệp riêng. |
|
GIEO KHẮP BỐN PHƯƠNG TRỜI
Cử hành Phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật XV Thường Niên Năm A hôm nay, chúng ta được gợi ý là hãy xem lại cách chúng ta đón nhận Lời Chúa như thế nào để Lời ấy sinh hoa kết trái trong tâm hồn và cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cũng nhìn lại cách chúng ta gieo vãi Lời Chúa xưa nay như thế nào? Nói cách khác chúng ta tự hỏi: chúng ta có là mảnh đất tốt để Lời Chúa đâm bông kết trái xum xuê không? Chúng ta có gieo vãi Lời Chúa một cách không tính toán và không biết mệt mỏi không? |
|
“HÃY ĐẾN CÙNG TÔI, TÔI SẼ CHO NGHỈ NGƠI BỒI DƯỠNG”
Theo Thánh Kinh thì hạnh phúc lớn nhất của các Ki-tô hữu là có Thiên Chúa luôn hiện diện trong cuộc đời của mình và sẵn sàng chăm lo cho mọi nhu cầu chính đáng phần phồn phần xác của mình. Nhưng trên thực tế hỏi có bao nhiêu người Ki-tô hữu cảm nghiệm được niềm hạnh phúc ấy? Chính vì thế mà mỗi ngày Chúa Nhật là một dịp quý báu để những người có đạo học biết thêm về Thiên Chúa và về cách sống với Người. |
|
VỚI TÔI “CHÚA GIÊSU LÀ AI?”
Lễ 2 Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ là dịp để chúng ta xác định lại mối tương quan cá nhân và cộng đoàn của chúng ta với Chúa Giêsu Kitô, với Thiên Chúa và với Hội Thánh Công giáo Rôma. |
|
TÀI LIỆU TĨNH HUẤN « TÂN PHÚC ÂM HÓA ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH» THEO THƯ CHUNG 2013 CỦA HĐGMVN
Nhằm hỗ trợ các Giáo xứ cũng như các Hội đoàn Công giáo tiến hành và các Phong trào Canh tân có tài liệu Tĩnh Huấn, con xin đóng góp phần nhỏ bé của mình vào công việc quan trọng và tốt lành này. Tài Liệu gồm 4 đề tài : Đề tài 1: Gia đình là cộng đoàn cầu nguyện, Đề tài 2: Gia đình là cộng đoàn yêu thương, Đề tài 3: Gia đình là cộng đoàn phục vụ sự sống và Đề tài 4: Gia đình là cộng đoàn tham gia vào sứ vụ Phúc Âm hóa.
...File kèm
|
|
PHÉP LẠ CỦA TÌNH YÊU
Trong hành trình xuyên qua sa mạc tiến về Đất Hứa dân Ít-ra-en đã được Thiên Chúa ban cho man-na mỗi buổi sáng để có sức mà sống và tiến bước. Đó là hình bóng của Thánh Thể mà Chúa Giê-su Kitô ban cho Dân Mới là Hội Thánh trong cuộc lữ hành trần thế. Nhưng Thánh Thể thì trổi vượt hơn man-na vì Thánh Thể là Thịt, là Máu, là Lời của chính Chúa Giêsu Kitô. Thánh Thể là Phép Lạ của Tình Yêu! |
|
THIÊN CHÚA YÊU THẾ GIAN
Nói theo ngôn ngữ giáo lý, thần học thì mầu nhiệm cao siêu, khôn lường và khó hiểu nhất của Ki-tô giáo là mầu nhiệm một Chúa ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần. Nhưng nói theo ngôn ngữ Thánh Kinh thì mầu nhiệm ấy lại dễ hiểu, gần gũi và có sức an ủi nhất vì đó chính là mầu nhiệm Thiên Chúa Tình Yêu. |
|
CẢM NGHIỆM TÁC ĐỘNG CỦA THÁNH THẦN
Hội Thánh Kitô giáo được khai sinh vào Ngày Lễ Ngũ Tuần, ngày mà Thánh Thần Thiên Chúa cũng là Thánh Thần của Chúa Giêsu Kitô xuống trên các Tông Đồ là cộng đoàn những người tin theo Chúa Giêsu và làm chứng cho Chúa Kitô Phục Sinh. Thánh Thần luôn đồng hành cùng Hội Thánh từ ngày đó đến nay. Nhưng trong đời sống đức tin, có những thời điểm người tín hữu như cảm nghiệm một cách sâu sắc hơn sự hiện diện và tác động của Thánh Thần, như trong những ngày này: chúng ta có Đức Phanxicô trên ngôi vị Giáo Hoàng và chúng ta vừa mới có hai Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII và Gioan Phaolô II là hai Thánh Giáo hoàng của Công Đồng Vatican II là Công Đồng của canh tân đổi mới và trở về nguồn. |
|
“THẦY Ở CÙNG ANH EM MỌI NGÀY CHO ĐẾN TẬN THẾ!”
Có ai đó đã nói/viết một câu chí lý rằng thì là: “Đức Giê-su đã không để lại một cuốn sách nào cho các môn đệ trước khi về trời; Người chỉ để lại một lời hứa và cũng là lời cam kết: “Thày ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế!” Và đối với các Ki-tô hữu và Hội Thánh Công giáo, chỉ bấy nhiêu là đủ. Chúng ta hãy dành thời gian để chiêm niệm ý nghĩa của Lễ Chúa Giê-su Ki-tô Thăng Thiên và của lời mà Người đã hứa với các môn đệ ngày xưa và với chúng ta ngày nay. |
|
LÔGÍCH CỦA TÌNH YÊU
“Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy. Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi.” Và “ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy." |
|
“THÀY Ở ĐÂU, ANH EM CŨNG Ở ĐÓ!”
Căn tính, phẩm giá và hạnh phúc của dân Ít-ra-en cũng là căn tính, phẩm giá và hạnh phúc của dân Ki-tô giáo. Càng ngày người công giáo càng trở thành thiểu số trong các thành phần dân chúng. Nhưng người công giáo có căn tính, phẩm giá và hạnh phúc riêng là có Thiên Chúa ở cùng, “Em-ma-nu-en.” Trong Bài Tin Mừng Chúa Nhật V Phục Sinh Năm A hôm nay, chúng ta được nghe chính Chúa Giê-su khẳng định: “Thày ở đâu, anh em cũng ở đó!” |
|
“TÔI ĐẾN ĐỂ CHIÊN ĐƯỢC SỐNG VÀ SỐNG DỒI DÀO!”
Lễ tuyên thánh Giáo hoàng Gioan XXIII và thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II ngày 27/04/2014 vừa qua là một sự kiện lịch sử không biết bao nhiêu thế kỷ mới có một lần. Hai vị thánh mới được Giáo hội tuyên nhận là hai con người vĩ đại của nhân loại, là hai mục tử trứ danh của Hội thánh. Hai vị thánh mới được Giáo hội tuyên nhận là hai giáo hoàng đã làm cho Giáo hội công giáo Rôma được canh tân đổi mới từ trong ra ngoài và trong mọi lãnh vực. Hai vị thánh mới được Giáo hội tuyên nhận và nêu cao là hai giáo hoàng đã mô phỏng lời của Thầy Chí Thánh Giêsu Kitô: “Tôi đến để chiên được sống và sống dồi dào!” |
|
[1]
22
23
24
25
26
27 28
29
30
31 [28/31] |