|
Bài Viết Của Jerome Nguyễn Văn Nội
|
MẮT HỌ LIỀN MỞ RA VÀ HỌ NHẬN RA NGƯỜI …!
Tin vào một Đấng Thiên Chúa đã sinh ra làm người sống cách đây hơn hai ngàn năm đã là một chuyện vô cùng khó khăn, không thể nào nói cho hết. Tin vào Đấng Thiên Chúa làm người ấy đã phục sinh từ cõi chết và hiện đang sống giữa chúng ta trong thế giới này thì quả là một sự điên rồ, nhất là khi sức mạnh của sự dữ vẫn ngày đêm hoành hành như giữa chốn vườn hoang, vô chủ! |
|
TÔN VINH VÀ QUẢNG BÁ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA!
Một trùng hợp có nhiều ý nghĩa: vào chính Ngày Lễ Kính Lòng Thương Xót của Thiên Chúa năm 2011 này, Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II được tuyên nhận là “Chân Phước”. Ngày 27/04/2014 tới đây, ngài sẽ được tuyên thánh cùng với Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XXIII. Chính Thánh Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II là người đã thiết lập Ngày Lễ Kính Lòng Thương Xót của Thiên Chúa và cổ võ lòng sùng kính ấy trong Hội Thánh theo mạc khải (gọi là mạc khải tư) mà Thiên Chúa đã ban cho thánh nữ Maria Faustina (1) để chuyển lại cho Hội Thánh: |
|
TRUYỀN GIÁO TẠI VIỆT NAM - BÀI 22: LÒNG ĐẠO ĐỨC BÌNH DÂN CŨNG LÀ MỘT ĐƯỜNG LỐI TRUYỀN GIÁO
Trong đời sống người Công Giáo có hai hình thái cũng là hai lãnh vực biểu lộ biểu lộ lòng tin và phụng thờ Thiên Chúa: trong cử hành Phụng Tự chính thức của Giáo Hội và trong thực hành lòng đạo đức bình dân. Cả hai hình thái hay hai lãnh vực trên đều quan trọng và cần thiết, nên cả hai đều cần được hiểu rõ và thực hành đến nơi đến chốn. Trong loạt bài TRUYỀN GIÁO TẠI VIỆT NAM, chúng ta đã có hai bài 19 & 21 đề cập đến Phụng Vụ Lời Chúa và bài giảng Chúa Nhật và việc cử hành các Bí Tích và Á Bí Tích như là đường lối Truyền Giáo chính thống của Giáo Hội Công Giáo. Bài 22 này sẽ nói về giá trị của “lòng đạo đức bình dân” như là một đường lối khác của công cuộc loan báo Tin Mừng. |
|
TRUYỀN GIÁO TẠI VIỆT NAM - BÀI 21: TRUYỀN GIÁO QUA VIỆC CỬ HÀNH VÀ ĐÓN NHẬN CÁC BÍ TÍCH & Á BÍ TÍCH
Đời sống của người Công Giáo thì ngoài những chân lý phải tin, còn có những việc phải thực hiện như sống bác ái, yêu thương và những bí tích phải đón nhận. Khi đón nhận các bí tích là như chúng ta mở rộng tâm hồn đón nhận hồng ân Chúa. Vì thế mà việc cử hành và đón nhận các bí tích và á bí tích cũng được Giáo Hội coi la một Đường Lối Truyền Giáo. |
|
LÀM CHỨNG VÀ RAO GIẢNG CHÚA KI-TÔ PHỤC SINH!
Nói theo lô-gic bình thường thì Đức Giê-su Na-da-rét phải phục sinh, vì nếu Người không sống lại từ cõi chết thì tất cả công trình Người xây dựng và rao giảng trở thành vô ích hết! Nhưng lô-gíc không phải là cơ sở của Niềm Tin Phục Sinh của Ki-tô giáo. Chúng ta tin Chúa Giê-su Ki-tô đã phục sinh là dựa vào lòng tin và lời chứng của Phê-rô, Gio-an và các Tông Đồ là những người đã được diễm phúc sống cùng Người trong một thời gian dài và đã gặp lại Người sau khi Người phục sinh từ cõi chết! |
|
TRUYỀN GIÁO TẠI VIỆT NAM: BÀI 2O: VIỆC GIẢNG DẬY VÀ HỌC HỎI GIÁO LÝ LÀ ĐƯỜNG LỐI TRUYỀN GIÁO KHÔNG ĐƯỢC XEM NHẸ
Bên lề Hội Nghị Thần Học Thường Niên từ 22 đến 26 tháng 4 2006 vừa qua của các nhà thần học Ấn Độ, với chủ đề “GIÁO DÂN TRONG GIÁO HỘI: CĂN TÍNH VÀ SỨ MẠNG TẠI ẤN ĐỘ NGÀY NAY”, bà Valerie D'Souza, một nhà thần học giáo dân, đã nói với Thông Tấn Xã Công Giáo Á Châu rằng: "Giáo hội cần phải ưu tiên đầu tư vào việc đào tạo giáo dân. Trong khi Giáo hội chi những khoản khổng lồ cho việc đào tạo các linh mục và tu sĩ, thì Giáo hội không chịu tốn kém gì cho giáo dân cả.” |
|
TRUYỀN GIÁO TẠI VIỆT NAM - BÀI 19: PHỤNG VỤ LỜI CHÚA & BÀI GIẢNG CHÚA NHẬT LÀ ĐƯỜNG LỐI TỐI ƯU CỦA VIỆC LOAN BÁO TIN MỪNG VÀ THÁNH HÓA CÁC TÂM HỒN
Nhiều người lầm tưởng rằng truyền giáo là việc làm chỉ nhằm các người ở bên ngoài Giáo Hội mà quên rằng, truyền giáo có ba đối tượng rất rõ ràng: (a) Đối tượng thứ nhất là những người chưa biết, chưa tin Chúa, (b) Đối tượng thứ hai là những người đã biết và tin Chúa nhưng đã bỏ Chúa và Giáo Hội, (c) Đối tượng thứ ba là những người đang tin Chúa và đang giữ/sống Đạo, ở nhiều mức độ khác nhau. |
|
CHIÊM NGẮM DUNG NHAN CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ TRONG CUỘC THƯƠNG KHÓ
Nếu 4 Sách Phúc Âm đều có Bài Tường Thuật về cuộc Thương Khó của Chúa Giê-su thì Bài Tường Thuật về cuộc Thương Khó trong Tin Mừng Mát-thêu (26,14 - 27,66) là Bài Tường Thuật đầy đủ và gây xúc cảm nhất. Vì thế mà Giáo Hội cho chúng ta đọc Bài Tường Thuật ấy ngay đầu Tuần Thánh. Với tâm tình kính tôn, yêu mến và cảm tạ chúng ta hãy chiêm ngắm dung nhan tuyệt đẹp của Con Thiên Chúa làm người và chịu đau khổ để cứu chuộc chúng ta và toàn thể nhân loại. |
|
TRUYỀN GIÁO TẠI VIỆT NAM - BÀI 18: HOẠT ĐỘNG CHO SỰ THĂNG TIẾN CON NGƯỜI ĐỂ TRUYỀN GIÁO
Tổng Giám Mục George H. Niederauer của San Francisco phát biểu rằng: “Chúng ta có trách nhiệm nêu lên bi kịch luân lý về sự nghèo đói trên toàn cầu. Chúng ta ngồi lại với nhau để đưa ra những điều quan tâm, động lực nguồn tài trợ và suy nghĩ làm thế nào đức tin của chúng ta sẽ biến thành hành động và xây dựng một thế giới mới công bằng hơn”. |
|
CHÍNH THẦY LÀ SỰ SỐNG LẠI VÀ LÀ SỰ SỐNG
Câu truyện Chúa Giê-su làm cho La-da-rô đã chết được bốn ngày sống lại là một trong những câu truyện cảm động và nhiều ý nghĩa của Phúc Âm Gio-an. Mời các bạn hãy chăm chú đọc câu truyện ấy và mở rộng tâm hồn để đón nhận ánh sáng mặc khải của Chúa Giê-su Ki-tô, Con Một Thiên Chúa: “Chính Thầy là Sự Sống Lại và là Sự Sống”! |
|
ÁNH SÁNG CHIẾU SOI CUỘC ĐỜI!
Câu chuyện anh chàng mù từ khi mới sinh được Chúa Giê-su chữa lành (con mắt thể lý) và khai sáng (con mắt tâm linh) là một mạc khải quan trọng của Phúc Âm: Chúa Giê-su Ki-tô là ánh sáng trần gian, ánh sáng chiếu soi cuộc đời, để con người không phải bước đi trong tăm tối mà bước đi trong ánh sáng rạng ngời của Thiên Chúa! |
|
ĐÓI KHÁT TÂM LINH
Con người không chỉ đói khát về vật chất mà còn đói khát về tâm linh nữa. Vì thế mà trong Sứ điệp Mùa Chay 2014 Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các Kitô hữu quan tâm đến tình trạng lầm than của con người ngày nay: lầm than về kinh tế, lầm than về luân lý và lầm than về tinh thần hay tâm linh. |
|
“LẮNG NGHE” LỜI CHÚA ĐỂ “VÂNG NGHE” LỜI NGƯỜI
Nếu “vâng nghe” lời Đức Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, là việc quan trọng nhất đối với các Kitô hữu thì trong Mùa Chay việc ấy càng quan trọng hơn gấp triệu triệu lần, vì Mùa Chay là thời gian thuận lợi nhất cho việc trở nên giống Chúa. Nhưng việc “vâng nghe” giả thiết việc “lắng nghe”, vì có lằng nghe lời Chúa, các Kitô hữu mới biết Thiên Chúa muốn gì, chờ đợi gì, đòi hỏi gì ở mỗi người, mỗi cộng đoàn. Và có lắng nghe lời Chúa, các Kitô hữu mới khám phá ra những cái được và cái chưa được trong cách sống đức tin của mình mà sửa đổi. |
|
CHIẾN THẮNG NHỜ SỨC MẠNH CỦA CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ
Chúng ta hãy bước vào Mùa Chay với ý thức về sự yều đuối, mỏng giòn của mình và về sức mạnh vô song của Chúa Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. Nhờ sức mạnh ấy chúng ta có thể chiển thắng mọi khó khăn, thử thách và cám dỗ của cuộc đời. |
|
ĂN CHAY, CẦU NGUYỆN & LÀM VIỆC LÀNH PHÚC ĐỨC THEO SỰ HƯỚNG DẪN CỦA CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ
Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã kêu gọi: “Anh chị em thân mến, ước gì Mùa Chay này thấy được toàn thể Giáo hội sẵn sàng và mau mắn làm chứng cho những người đang sống trong tình trạng lầm than vật chất, luân lý và tinh thần: làm chứng về Sứ Điệp Tin Mừng, được tóm tắt trong việc loan báo tình thương của Chúa Cha từ bi, sẵn sàng ôm lấy mỗi người trong Chúa Ki-tô. |
|
TRUYỀN GIÁO TẠI VIỆT NAM - BÀI 17: NGHỆ THUẬT TIẾP XÚC CÁ NHÂN CỦA CÁC CÁN BỘ TRUYỀN GIÁO
Trong bài trước tôi đã trình bày đề tài: "Tiếp Xúc Cá Nhân là một Đường Lối Truyền Giáo đơn sơ và dễ thực hiện nhất" Thật vậy, bất kỳ người Công giáo nào cũng có thể tiếp xúc với những người không công giáo ở nhiều nơi khác nhau như trong khu xóm, ngoài chợ, trong công ty xí nghiệp, bệnh viện, trường học, quán ăn v.v… Nhưng nếu bạn là cán bộ truyền giáo và nhất là nếu bạn thật sự muốn có kết quả trong việc tiếp xúc với những người chưa nhận biết Chúa thì những gì được trình bày trong bài trước là chưa đủ. |
|
THIÊN CHÚA CHẲNG QUÊN TA BAO GIỜ
Phúc thay những ai cảm nghiệm được sự hiện diện và chăm lo của Thiên Chúa trong cuộc đời mình. |
|
TỪ YÊU ĐỒNG LOẠI ĐẾN YÊU KẺ THÙ
Thánh Kinh Ki-tô giáo rất coi trọng các mối tương quan xã hội nên mới dậy người ta phải “yêu mến và quý trọng đồng loại”. Và Chúa Giê-su Ki-tô, Thiên Chúa làm người, còn đòi hỏi nhiều hơn: “hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những người ngược đãi mình.” |
|
TRUYỀN GIÁO TẠI VIỆT NAM - BÀI 16: TIẾP XÚC CÁ NHÂN LÀ CÁCH TRUYỀN GIÁO ĐƠN SƠ VÀ DỄ THỰC HIỆN NHẤT
Theo các tài liệu của Giáo Hội thì TIẾP XÚC CÁ NHÂN được xem là một trong những Đường Lối Truyền Giáo đơn sơ và dễ thực hiện nhất. Thật vậy nếu việc Đối Thoại Đại Kết hay Đối Thoại Liên Tôn đòi người Công Giáo phải có một số điều kiện về kiến thức, tâm lý và một hoàn cảnh nào đó thì Tiếp Xúc Xá Nhân là chuyện thường ngày và dường như chẳng đòi hỏi gì nhiều ở người Giáo Dân. |
|
CÓ ĐÚNG LÀ “CÓ MỚI NỚI CŨ” KHÔNG?
Trong đời thường, người ta thường nêu lên nhận xét sau đây: “Có mới nới cũ” để nói lên việc lòng người dễ thay đổi. Thật vậy thường thì khi có cái mới là người ta bỏ đi cái cũ. Nhựng nếu suy nghĩ kỹ một chút, chúng ta thấy trong nhiều lãnh vực người ta chẳng những không bỏ đi cái cũ mà trái lại còn bám chặt vào cái cũ mà từ chối cái mới. Ví dụ: giữa tự do dân chủ và độc tài chuyên chế thì rõ ràng tự do dân chủ là cái mới và độc tài chuyên chế là cái cũ... |
|
[1]
22
23
24
25
26
27
28 29
30
31 [29/31] |