|
Bài Viết Của Jerome Nguyễn Văn Nội
|
SỰ NGUY HIỂM CỦA ĐỒNG TIỀN
Chúa Giê-su có một nhận xét rất chính xác về lòng con người đối với của cải vật chất: “Kho tàng của anh ở đâu thì lòng anh ở đó” (Mt 6,19). Cha ông chúng ta cũng đã từng nói: “Đồng tiền liền khúc ruột” như một đúc kết kinh nghiệm. Đồng tiền quả thật rất quan trọng trong đời sống con người. Đồng tiền càng quan trọng và được đề cao hơn trong nền kinh tế thị trường và trong bối cảnh toàn cầu hóa của thế kỷ 21 này. Chả thế mà ở Việt Nam ngày nay ai cũng biết câu: “Tiền là Tiên, là Phật, là Sức Bật của Tuổi Trẻ, là Sức Khỏe của Tuổi Già, là Đà Thăng Tiến Xã Hội, là Cơ Hội có thêm Chức, thêm Quyền và thêm Tiền nhiều hơn nữa.” Tiền đã trở thành “thần”, thành “thánh” đối với nhiều người trong thời đại ngày nay cũng như trong thời Đức Giê-su tại thế. Vì thế mà nhiều người chà đạp mọi giá trị đạo đức và lương tâm con người cũng như bất chấp mọi thủ đoạn (tham nhũng, lừa gạt, ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp, buôn bán chất và thực phẩm độc hại) để kiếm cho được nhiều tiền. |
|
THIÊN CHÚA GIẦU LÒNG THƯƠNG XÓT!
Trong mấy năm gần đây, ở hải ngoại cũng như ở trong nước, rộ lên một phong trào đạo đức sùng kính Lòng Chúa Thương Xót. Xuất phát điểm của Phong Trào thánh thiện này là ‘mạc khải’ mà Chúa Giê-su đã ban cho Hội Thánh qua Thánh Nữ Faustina Kowalska (1) và sự cổ võ mạnh mẽ của người đứng đầu Hội Thánh Công Giáo toàn cầu là Thánh Gio-an Phao-lô II, vị Giáo Hoàng vĩ đại của thế kỷ XX. |
|
TỪ BỎ LÀ ĐIỀU CƠ BẢN CỦA ĐỜI SỐNG KI-TÔ HỮU
Khuynh hướng tự nhiên của con người là muốn có thêm, muốn có nhiều hơn nữa. Vì thế mà hy sinh từ bỏ là việc rất khó khăn. Khó khăn nhưng không có nghĩa là không thể, vì với sự trợ giúp của ơn thánh Chúa thì không có gì là không thể. Nếu suy nghĩ kỹ, chúng ta sẽ thấy hy sinh từ bỏ là điều cơ bản của đời sống tôn giáo nói chung và của đời sống Ki-tô hữu nói riêng. Thật vậy trong đời tôn giáo và tâm linh, hy sinh từ bỏ là điều kiện không thể thiếu; vì chỉ bằng hy sinh từ bỏ, con người mới được lột xác thành một tạo vật mới, mới có thể bước theo Chúa Ki-tô Giê-su. Muốn dễ dàng hy sinh từ bỏ, Ki-tô hữu cần biết nhìn xa trông rộng và suy tính khôn ngoan. Đó chính là điều mà Chúa Giê-su muốn dạy chúng ta trong bài Phúc âm Chúa nhật 23 Thường Niên Năm C hôm nay. |
|
MỖI THÁNG MỘT CHIA SẺ [CHIA SẺ THỨ 6] - ĐÀO TẠO NGƯỜI ĐÀO TẠO (T.O.T. Training of Trainers)
“Giáo Hội chưa được thiết lập thực sự, cũng chưa sống đầy đủ, cũng chưa là dấu chỉ tuyệt hảo của Chúa Kitô giữa loài người, nếu như chưa có hàng giáo dân đích thực và nếu hàng giáo dân này chưa cùng làm việc với hàng giáo phẩm. Thật vậy, Phúc Âm không thể đi sâu vào tinh thần, đời sống và sinh hoạt của một dân tộc nếu không có sự hiện diện linh hoạt của giáo dân. Do đó, ngay khi thiết lập, Giáo Hội phải hết sức chú tâm đến việc đào tạo một hàng giáo dân Kitô giáo trưởng thành” (Sắc lệnh Truyền Giáo, số 21) |
|
SỐNG KHIÊM CUNG VÀ VÔ VỊ LỢI
Tội con người dễ phạm nhất là tội kiêu ngạo tức tự cao tự đại. Một khi đã tự cao tự đại thì điều tất yếu sẽ xẩy ra là coi khinh người khác. Thường tội kiêu ngạo chỉ xẩy ra trong cõi lòng sâu kín nhưng nhiều khi lại được che đậy bằng những lời khiêm tốn lạ thường, khiến nhiều người bị lừa. |
|
SỐNG ĐẠO KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CUỘC DẠO CHƠI
Không ít giáo dân lầm tưởng rằng sống đạo chỉ là một cuộc dạo chơi nhàn hạ. Nhưng chỉ cần suy nghĩ một chút là chúng ta hiểu sự thật không phải là như thế. Để đi lễ, đọc kinh, cầu nguyện chúng ta đã cần phải có sức mạnh phi thường. Để sống trong sạch, công bằng, bác ái, yêu thương… chúng ta cũng cần một sức mạnh lớn như thế. Để phúc âm hóa môi trường xã hội, chống lại bất công, tội ác xã hội, chúng ta phải là các chiến sĩ. Vì thế mà Chúa Giê-su mới dậy các môn đệ: "Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào được Nước Trời, vì tôi nói cho anh em biết: có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được.” |
|
HIỂU ĐƯỢC LÒNG CHÚA
Người con hiếu thảo là người con biết được cha mẹ mình mong muốn gì, chớ đợi gì ờ người con. Người môn đệ tốt là người môn đệ biết được suy nghĩ, kỳ vọng của thầy mình. Người Ki-tô hữu đích thực hữu là người Ki-tô hữu hiểu được lòng Đức Giê-su Ki-tô là Chúa và là Thầy của mình. |
|
MỐI TỘI ĐẦU: THAM LAM
Nếu suy nghĩ một cách bình tĩnh và khách quan, chúng ta phải nhìn nhận rằng rất nhiều điều tồi tệ, xấu xa (nêu không nói là tất cả) của cá nhân, tập thể, xã hội đều do lòng tham mà ra. Có nhiều người vì tham lam của cải mà làm hàng giả, hàng độc hại cho xã hội. Có nhiều người khác, vì tham lam của cải mà tham nhũng, lừa gạt, ăn cắp của công. Lại có nhiều nguời, vì tham quyển lực mà đàn áp hãm hại người khác. Cũng còn có người, vì tham lam sự vui thú xác thịt mà phá hoại các giá trị đạo đức và cho làm gia đình tan nát. |
|
ĐỨC GIÊ-SU KI-TÔ LÀ THẦY DẬY CẦU NGUYỆN
Trong mối tương quan giữa Thiên Chúa và con người, điều nổi bật nhất là con người không ngừng lỗi phạm đến Thiên Chúa và Thiên Chúa không ngừng thứ tha cho con người. Nhưng suy nghĩ kỹ hơn, chúng ta có thể nói: cũng nhờ sự lỗi phạm ấy mà con người biết rõ hơn về Thiên Chúa và về chính bản thân mình: mình thì hết sức mỏng dòn và Thiên Chúa thì thật gần gũi, rộng lượng và luôn thứ tha. Ước gì kinh nghiệm tâm linh này giúp mỗi người sống khiêm nhường, tin cậy phó thác hơn vào Thiên Chúa và và kiên trì hơn trong cầu nguyện. Trong lãnh vực quan trọng này, chúng ta có một vị tôn sư tuyệt vời là chính Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. Hãy học với Người để biết cách cầu nguyện đẹp lòng Thiên Chúa và ích lợi cho bản thân mình. |
|
ĐÓN RƯỚC CHÚA VÀO NHÀ
Nếu cốt yếu của Đạo Chúa là mối tương quan giữa Thiên Chúa và con người thì điều quan trọng nhất của người có đạo là đón rước Thiên Chúa vào nhà tức vào trong tâm hồn và cuộc sống của mình. Nhưng cũng như trong tương quan giữa người với người, trong tương quan giữa chúng ta với Thiên Chúa, sự gặp gỡ, đón rước cũng có nhiều cách thể hiện khác nhau. |
|
CỨU GIÚP NHỮNG NGƯỜI HOẠN NẠN
Trên các phương tiện truyền thông xã hội, chúng ta không khỏi đau lòng về thái độ vô cảm và dửng dưng của nhiều người trước những khổ đau, hoạn nạn của người khác. Thái độ ấy trái ngược hẳn với điều mà Chúa Giê-su muốn các tín hữu thực hành. Đọc dụ ngôn người Sa-ma-ri tốt lành trong Tin Mừng hôm nay (Lc 10,25-37) chúng ta thấy thầy Tư tế và thầy Lê-vi tuy là những người đạo đức của đạo Do-thái nhưng lại là những người vô cảm trước người bị cướp đánh dọc đường. |
|
“ANH EM HÃY RA ĐI!”
Từ ngày Đức Giê-su sai 72 môn đệ ra đi với lời tuyên bố “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặp lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về. Anh em hãy ra đi!” thì các tín hữu Ki-tô vẫn không ngừng thực thi mệnh lệnh ấy. Suy nghĩ về mệnh lệnh của Chúa Giê-su Ki-tô và tỷ lệ khiêm tốn của người công giáo trên tổng dân số Việt Nam (khoảng 7 triệu/hơn 90 triệu), chúng ta sẽ có thêm động lực để dấn thân vào công cuộc loan báo Tin Mừng cho đồng bào thân yêu của chúng ta. |
|
DỨT KHOÁT VÀ TRIỆT ĐỂ BƯỚC THEO CHÚA
Nếu chúng ta nhìn vào quanh cảnh các thánh đường ở Việt Nam đầy nhóc người dự lễ ngày chủ nhật thì chúng không khỏi vui mừng. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào con số người trưởng thành nhập đạo Công giáo mỗi năm và so sánh con số người Ki-tô hữu với số dân Việt Nam thì chúng ta phải đau lòng vì thấy việc truyền giáo của chúng ta chưa đạt nhiều kết quả. |
|
“ANH EM BẢO THẦY LÀ AI?”
Câu hỏi mà chính Đức Giê-su đã đặt ra với các môn đệ trong Bài Phúc Âm chúng ta đọc hôm nay, cũng là câu hỏi mà Người đặt ra với mỗi anh chị em chúng ta: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” |
|
TÌNH YÊU XÓA SẠCH TỘI LỖI
Qua các đoạn Thánh Kinh của Phụng Vụ Thánh Lễ hôm nay chúng ta thấy xuất hiện trước mặt Thiên Chúa hai con người “đáng tội”, một là vua Đa-vít “lừng danh”, hai là chị phụ nữ “vô danh” đều đáng phải trừng phạt, vì cả hai đều đã phạm tội mất lòng Thiên Chúa. Nhưng Thiên Chúa đã thứ tha cho cả hai người, vì cả hai đều đã biết ăn năn sám hối. Thiên Chúa thứ tha vì Thiên Chúa là Tình Yêu. Vua Đa-vít và chị phụ nữ được thứ tha vì cả hai người đều hết lòng yêu mến Chúa. Chỉ có Tình Yêu (của Thiên Chúa) mới có sức xóa sạch tội lỗi. Chỉ có tình yêu (của tội nhân) mới đáp lại được một phần nào, Tình Yêu Thứ Tha của Thiên Chúa. |
|
BÀI HỌC CỦA NGƯỜI XƯA ĐỂ LẠI
Các bài Thánh Kinh của Phụng Vụ hôm nay cho chúng ta một bài học quý giá về Đức Tin mà Hội Thánh mời gọi chúng ta đào sâu, canh tân, sống và truyền bá một cách đặc biệt trong Năm Thánh Lòng Thương Xót này. |
|
“HY SINH VÌ ANH EM”
Trong đời sống xã hội có những cuộc sống và cái chết khiến người đời phải xót xa, trách móc nhưng cũng có những cuộc sống và cái chết khiến mọi người phải thương tiếc, kính phục. Những cuộc sống và cái chết đáng kính phục nhất vẫn là của những người đã sống và chết vì người khác, nhất là vì những người bé mọn, nghèo hèn. Đứng đầu đội ngũ những người đáng kính phục này phải là Đức Giê-su Na-da-rét mà người Công giáo chúng ta tuyên xưng là Đấng Cứu Thế và là Thiên Chúa! Mừng Lễ Mình và Máu Thánh Chúa Ki-tô là dịp tốt để chúng ta chiêm ngưỡng, bái phục và sống theo gương “hy sinh” của Người. |
|
GIÁO HỘI LÀ MẦU NHIỆM HIỆP THÔNG
Giáo Hội được xây dựng trên nền tảng là mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi quyền năng và yêu thương. Ba Ngôi mà một Chúa duy nhất, vì cùng một bản tính duy nhất. Vì thế Giáo hội là mầu nhiệm hiệp thông, hiệp thông giữa các tín hữu với Thiên Chúa và giữa các tín hữu với nhau. Mừng Lễ Chúa Ba Ngôi là dịp để mỗi Ki-tô hữu, mỗi cộng đoàn (giáo xứ/dòng tu/hội đoàn/giáo phận) kiểm điểm xem mình đã sống và thể hiện mầu nhiệm hiệp thông đến mức độ nào rồi. |
|
THÁNH KINH MỘT TRĂM TUẦN (MỖI THÁNG MỘT CHIA SẺ - Chia sẻ thứ 4)
Đã là người Công Giáo hay Tin Lành thì ai nấy đều biết Thánh Kinh quan trọng như thế nào trong đời sống Đức Tin của mình. Nhưng vấn đề là mỗi người, mỗi Hội Thánh (giáo xứ, dòng tu, giáo phận) có thực sự trân quý Thánh Kinh hay không thì là câu chuyện dài. Trân quý Thánh Kinh thì trước hết phải dành cho Thánh Kinh một sự quý trọng thực sự. Sự quý trọng thực sự phải được thể hiện bằng việc làm cụ thể, thường xuyên và liên tục. Đi một vòng các họ đạo, chúng ta khó tìm thấy trong giáo xứ một Nhóm Chia Sẻ Lời Chúa hoặc một Nhóm Thánh Kinh Cầu Nguyện. Một Nhóm Thánh Kinh 100 tuần thì càng khó tìm ra hơn (vỉ không có)… Thật đáng buồn! |
|
ANH EM HÃY NHẬN LẤY THÁNH THẦN
Về sự kiện cá chết hàng loạt cách bất thường ở bãi biển Miền Trung, có nhiều người đã lên tiếng. Có tiếng nói của sự dũng cảm, bênh vực sự thật và quyền lợi chính đáng của người dân. Nhưng cũng có tiếng nói của sự thoái thác trách nhiệm và hèn nhát vì sợ mất quyền lợi của bản thân hay của nhóm lợi ích. Là người Ki-tô hữu, trong sự kiện này cũng như trong tất cả các sự kiện khác của cuộc sống, chúng ta phải biết lắng nghe tiếng nói của Thánh Thần Thiên Chúa, tiếng nói của lương tri và của sự thật. Chính Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh đã mời gọi các môn đệ: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần!” để được Ngài hướng dẫn và soi sáng. |
|
[1]
20
21
22 23
24
25
26
27
28
29 [23/31] |