|
|
Bài Viết Của Jerome Nguyễn Văn Nội
|
HÃY LÀM CHO VƯỜN NHO SINH TRÁI NGỌT!
Để mạc khải Nước Trời là Vương Quốc Tình Yêu của Thiên Chúa cho loài người, Chúa Giêsu đã dùng nhiều dụ ngôn và nhiều hình ảnh quen thuộc, gần gũi với đời sống nông nghiệp của người Do-thái thời kỳ đầu Công Nguyên. Trong các dụ ngôn và hình ảnh được Chúa Giêsu vận dụng thì Vườn Nho là dụ ngôn và hình ảnh được Chúa dùng nhiều nhất. |
|
LÀM CON THẢO CỦA CHA TRÊN TRỜI
Văn hóa Á Đông giúp các Kitô hữu Á Đông hiểu giáo huấn của Đạo Chúa một cách dễ dàng hơn vì truyền thống Á Đông và Giáo Lý Công Giáo đều rất coi trọng những giá trị của Gia Đình, nhất là sự hiếu thảo của con cái đối với ông bà cha mẹ. Trong gia đình Việt Nam, người con hiếu thảo là người con biết nghe lời ông bà cha mẹ mà kính trên nhường dưới, sống thuận hòa với người trong gia đình và thân ái với người xung quanh cũng như hữu ích cho xã hội cộng đồng. |
|
HÃY VÀO LÀM TRONG VƯỜN NHO
Cây nho, vuờn nho là những thực tại rất gần gũi, thân thiết với dân Israel xưa. Vì thế mà cây nho, vườn nho, ông chủ vườn nho và thợ làm vườn nho được nhắc đến nhiều lần trong Thánh Kinh. Theo quan điểm của Thánh Kinh Kitô giáo, thế giới này là vườn nho của Thiên Chúa, một vườn nho khổng lồ, mà mọi người lớn/bé, già/trẻ, nam/nữ, tài ba/vụng về, trí thức/ít học, giầu/nghèo, lương/giáo... đều được Thiên Chúa là Chủ vườn nho mời vào làm trong vườn nho ấy. |
|
THA THỨ ĐỂ ĐƯỢC THỨ THA
Trong con mắt đức tin, cộng đoàn (gia đình, giáo xứ, giáo hội, xã hội) không chỉ có tương quan chiều dọc là quan trọng mà tương quan chiều ngang cũng rất quan trọng. Tương quan chiều dọc là tương quan của mỗi người với Thiên Chúa. Còn tương quan chiều ngang là tương quan giữa người này với người kia. Một trong những đặc điểm của tưong quan chiều ngang là việc sửa lỗi cho nhau, giúp nhau nên hoàn hảo và việc hiệp thông với nhau trong lời cầu nguyện (Phúc Âm Chúa Nhật XXIII Thường Niên A). Một đặc điểm khác của tương quan chiều ngang là sự tha thứ cho nhau giữa những người sống trong một cộng đoàn như gia đình, khu phố, hội đòan giáo xứ v.v… (Phúc âm Chúa Nhật XXIV Thường Niên Năm A) |
|
VÌ TÌNH BÁC ÁI HUYNH ĐỆ HÃY GIÚP NHAU SỬA LỖI
Trong Tin Mừng Mátthêu có tât cả 5 bài giảng: bài giảng trên núi (chương 5-7), bài giảng về sứ mạng truyền giáo (chương 10), bài giảng bằng các dụ ngôn (chương 13), bài giảng về Giáo hội (chương 18) và bài giảng về cánh chung (chương 24-25). Bài Phúc Âm Chúa Nhật XXIII Thường Niên Năm A là một phần của bải giảng về Giáo Hội. Lý do Chúa Giêsu quan tâm đến Giáo Hội là vì Giáo Hội là cộng đoàn những người theo Chúa, là Israel mới hay dân riêng mới của Thiên Chúa, là hình ảnh của Nước Trời nơi trần thế, là công cụ của Ơn Cứu Độ. Vì lý do đó mà một trong những trách nhiệm của các thành viên của cộng đoàn Giáo Hội là nhắc nhở và xây dựng cho nhau sống đúng với tư cách và chức danh Kitô hữu (là giáo dân hay là giáo sĩ). |
|
TỪ BỎ MÌNH & VÁC THẬP GIÁ ĐỂ THEO THẦY
Bài giáo lý cơ bản và sơ đẳng nhất của các Sách Phúc âm là nhận biết Chúa Giêsu là Ai và muốn đi theo Người thì phải đi con đường nào? Lời tuyên tín của Phêrô "Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" trong bài Phúc Âm tuần trước (Mt 16,16) là câu trả lời cho vế thứ nhất. Những lời công bố của Chúa Giêsu “Ai muốn theo Thầy, thì hãy bỏ mình đi, và vác thập giá mình mà theo Thầy” trong bài Phúc âm hôm nay (Mt 16,24) là lời giải đáp cho vế thứ hai. |
|
QUAN TRỌNG LÀ MỐI TUƠNG QUAN CÁ VỊ VỚI CHÚA!
Đối với các Kitô hũu của mọi thời mọi nơi thì điều quan trọng nhất là biết Thiên Chúa là Ai (hay là Đấng nào). Và Người muốn gì. Biết Thiên Chúa là Ai (hay là Đấng nào) để chúng ta biết cách sống với Thiên Chúa/ Biết Thiên Chúa muốn gì để chúng ta thực hiện điều muốn ấy. |
|
“NÀY BÀ, BÀ CÓ LÒNG MẠNH TIN, BÀ MUỐN SAO THÌ ĐƯỢC VẬY”
Trong Cưu Ước Thiên Chúa đã chọn Israel làm dân riêng để họ thờ phương yêu mến Thiên Chúa và làm cầu nối cho Thiên Chúa đến với các dân tộc khác. Nhưng không phải người Israel nào cũng hiểu đúng ý định ấy của Thiên Chúa. Phần đông người Israel có cái nhìn khinh thị đối với những người không phải là dân Israel và gọi họ là dân ngoại. Não trạng ấy còn tồn tại nơi nhiều người Israel thòi đầu Công nguyên. Vì thế trong thời rao giảng Tin Mừng ở Palestine, Chúa Giêsu Kitô đã nhiều lần đề cao lòng tin của những người ngoại tức của những người không thuộc Israel, vừa để chấn chỉnh suy nghĩ sai lầm của người Israel vừa để trả lại giá trị thật cho những người lương dân. |
|
“CHÍNH THẦY ĐÂY, ĐỪNG SỢ!”
Trong bất cứ xã hội, quốc gia nào cũng có những người không biết sợ là gì, dù là nghèo đói, vất vả, đòn roi, ngục tù, thậm chí cả cái chết. Họ quả là những con người dũng cảm, đáng kính phục. Trong khi đó, đại đa số con người ta thường bị cái sợ chế ngự cả tâm trí lẫn hành vi. Có người sợ đói, sợ rét. Có người sợ bệnh tật và tuổi già. Có người sợ mất của cải, địa vị, chức quyền. Có người sợ tù tội, giam cầm. Có người sợ ma, sợ quỉ là các thế lực vô hình độc ác.
|
|
CHÚA GIÊSU HIỂN DUNG
Để chinh phục các môn đệ và dân chúng tin vào và tin theo mình, Chúa Giêsu không chỉ rao giảng về Nước Trời và chữa lành dân chúng bằng nhiều phép lạ phi thường mà Người còn hé mở cho ba môn đệ thân tín nhất và những ngườ đọc Phúc âm thấy được dung mạo đích thật và giấu kín của Người. Đó là câu chuyện của bài Phúc âm Chúa Nhật XVIII Thuờng Niên Năm A hôm nay (Mt 17,1-9). |
|
NGƯỜI KHÔN CÓ ĐƯỢC KHO BÁU
Người đời có câu: “Khôn thì sống, dại thì chết” Đó là đúc kết kinh nghiệm sống của loài người, không chỉ trong lãnh vực trần thế mà cả trong lãnh vực tâm linh nữa. Người khôn là người biết định giá (hay lượng giá) đúng. Người khôn là người biết chọn lựa đúng. Vì thế mà người khôn là người có được kho báu. Điển hình là người đi tìm ngọc đẹp và thương gia tìm thấy kho báu. Hai người ấy bán hết tài sản họ đang có để mua cho được viên ngọc quý hay thửa ruộng trong đó có chôn giấu kho báu, vì họ định giá đúng về viên ngọc quý hay kho báu vừa tìm thầy. |
|
KẺ XẤU SỐNG CHUNG VỚI NGƯỜI TỐT GIỐNG NHƯ CỎ LÙNG MỌC CHUNG VỚI LÚA
Trong Tin Mừng Mátthêu có 5 bài giảng: (a) bài giảng trên núi, (b) bài giảng về sứ mạng truyền giáo, (c) bài giảng về Giáo hội, (d) bài giảng về các dụ ngôn và (đ) bài giảng về cánh chung. Trong bài giảng về các dụ ngôn, Chúa Giêsu đã dùng 6 dụ ngôn để nói về Nước Trời: (a) dụ ngôn người gieo giống, (b) dụ ngôn cỏ lùng, (c) dụ ngôn hạt cải, (d) dụ ngôn men trong bột, (đ) dụ ngôn kho báu và ngọc quý và (e) dụ ngôn chiếc lưới thả xuống biển. Mỗi dụ ngôn có ý nghĩa riêng và mang một sứ điệp riêng. |
|
GIEO KHẮP BỐN PHƯƠNG TRỜI
Trên bìa cuốn Tự điển Bách khoa Larousse nổi tiếng, chúng ta đọc thấy phương châm này: “On sème à tout vent.” Có thể tạm dịch là: “Gieo khắp bốn phương trời.” Phương châm này giúp chúng ta liên tưởng đến dụ ngôn người gieo giống trong Tin Mừng Matthêu: “Trong khi người ấy gieo, thì có những hạt rơi xuống vệ đường, chim chóc đến ăn mất. Có những hạt rơi trên nơi sỏi đá, chỗ đất không có nhiều; nó mọc ngay, vì đất không sâu; nhưng khi nắng lên, nó liền bị cháy, và vì thiếu rễ nên bị chết khô. Có những hạt rơi vào bụi gai, gai mọc lên làm nó chết nghẹt. Có những hạt lại rơi nhằm đất tốt, nên sinh hoa kết quả: hạt được gấp trăm, hạt được sáu chục, hạt được ba chục." |
|
KHÔNG CÓ LỜI NÀO ÊM TẠI VÀ MÁT LÒNG HƠN
Loài người không sai khi cho rằng cuộc đời này là bể khổ: nghèo đói, bệnh tật, chiến tranh, hận thù, lừa đảo và bất công xã hội. Trong bối cảnh ấy mọi người, lương cũng như giáo, đều ao ước nghe được những lời êm tai và mát lòng từ những người xung quanh và nhất là từ Thiên Chúa Tối Cao. Chúa Giêsu Kitô, đai diện của Thiên Chúa đã đáp lại sự mong đợi của loài người khi Ngài nói: "Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng!” |
|
HY SINH TỪ BỎ ĐỂ THEO CHÚA và ĐỂ NÊN GIỐNG CHÚA
Không có tôn giáo nào lại không coi trọng việc hy sinh từ bỏ trong đời sống tâm linh. Không chỉ hy sinh từ bỏ những cái xấu, những cái chưa hoàn hảo (tội lỗi, ích kỷ, hận thù) mà hy sinh từ bỏ cả những cái tốt những cái có giá trị (của cải, ý riêng, người thân). Càng hy sinh từ bỏ nhiều thì người tu hành càng trở thành nhà chân tu. Càng hy sinh từ bỏ nhiều thì người tín hữu càng trở nên tốt lành, thánh thiện. |
|
CÁI GIÁ PHẢI TRẢ KHI THEO CHÚA
Nhiều người Công giáo thắc mắc là không hiểu tại sao ngay ngày hôm nay trên thế giới vẫn có những người có đạo bị đàn áp bởi nhà cầm quyền. Các Kitô hữu bị đàn áp không phải vì họ làm điều xấu xa mà chỉ vì họ theo một tôn giáo mà chính quyền không thích không ưa. Nếu đọc những lời cảnh báo của Chúa Giêsu trong Phúc Âm thì chúng ta sẽ hiểu rằng: Theo Chúa hay theo đạo Công giáo không phải là điều đơn giản, không phải lúc nào cũng thuận lợi mà trái lại nhiều lúc rất cam go vất vả, thậm chí nguy hiểm nữa. Cái giá phải trả có khi rất cao (bị người đời ghét bỏ, giết hại). Nhưng phần thưởng thì rất lớn, vô cùng lớn: được Chúa Giêsu tuyên bố nhận làm môn đệ trước mặt Thiên Chúa Cha. |
|
TÍNH ĐẶC THÙ CỦA DÂN ISRAEL VÀ KITÔ GIÁO
Con người và xã hội càng văn minh tiến bộ thì người ta càng đề cao tính đặc thù riêng biệt của mỗi người, mỗi nhóm người. Chúng ta biết dân tộc Việt Nam gồm 54 dân tộc lớn nhỏ tạo nên và mỗi một dân tộc có đặc thù riêng về ngôn ngữ, văn hóa, xã hội, gia đình… Xét về tôn giáo thì mỗi tôn giáo có tính đặc thù riêng. Riêng dân Kitô giáo hay dân công giáo có đặc thù rất riêng: đó là dân đã được hiến thánh và năng cấp thành dân tư tế (bài đọc 1), là dân được sai đi loan báo Tin Mừng Cứu Độ (bài Phúc âm). |
|
LỄ MÌNH MÁU CHÚA - PHÉP LẠ CỦA TÌNH YÊU
Trong hành trình xuyên qua sa mạc tiến về Đất Hứa dân Israel đã được Thiên Chúa ban cho man-na mỗi buổi sáng để có sức mà sống và tiến bước. Đó là hình bóng của Thánh Thể mà Chúa Giêsu Kitô ban cho Dân Mới là Hội Thánh trong cuộc lữ hành trần thế. Nhưng Thánh Thể thì trổi vượt hơn manna vì Thánh Thể là Thịt, là Máu, là Lời của chính Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa làm người. Thánh Thể là Phép Lạ của Tình Yêu! |
|
THIÊN CHÚA YÊU THẾ GIAN
Nói theo ngôn ngữ giáo lý, thần học thì mầu nhiệm cao siêu, khôn lường và khó hiểu nhất của Kitô giáo là mầu nhiệm một Chúa ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần. Nhưng nói theo ngôn ngữ Thánh Kinh thì mầu nhiệm ấy lại dễ hiểu, gần gũi và có sức an ủi nhất vì đó chính là mầu nhiệm Thiên Chúa Tình Yêu. Quả vậy từ Sách Xuất Hành qua Thư của Thánh Phaolô đến Tin Mừng của Thánh Gioan, Thiên Chúa là Đấng “nhân hậu và từ bi, hay nén giận, giầu nhân nghĩa và thành tín”. Chính vì Thiên Chúa là Tình Yêu nên Người “đã sai Con Một đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người mà được cứu độ.” |
|
CẢM NGHIỆM TÁC ĐỘNG CỦA THÁNH THẦN
Kitô giáo được khai sinh vào Ngày Lễ Ngũ Tuần, ngày mà Thánh Thần Thiên Chúa cũng là Thánh Thần của Chúa Giêsu Kitô xuống trên các Tông Đồ là cộng đoàn những người tin theo Chúa Giêsu Kitô và làm chứng cho Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh. Thánh Thần luôn đồng hành cùng Hội Thánh từ ngày đó đến nay, không lúc nào Người vắng bóng; nên người tín hữu chúng ta cũng có thể cảm nghiệm được sự hiện diện và hành động của Chúa Thánh Thần. Nhưng có những thời điểm chúng ta có thể cảm nghiệm một cách mạnh mẽ và sâu sắc hơn sự hiện diện và hành động của Chúa Thánh Thần, như trong những ngày này: chúng ta có Đức Phanxicô trên ngôi vị Giáo Hoàng và chúng ta vừa mới có hai Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII và Gioan Phaolô II là hai Thánh Giáo hoàng của Công Đồng Vatican II là Công Đồng của canh tân đổi mới và trở về nguồn. |
|
[1]
1
2
3 4
5
6
7
8
9
10 [4/32] |
|