Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Jerome Nguyễn Văn Nội
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Jerome Nguyễn Văn Nội

LỜI THẬT MẤT LÒNG
Có một sự trùng hợp diệu kỳ giữa các Bài Sách Thánh của các Chúa Nhật đầu Mùa Thương Niên Năm C và thực tế của xã hội và Giáo Hội Việt Nam! Kinh nghiệm kim cổ cho chúng ta thấy rằng khi thì hành sứ mạng ngôn sứ, các “phát ngôn viên” của Thiên Chúa thường gặp phải sự chống đối, thù hận, thậm chí ám hại của người đời nữa. Chuyện này không chỉ xẩy ra trong thời Cựu Ước mà vẫn đang xẩy ra trong thế giới văn minh ngày nay. Bằng chứng hùng hồn là hàng năm con số các nhà báo và các nhà truyền giáo bị giết hại luôn làm cho nhiều người phải kinh ngạc. Họ bị giết hại, không phải vì chiến tranh bom đạn mà vì họ đã “to gan” dám nói lên sự thật, dám bênh vực công lý và dám tố cáo cách làm ăn phi pháp hay tội ác của một số cá nhân hay đảng phái, thậm chí cả chính quyền của một số quốc gia.  

LÀ “PHÁT NGÔN VIÊN” CỦA THIÊN CHÚA
Khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, các Ki-tô hữu trở thành chi thể của Thân Mình Mầu Nhiệm Chúa Ki-tô là Hội Thánh (mà Chúa Ki-tô là Đầu) nên tham dự vào 3 chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương giả của chính Chúa Giê-su Ki-tô. Trong ba chức vụ cao trọng ấy thì chức vụ ngôn sứ là khó thực thi nhất. Vì làm ngôn sứ hay “phát ngôn viên” của Thiên Chúa đòi hỏi ở người Ki-tô hữu chẳng những một sự hiểu biết tương đối về Chúa, mà còn cần có một lòng dũng cảm, dám liều thân vì sứ mạng nói Lời Thiên Chúa, trong lúc thuận lợi cũng như lúc không thuận lợi, cho những người muốn nghe cũng như cho những người không muốn nghe Lời Chúa.

Ý NGHĨA DẤU LẠ Ở CA-NA
Các tác giả 4 Sách Phúc Âm đều kể lại nhiều phép lạ Chúa Giê-su đã làm trong thời gian 3 năm thi hành sứ vụ công khai của Người trên mảnh đất Pa-lét-tin. Phép lạ nào cũng có hai ý nghĩa chính: một là hành động cứu độ con người; hai là dấu chỉ bày tỏ vinh quang của Chúa Giê-su và của Thiên Chúa.

Ý NGHĨA DẤU LẠ Ở CA-NA
Các tác giả 4 Sách Phúc Âm đều kể lại nhiều phép lạ Chúa Giê-su đã làm trong thời gian 3 năm thi hành sứ vụ công khai của Người trên mảnh đất Pa-lét-tin. Phép lạ nào cũng có hai ý nghĩa chính: một là hành động cứu độ con người; hai là dấu chỉ bày tỏ vinh quang của Chúa Giê-su và của Thiên Chúa.

MỘT TRANG SỬ MỚI
Sau biến cố Chúa Giê-su cùng cha mẹ lên Đền Thờ Giê-ru-sa-lem khi 12 tuổi, không Phúc Âm nào viết về gần hai mươi năm Người sống ẩn dật ở Na-da-rét. Hôm nay chúng ta được đọc bài tường thuật của Thánh sử Lu-ca về câu chuyện Chúa Giê-su xuất hiện bên dòng sống Gio-đan để nhận phép rửa từ tay Gio-an Tẩy Giả. Xét theo một góc nhìn, thì Chúa Giê-su không cần phải chịu phép rửa, vì Chúa Giê-su là Đấng vô tội. Nhưng Chúa Giê-su đã hòa mình vào dòng người nhận thức mình là tội nhân,  muốn thể hiện lòng sám hối và nóng lòng mong đợi ngày Cứu Độ của Thiên Chúa. Việc làm của Chúa Giê-su được Chúa Cha và Chúa Thánh Thần chứng nhận một cách hết sức long trọng, khiến câu chuyện phép rửa mở đầu một trang sử mới trong kế hoạch mạc khải và thực hiện Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa.

VINH QUANG CỦA THIÊN CHÚA
Lễ Giáng Sinh và Lễ Hiển Linh đều là những biến cố tỏ bày VINH QUANG CỦA THIÊN CHÚA. Trước hết là với dân riêng Ít-ra-en. Kế đến là với các dân tộc khác mà chúng ta thường gọi là dân ngoại hay chư dân. Thật ra thì không có dân tộc nào là ở ngoài Lòng Yêu Thương bao la và vĩnh cửu của Thiên Chúa cả, vì đối với Thiên Chúa thì không có cảnh “người ở trong”, “kẻ ở ngoài” mà tất cả đều là người trong nhà cả. Sự khác biệt chỉ là về thời gian mà mầu nhiệm thâm sâu của Thiên Chúa được mạc khải trọn vẹn mà thôi. Đó chính là ý nghĩa của Lễ Hiển Linh hôm nay. Các bài đọc Thánh Kinh sẽ giúp chúng ta hiểu rõ điều ấy!

NIỀM VUI PHỤC VỤ LỜI CHÚA
Ngoài niềm vui của đời sống gia đình, Thiên Chúa còn ban cho tôi một niềm vui lơn lao trong cuộc đời của tôi, nhất là trong lúc tuổi già này. Đó là niềm vui phục vụ Lời Chúa qua các Khóa/Lớp Thánh Kinh, đăc biệt là Khóa Thánh Kinh 100 tuần mà tôi đang hướng dẫn tại Nhà Thờ Lạng Sơn Hạt Xóm Mới.

GIA ĐÌNH LÀ HỘI THÁNH NHỎ, HỘI THÁNH TẠI GIA
Hôn nhân và gia đình có ý nghĩa vô cùng cao trọng trong Ki-tô giáo, vì nằm trong kế hoạch tạo dựng và cứu độ của Thiên Chúa. Hơn nữa Con Một Thiên Chúa xuống thế làm người cũng đã chọn gia đình làm môi trường sinh sống. Vì thế hôn nhân và gia đình Công giáo có ơn gọi đặc biệt và Lễ Thánh Gia là Lễ riêng của các gia đình Công giáo. Đại Hội Dân Chúa 2010 (số 5) của Hội Thánh Việt Nam đã đề cao ơn gọi của hôn nhân và gia đình Công giáo như sau:

SỨ ĐIỆP YÊU THƯƠNG CỦA MẦU NHIỆM GIÁNG SINH
Tin Mừng Lu-ca mô tả hoàn cảnh và thời gian của Con Thiên Chúa giáng trần: Tuy được sinh ra trong cảnh nghèo hèn... nhưng Người lại là Thiên Chúa quyền năng. Người đời đã hất hủi xua đuổi Đấng Cứu Thế trong khi các thiên thần lại vui mừng hát ca. Thiên Chúa giàu lòng từ bi thương xót đã đến trong thân phận nghèo hèn để đồng cảm với người nghèo và mời gọi mọi người hãy yêu thương nhau, thể hiện qua việc quảng đại chia sẻ cơm áo và niềm vui cho nhau.

VINH DANH THIÊN CHÚA TRÊN TRỜI, BÌNH AN DƯỚI THẾ CHO LOÀI NGƯỜI CHÚA THƯƠNG!
Nhân loại đang đang bị hai mối đe dọa kinh hồn: Nạn khủng bố tàn bạo của IS và tình trạng biến đổi khí hậu trầm trọng trên toàn thế giới.  Riêng với dân Việt ta lại còn thêm nạn thực phẩm bị ô nhiễm tràn lan và nạn tham nhũng “không thuốc chữa” của nhiều quan chức Nhà Nước. Trong bối cảnh bất an ấy, ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh càng thấm thía và sâu sắc hơn. Bài ca trên bầu trời Bê-lem

NHẬN RA CHÚA GIÊ-SU LÀ CỨU CHÚA
Trong cuộc sống đời thường cũng như đời sống đạo, có nhiều cơ hội mà chúng ta không nắm bắt được, vì không biết đó là cơ hội của mình. Có nhiều người đi qua cuộc đời chúng ta mà chúng ta không nhận ra và không gặp được họ vì chúng ta không biết họ là ai và họ đến với chúng ta để làm gì?  Chúa Giê-su Ki-tô là Thiên Chúa đã đến trần gian mà nhiều người không nhận ra Người. Có một số người còn tìm mọi cách loại trừ Người, nhưng phần đông là họ không biết Người là ai và Người đến thế gian để làm gì?

“CHÚNG TÔI PHẢI LÀM GÌ ĐÂY?”
“Chúng tôi phải làm gì đây?” Câu hỏi thật dễ thương và đáng trân trọng của những người Do-thái đặt ra với ông Gio-an Tiền Hô. Ông đã trả lời họ một cách rất cụ thể và nêu lên lý do ẩn chứa đàng sau: "Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa. Tay Người cầm nia rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi."       

DỌN ĐƯỜNG CHO CHÚA [CHÚA NHẬT THỨ II MÙA VỌNG NĂM C (09/12/2018)]
Ai cũng có ít nhiều kinh nghiệm về việc chuẩn bị cho một biến cố hay sự kiện quan trọng đối với cá nhân, gia đình và cộng đoàn mình. Kinh nghiệm ấy giúp chúng ta hiểu ý nghĩa của bài Phúc Âm Chúa Nhật II Mùa Vọng Năm C hôm nay.

TỈNH THỨC VÀ CẦU NGUYỆN!
Hôm nay, chúng ta lại bước vào Mùa Vọng!  Ý nghĩa và mục đích của Mùa Vọng là chuẩn bị tâm hồn đón chào và tin nhận Đức Giê-su Ki-tô là Thiên Chúa xuống thế làm người để cứu độ nhân loại và mời gọi chúng ta bước theo Người. * Xét về lịch sử thì Thiên Chúa Ngôi Hai đã đến trần gian cách đây hơn hai ngàn năm, trong nhân vật Giê-su Na-da-rét; * Xét về mặt tâm linh tức trong tương quan giữa Thiên Chúa nhập thể làm người và mỗi người chúng ta thì Thiên Chúa luôn ở đàng trước chúng ta, đang tiến lại gần chúng ta, sẵn sàng đến ngự vào tâm hồn và cuộc sống của chúng ta.

TUYÊN XƯNG ĐỨC GIÊ-SU KI-TÔ LÀ VUA
Hơn bao giờ hết, niềm tin của người tín hữu vào Vương Quyền của Thiên Chúa và của Con Một Yêu Dấu của Người là Chúa Giê-su Ki-tô đang bị thử thách quyết liệt. Nhìn vào thực trạng của thế giới nói chung và của xã hội Việt Nam nói riêng, chúng ta dễ có cảm tưởng là các thế lực của bạo tàn, chiến tranh, hận thù và tội ác đang thắng thế. Cũng chẳng có gì lạ, vì cách đây hơn 2.000 năm, tổng trấn Phi-la-tô đã đưa ra nghị quyết: “Đóng đinh nó vào thập giá!” và đám đông quần chúng Do-thái đã rập theo một cách điên cuồng: “Chúng tôi không có vua nào khác ngoài Xê-da-rê.”

CON NHÀ TÔNG….
Trong xã hội Việt Nam ta xưa cũng như nay, những người trẻ được mang nhãn hiệu CÔCC (con ông cháu cha) thì không để đâu cho hết niềm tự hào. Thật ra nếu đi sâu vào thực tế thì chưa hẳn tất cả những người trẻ mang danh CÔCC đều là những người đáng tự hào, vì cha ông của một số những người trẻ ấy chẳng có gì đáng tự hào, khi chỉ nhờ vào địa vị xã hội, tham nhũng, hối lộ hay ăn cắp của công mà thành người có chức, có quyền và có của trong xã hội và chính bản thân những người trẻ ấy cũng chẳng có gì đáng tự hào do chẳng có công trạng gì với cộng đồng xã hội.

“CỦA ÍT LÒNG NHIỀU”
Người Việt Nam chúng ta có câu “của ít lòng nhiều” để nói lên tấm lòng quan trọng hơn của cho. Trong đời sống, rất nhiều khi người ta không thể thực hiện được những điều mình muốn, hoặc ở mức độ mình muốn, vì bị giới hạn cách này cách khác. Đó là những truờng hợp "lực bất tòng tâm."

MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
Bốn chữ vàng của Ki-tô giáo là “mến Chúa yêu người”. Bốn chữ ấy tóm gọn 10 điều/giới răn mà Thiên Chúa đã ban cho dân riêng Ít-ra-en qua ông Mô-sê:  Nghe đây, hỡi Ít-ra-en, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi… Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó." 

NHỮNG NGƯỜI CON ƯU TÚ CỦA HỘI THÁNH (THỨ NĂM ĐẦU THÁNG 01/11/2018 LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ)
Bất kỳ quốc gia nào cũng hãnh diện về những “nhân tài” mà quốc gia ấy sản sinh ra. Bất cứ một dòng họ nào cũng hãnh diện về những con cái “kiệt xuất” của dòng họ mình. Bất cứ một trường học nào cũng thấy nở mày nở mặt về những học sinh sinh viên “xuất sắc” đã từ trường mình mà nên người tài giỏi. Bất cứ tôn giáo nào cũng hân hoan mừng rỡ về các vị Thánh là những người con “ưu tú” của tôn giáo mình. Ki-tô giáo cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Hằng năm Hội Thánh cử hành Lễ Các Thánh Nam Nữ vào ngày 01 tháng 11 là nhằm tôn vinh các Vị Thánh và nêu gương các Ngài cho các tín hữu đang sống trong cõi trần này noi theo. Chúng ta hãy dâng lời ngợi khen, chúc tụng và cảm tạ Thiên Chúa về các Thánh Nam Nữ ở trên trời và hãy học cùng các Ngài gương hy sinh thánh thiện.

MÙ MÀ SÁNG!
Vì “con mắt là cửa sổ linh hồn” nên mù lòa là một tai họa lớn đối với con người vì nó cướp mất khả năng “nhìn thấy” sự vật xung quanh và khiến con người phải sống trong tăm tối.

[1] 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 [16/31]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!