|
Bài Viết Của Jerome Nguyễn Văn Nội
|
“CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ ĐÂY?”
Chớ gì mỗi người chúng ta cũng biết đặt câu hỏi “chúng tôi phải làm gì đây?” và tìm ra câu trả lời trong lời đáp của Gio-an. Đó là dọn đường để đón rước Đức Giê-su là Đấng quyền thế hơn Gio-an và là Đấng đang đến với mỗi người chúng ta, để làm cho chúng ta nên thanh sạch và thánh thiện trong Lửa và Thánh Thần! |
|
TỈNH THỨC VÀ CẦU NGUYỆN!
Chúng ta lại bước vào Mùa Vọng! Ý nghĩa và mục đích của Mùa Vọng là chuẩn bị tâm hồn đón chào và tin nhận Đức Giê-su Ki-tô là Thiên Chúa xuống thế làm người để cứu độ nhân loại và mời gọi chúng ta bước theo Người. |
|
NHÌN NHẬN & TUYÊN XƯNG ĐỨC GIÊ-SU KI-TÔ LÀ VUA
Hơn bao giờ hết, niềm tin của người tín hữu vào Vương Quyền của Thiên Chúa và
của Con Một Yêu Dấu của Người là Chúa Giê-su Ki-tô đang bị thử thách quyết liệt.
Nhìn vào thực trạng của thế giới nói chung và của xã hội Việt Nam nói riêng,
chúng ta dễ có cảm tưởng là các thế lực của bạo tàn, chiến tranh, hận thù và tội
ác đang thắng thế. Cũng chẳng có gì lạ, vì cách đây hơn 2.000 năm, tổng trấn
Phi-la-tô đã đưa ra nghị quyết:
“Đóng đinh nó vào thập giá!”
và đám đông quần chúng Do-thái đã rập theo một cách điên cuồng:
“Chúng tôi không có vua nào khác ngoài Xê-da-rê.” |
|
“CỦA ÍT LÒNG NHIỀU”
Người Việt Nam chúng ta có câu
“của ít lòng nhiều”
để nói lên
tấm lòng quan trọng hơn của cho.
Trong đời sống, rất nhiều khi người ta không thể thực hiện được những điều mình
muốn, hoặc ở mức độ mình muốn, vì bị giới hạn cách này cách khác. Đó là những
truờng hợp
"lực bất tòng tâm." |
|
NHỮNG NGƯỜI CON ƯU TÚ CỦA HỘI THÁNH
Bất kỳ quốc gia nào cũng hãnh diện về những “nhân tài” mà quốc gia ấy sản sinh
ra. Bất cứ một dòng họ nào cũng hãnh diện về những con cái “kiệt xuất” của dòng
họ mình. Bất cứ một trường học nào cũng thấy nở mày nở mặt về những học sinh
sinh viên “xuất sắc” đã từ trường mình mà nên người tài giỏi. Bất cứ tôn giáo
nào cũng hân hoan mừng rỡ về các vị Thánh là những người con “ưu tú” của tôn
giáo mình. |
|
MÙ MÀ SÁNG! SÁNG MÀ MÙ!
Vì “con mắt là cửa sổ linh hồn” nên mù lòa là một tai họa lớn đối với
con người vì nó cướp mất khả năng “nhìn thấy” sự vật xung quanh và khiến con
người phải sống trong tăm tối. Trong các câu chuyện chữa lành được kể lại trong Phúc Âm Mác-cô, tường thuật
Chúa Giê-su chữa lành người mù ở Giê-ri-khô (Mc 10,46-52) rất đáng được chúng ta
suy gẫm, vì không chỉ đơn thuần là chuyện chữa lành thể lý, mà còn là chuyện
chữa lành tâm linh, gắn liền với ơn gọi đi theo hay làm môn đệ Chúa Giê-su Ki-tô.
|
|
TẠI SAO VIỆC LOAN BÁO TIN MỪNG CHƯA CÓ NHIỀU KẾT QUẢ?
Có thể nói không sai: Tất cả những gì Đức Giê-su đã làm trong 3 năm trần thế (giảng
dậy, chữa lành, làm phép lạ, bị bắt và bị đánh đòn rồi bị giết chết trên thập
giá) là nhằm làm là Tin Mừng Cứu Độ đến được với mọi người. Cũng tương tự như
thế: Tất cả những gì Hội Thánh và người đứng đầu Hội Thánh đã và đang làm (tông
du, gặp gỡ, giảng dậy, tổ chức Thượng Hội đồng Giám mục thế giới, soạn thảo Tông
Huấn v.v….) cũng chỉ nhằm mục đích duy nhất là đem Tin Mừng Cứu Độ đến cho loài
người ngày hôm nay. |
|
BẠC NHƯ TIỀN!
Trong khi người đời đề cao và mơ ước giầu sang, tiền bạc vì
“Tiền là Tiên là Phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già, là cái
đà của danh vọng, là cái lọng để che thân, là cán cân của công lý”
thì Chúa Giê-su lại dậy chúng ta:
"Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao! Con lạc đà chui qua lỗ
kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa!" |
|
KHÓC VỚI KẺ KHÓC VÀ VUI VỚI NGƯỜI VUI
Khi chú giải về Tình Yêu Ki-tô giáo trong chương 13 Thư 1 Cô-rin-tô của Thánh
Phao-lô, ông William Barclay, một nhà chú giải Thánh Kinh, đã viết một câu chí
lý như sau: “Khóc với kẻ khóc bao giờ cũng dễ hơn là vui với người vui. Chúng ta thích nghe
câu chuyện chê bai kẻ khác hơn là câu chuyện nhằm khen ngợi người khác.” Tại sao thế?
|
|
ID CỦA DÂN CHÚA
Xét về mặt xã hội, người Công giáo ở hầu hết các nước trên thế giới, chỉ là
thiểu số; ở nhiều quốc gia người Công giáo còn bị coi là những công dân hạng hai
hạng ba; thậm chí tại một vài nước người Công giáo còn là thành phần bị xem
thường, ghét bỏ, đàn áp và bách hại nữa. |
|
ĂN BÁNH THÁNH & UỐNG RƯỢU THÁNH ĐỂ CÓ SỰ SỐNG ĐỜI ĐỜI
Dân gian có câu “người ta ăn để sống chứ không phải sống để ăn” là có ý nói ăn
uống không phải là mục đích của đời người mà chỉ là phương tiện để con người duy
trì và phát triển sự sống thể lý. Nhưng con người không chỉ có sự sống thể lý mà
còn có sự sống tâm linh. Vậy người ta phải ăn gì uống gì để duy trì và phát
triển sự sống tâm linh, sự sống đời đời ? |
|
VINH DỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA MỤC TỬ
“Bước ra khỏi tình trạng khép kín để dấn thân cho công cuộc Loan Báo Tin Mửng
cho lương dân”
là trách nhiệm chung của mọi tín hữu Việt Nam; còn “ra khỏi mồ tối để chiếu sáng
sự thánh thiện của mình trong việc hi sinh tận tình chăm sóc đoàn chiên đã được
giao phó cho mình”
là trách nhiệm riêng của các nhà lãnh đạo Giáo hội Việt Nam. Lời Chúa hôm nay
củng cố chân lý ấy. |
|
ƠN GỌI & SỨ MẠNG CỦA KI-TÔ HỮU
Một trong những nét son của Công Đồng Vatican II là đã khẳng định và nêu cao
phẩm giá và địa vị cao trọng của mọi Ki-tô hữu. Thật ra giáo huấn của Công Đồng
cũng chỉ là phản ánh của Lời Chúa trong Thánh Kinh mà thôi. Vì thế chúng ta
chẳng những có thể khẳng định với Thánh Giê-rô-ni-mô rằng:
“Không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Ki-tô”
mà còn có thể công bố: “Không biết Thánh Kinh là không biết chính mình chúng ta
nữa!” có nghĩa là không biết phẩm giá và địa vị cao trọng của chúng ta cũng như
trách nhiệm cao cả và nặng nề của chúng ta. |
|
NHẬN RA SỨ GIẢ CỦA THIÊN CHÚA
Kinh nghiệm đời sống tâm linh cho thấy nhiều người hoặc vì cứng đầu cứng cổ,
hoặc vì thành kiến mà không nhận ra sứ giả của Thiên Chúa. Con cái Ít-ra-en thời
ngôn sứ Ê-dê-ki-en, vì cứng đầu cứng cổ, nên không nhận ra có một ngôn sứ đang ở
giữa họ là Ê-dê-ki-en. Vị ngôn sứ là tiếng nói của Thiên Chúa, là người nói thay
Thiên Chúa, để chỉ dậy cho dân biết đường lối, ý định, kế hoạch cứu độ của Thiên
Chúa. |
|
SỰ SỐNG LÀ THÁNH THIÊNG
Không biết trong lịch sử loài người có giai đoạn nào mà cuộc chiến bảo vệ và
bênh vực sự sống lại quyết liệt như ngày hôm nay không? Những chuyện tiêu cực
như tham nhũng, hối lộ, ăn cắp của công, lãng phí tài sản của nhân dân, chà đạp
nhân phẩm, buôn bán phụ nữ và trẻ em, phá thai, cướp giật, lừa đảo v.v.. thường
xuyên được nhắc đến trên các trang báo nhà nước cũng như báo lề trái và trên các
đài truyền thanh truyền hình. Người đọc dễ có cảm tưởng rằng thế lực của hủy
diệt và tàn phá đang thắng thế và tự hỏi: Phải chăng lực lượng bảo vệ và bênh
vực sự sống đang bị yếu thế? Là Ki-tô hữu chúng ta tin rằng Thiên Chúa là Đấng tạo nên và bảo vệ sự sống. Vì
xuất phát từ chính Thiên Chúa sự sống là thánh thiêng vô cùng cao quý nên chúng
ta có bổn phận phải bênh vực và bảo vệ!
|
|
SÓNG GIÓ CUỘC ĐỜI
Không tuần nào mở mail mà tôi không nhận được một tin buồn về một người nào đó
vừa qua đời. Một người qua đời khiến nhiều người khổ đau. Cuộc sống là thế! Thật vậy, mấy ai trong chúng ta có được một cuộc sống hoàn toàn phẳng lặng,
không gặp khó khăn trở ngại gì đáng kể, không bị phong ba bão táp cách này cách
khác. Dường như thân phận con người gắn liền với khổ đau, bệnh tật, tai ương,
trắc trở. Muốn tránh cũng không khỏi, muốn chạy cũng không thoát! Có lẽ vì thế
mà cuộc đời này được xem là “bể khổ”! Nhưng điều quan trọng là giữa sóng gió cuộc đời, chúng ta phải ứng xử và đối phó
như thế nào? chúng ta có thể cậy dựa vào đâu? chạy đến với ai? Đó mới là phao
cứu sinh cho người trần thế chúng ta!
|
|
NƯỚC THIÊN CHÚA GIỐNG NHƯ HẠT CẢI
Trong ba năm rao giảng và chữa lành khắp các nẻo đường Pa-lét-tin, Đức Giê-su
đặc biệt quan tâm đến việc giúp các môn đệ và dân chúng hiểu về Nước Trời (hay
Nước Thiên Chúa) mà Người thiết lập khi đến trần gian. Người đã dùng nhiều hình
ảnh, nhiều dụ ngôn -là một hình thái văn chương bình dân và cách trình bày quen
thuộc với người đương thời- để nói về Nước Trời. |
|
“GIAO ƯỚC TÌNH YÊU!’’
Thiên Chúa đã đi bước trước trong việc thiết lập giao ước tình yêu với loài
người khi Người cứu Ít-ra-en khỏi cảnh nô lệ Ai-cập và ký kết với họ giao ước
Xi-nai. Đó là giao ước cũ và là hình bóng của một giao ước mới mà Thiên Chúa đã
ký kết mấy ngàn năm sau với toàn nhân loại nơi Con Một Yêu Dấu của Người. Giao
ước cũ được ký kết bằng/nhờ máu chiên bò. Còn giao ước mới được ký kết bằng/nhờ
Máu Châu Báu của Chúa Giê-su Ki-tô, Con Một Thiên Chúa đã đổ ra trên thập giá.
Chúng ta mừng Lễ Mình Máu Thánh Chúa trong tâm tình cảm tạ tri ân khi hiện tại
hóa Giao Ước Tình Yêu ở núi Xi-nai và đồi Gol-go-tha!
|
|
“VINH DỰ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA KẺ LÀM CON THIÊN CHÚA’’
Có hai tình trạng đáng mọi Ki-tô hữu phải suy nghĩ: Tình trạng thứ nhất là dường
như trên thế giới này càng ngày càng có nhiều người chối bỏ hay làm ngơ không
quan tâm gì tới Thiên Chúa. Tình trạng thứ hai là trong Giáo Hội có khá nhiều
giáo dân không cảm nghiệm được niềm hạnh phúc và vinh dự được làm con Thiên Chúa!
|
|
“ANH EM HÃY NHẬN LẤY THÁNH THẦN’’
Đối với các Ki-tô hữu thì việc đón nhận Thánh Thấn của Thiên Chúa là vô cùng
quan trọng, vì không ai có thể sống đời sống đức tin cậy mến mà không có Thánh
Thần. Vì thế mà lời mời
“Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”
của Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh dành cho các Tông Đồ và tất cả các Ki-tô hữu là
lời mời chan chứa ân tình. Có Thánh Thần các Ki-tô hữu mới có thể sống tư cách
môn đệ Chúa Ki-tô trong các môi trường gia đình, nghề nghiệp và cộng đồng xã hội
của mình. Đã đành mỗi Ki-tô hữu đã đón nhận Thánh Thần ngày người ấy chịu phép
Rửa. Nhưng phải nói là mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng…, các Ki-tô hữu cần phải
nhận lấy Thánh Thần của Chúa Ki-tô Phục Sinh, để được đổi mới liên tục và làm
chứng cho Niềm Tin của mình. |
|
[1]
20
21
22
23
24 25
26
27
28
29 [25/31] |