Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Nguyễn Thành Long
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. Nguyễn Thành Long

ĐỐ VUI NĂM MẬU TUẤT – 2018
Chó là vật nuôi thân thiết đối với con người. Chó còn là nguồn cung “đặc sản” đối với một số quốc gia Á Châu nói chung, đặc biệt đối với Việt Nam nói riêng. Nhân dịp Tết Mậu Tuất – Tết Con Chó, xin mời quí vị cùng tìm hiểu thêm về loài vật nuôi đáng yêu này trong khoa học thường thức, trong đời sống con người và cả trong tục ngữ dân gian, qua hình thức đố vui. ...File kèm Attach file

ĐƯỜNG GIÊSU – ĐƯỜNG VỀ NHÀ CHA
Trong ba năm công khai rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu đã nhiều lần trả lời cho người Do thái, đặc biệt là cho các môn đệ ba câu hỏi hết sức quan trọng: (1) đâu là nguồn cội của Ngài, tức là nơi mà Ngài phát xuất, (2) đâu là ý nghĩa cuộc sống trần gian của Ngài, và (3) đâu là cùng đích mà Ngài sẽ đến!

MẸ FATIMA - MẸ CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
Khi suy niệm về biến cố Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, tôi có ba thắc mắc. Thứ nhất là tại sao Đức Mẹ lại chọn một làng quê nghèo là Fatima, nước Bồ Đào Nha để hiện ra và trao gởi sứ điệp cho toàn thể nhân loại? Thứ hai là tại sao những lần Đức Mẹ hiện ra tại Fatima lại rơi vào các ngày 13, từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1917? Và thứ ba là tại sao Đức Mẹ lại hiện ra với các trẻ nhỏ chứ không hiện ra với người lớn?

Một Đức Kitô “rất Chúa” và cũng “rất người”
Trước khi đi vào cuộc thương khó, tử nạn và phục sinh, Chúa Giêsu đã thực hiện một trong những phép lạ lớn nhất trong tất cả các phép lạ mà Ngài đã thực hiện, đó là phục sinh cho anh Ladarô. Qua phép lạ này, thánh sử Gioan muốn phác họa cho ta thấy một Đức Kitô với hai bản tính rõ rệt: nhân tính và thần tính. Hay nói cách khác, qua phép lạ này, thánh Gioan muốn cho ta thấy một Đức Kitô “rất người” và cũng “rất Chúa”.

Thánh sử Mathêu - 21.9 - BỨC TRANH ĐỔI ĐỜI TUYỆT ĐẸP
Khi ngắm bức tranh vẽ chân dung thánh sử Mathêu mà tình cờ tôi bắt gặp trên mạng, tôi thấy bức tranh được vẽ bằng 4 gam màu chủ đạo rất ấn tượng, cũng chính là những gam màu làm nên câu chuyện đổi đời tuyệt đẹp về thánh sử Mathêu. Bốn gam màu chủ đạo đó là những gam màu nào?

Lễ thánh Monica: BÀ MẸ CÔNG GIÁO ANH HÙNG
Người ta nói rằng không ở nơi đâu có nhiều anh hùng như Việt Nam và cũng không ở nơi đâu có nhiều bà mẹ anh hùng như ở Việt Nam. Anh hùng theo nghĩa là hy sinh nhiều, hy sinh cả chồng con cho đất nước, cho tổ quốc. Tuy nhiên, nếu xét trên bình diện yêu thương thì nơi đâu cũng có các bà mẹ anh hùng. Anh hùng theo nghĩa là người có trái tim vĩ đại dành cho chồng cho con của mình.

TIỆC LY - BỮA TIỆC CỨU ĐỘ (Thứ Năm Tuần Thánh)
Có lẽ trong đời mình, nhiều người trong chúng ta đã từng tổ chức các bữa tiệc khác nhau: tiệc cưới, tiệc giỗ, tiệc tân gia, tiệc sinh nhật, tiệc thôi nôi, tiệc đầy tháng, v.v... Còn đối với Chúa Giêsu, trong suốt cuộc đời dương thế của mình, Ngài chỉ “tổ chức” duy nhất một bữa tiệc, cũng là “tiệc chia tay” với các môn đệ dấu yêu trước khi Ngài đi vào cuộc thương khó, tử nạn. Bữa tiệc duy nhất này vẫn thường được gọi bằng cái tên rất dễ thương: Tiệc Ly. Tuy nhiên, đây không phải là bữa tiệc ly - tiệc chia tay thông thường, mà là bữa tiệc đặc biệt nhất, quan trọng nhất, và cũng gây nhiều cảm hứng nhất cho các nhà điêu khắc, hội họa trong lịch sử nhân loại. Vậy Tiệc Ly là bữa tiệc gì mà đặc biệt như thế?

TRI ÂN NGƯỜI CỨU MẠNG
Trang Tuoitre online có đăng tải câu chuyện cảm động về một chú chim cánh cụt có tên là Dindim, mỗi năm vượt 8.000km đường biển để trở lại thăm người cứu mạng. Theo bài báo, con chim cánh cụt không cho ai đụng vào mình, trừ ông Joao Pereira de Souza, 71 tuổi, người đã cứu mạng nó trên một bãi biển Brazil năm 2011.

MÙNG 2 TẾT - MẮC NỢ MẸ CHA
Về phương vật chất tiền bạc, có thể ta không mắc nợ ai, hoặc mắc nợ ít; thế nhưng về phương diện tinh thần, thiết nghĩ ai trong chúng ta cũng đều mắc nợ, mắc nợ nhiều nữa là khác. Mắc nợ ai? Ngoài Thiên Chúa ra, thì ông bà cha mẹ chúng ta là những người mà chúng ta mắc nợ nhiều nhất. Dĩ nhiên, không chỉ thuần túy là nợ về của cải vật chất, mà về tinh thần, mắc nợ dài dài, nợ cả đời. Cụ thể là những món nợ gì?

MỒNG MỘT TẾT - XUÂN TẠ ƠN VÀ CẦU BÌNH AN
Mùa Xuân có nhiều điều để nói, song thiết nghĩ có một điều quan trọng nhất: mùa xuân không chỉ là mùa để đếm những tháng ngày mình sống, bao nhiêu cái tuổi, bao nhiêu cái Tết… mà mùa Xuân phải là mùa tập đếm Hồng ân. Chỉ khi ta biết đếm những hồng ân, tức là nhận ra những hồng ân mà Thiên Chúa tuôn đổ trong cuộc đời ta, để dâng lời tạ ơn, Lúc đó, ta mới thấy việc đón Tết, mừng Xuân mới thực sự có ý nghĩa.

Đấu nào ta đang đong cho Chúa và cho tha nhân?
Lịch sử Hoa Kỳ có ghi lại một câu chuyện rất đặc biệt liên quan đến nữ tỉ phú có tên là Hetty Robinson. Bà có khả năng kiếm tiền dễ đến nỗi người ta gọi bà là “phù thủy phố Wall”. Nhờ vào tài kiếm tiền thiên phú, bà đã trở thành một trong những nữ tỉ phú giàu có nhất nước Mỹ hồi đầu thế kỷ 20, khi tuổi đời còn trẻ. Tuy nhiên, bà cũng là một người keo kiệt nhất được biết đến thời bấy giờ. Bà đếm từng xu một và dường như không bao giờ cho ai hay giúp đỡ ai một đồng nào...

Tôi đang làm chứng hay phản chứng về đạo?
Một linh mục làm công tác truyền giáo lâu năm đã nhận định rằng Giáo Hội Công giáo Việt Nam chỉ thành công trong việc truyền giáo qua con đường hôn nhân mà thôi. Quả là không sai. Không cần phải nói đâu xa, ngay trong các xứ đạo, ta thấy tuyệt đại đa số những người theo đạo chủ yếu là để lấy vợ lấy chồng, còn những người theo đạo vì yêu mến đạo, yêu mến những người có đạo là rất ít. Vì thế số người Công giáo hằng năm tăng lên là không nhiều. Vậy đâu là nguyên nhân? Thiết nghĩ có hai nguyên nhân chính.

 

Lần Chuỗi Mân Côi – một việc đạo đức đang bị giới trẻ “xếp xó”
Trong đời sống của Giáo Hội, có hai việc tôn thờ Thiên Chúa: thứ nhất là Phụng Vụ, thứ hai là các việc đạo đức bình dân. Việc Phụng Vụ là việc thờ phượng Thiên Chúa một cách chính thức của Giáo Hội, gồm Thánh Lễ, Chầu Thánh Thể và Giờ Kinh Thần Vụ. Còn các việc đạo đức bình dân gồm có viếng Thánh Thể, lần hạt Mân Côi, đi Đàng Thánh Giá, rước kiệu… Gọi là “bình dân” vì ai cũng có thể làm được, và có thể làm được mọi nơi mọi lúc.

Nước Thiên Chúa – Nước vĩnh hằng
Trong suốt 3 năm rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu đã nói tới rất nhiều lần về Nước Thiên Chúa. Tuy nhiên, nhiều người thấy Nước Thiên Chúa xem ra chẳng là gì cả vì quá nhỏ bé.

‘MÃN TANG’ HỒNG ÂN LINH MỤC (Bài chia sẻ dịp Tạ Ơn 3 năm Linh Mục - Khóa 9, Gp. Phan Thiết)
Hôm qua khi ngỏ lời nhờ tôi chia sẻ, cha trưởng lớp nói với tôi: “Ngày mai, các anh em Linh mục Khóa 9 - Phan Thiết, kỷ niệm ‘mãn tang’ 3 năm Linh mục, cha Long giảng giùm nha”. Tôi nhận lời, nhưng cứ thắc mắc tại sao kỷ niệm 3 năm linh mục, ngài lại gọi là “mãn tang”! Ngẫm nghĩ ra, tôi thấy cũng đúng lắm, vì ngày chịu chức linh mục, đành rằng là ngày vinh quang trước mặt thế gian, nhưng trong cái nhìn siêu nhiên, đó cũng là ngày linh mục bắt đầu chết. Chết cho những gì?

Thứ Sáu Tuần Thánh - Suy tôn Thánh Giá và hôn chân Chúa
Trong Nghi thức Tưởng Niệm Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu chiều Thứ Sáu Tuần Thánh, có hai phần chính: Suy Tôn Thánh Giá và Hôn Chân. Xin được chia sẻ đôi chút về ý nghĩa của hai cử hành này.

Lễ kính Thánh Giuse “THÁNH GIUSE GỒM NO MỌI NHÂN ĐỨC”
Kinh Thánh chỉ mô tả thánh Giuse bằng một từ ngữ ngắn gọn: “Người Công Chính”. Dĩ nhiên, khái niệm “công chính” ở đây được hiểu theo nghĩa Tân Ước, tức là con người trọn lành, bao dung, nhân từ, theo mẫu gương của Chúa Giêsu. Giáo Hội thường suy tôn thánh Giuse với nhiều tước hiệu cao trọng:

LÀM MỚI ĐỀN THỜ TÂM HỒN
Trong những năm gần đây, báo chí thường chạy những bài phóng sự về cảnh tượng xô bồ nơi các đền chùa trong những dịp lễ hội đầu năm: nào là chen lấn xô đẩy để lĩnh ấn Đền Trần, nào là buôn bán chặt chém khách hành hương Chùa Hương, nào là hỗn loạn xin lộc đền bà Chúa Kho, v.v... Mục đích đi chùa chiền là để cầu an, hay cầu tài, cầu lộc. Nhưng nhiều khi tài lộc đâu không thấy mà thấy mất tiền vì bị kẻ gian móc túi, hay bị những người bán hàng chặt chém. An bình đâu không thấy chỉ thấy bất an vì bị chen lấn, xô đẩy, bị văng tục khi không mua hàng của người mời hay mua cho người này mà không mua cho người kia, v.v...  Thế mới thấy rằng chính não trạng vụ lợi muốn biến thần thánh thành công cụ phục vụ lòng ham muốn của mình đã mở đường cho việc thương mại hoá những giá trị cao quý linh thiêng của văn hoá và tín ngưỡng.

LỜI CẦU XIN ĐẸP LÒNG CHÚA
Nếu câu chuyện mười người phong cùi trong Tin Mừng thánh Luca là câu chuyện  đẹp về lòng biết ơn, thì câu chuyện người phong cùi trong Tin Mừng thánh Maccô hôm nay lại là câu chuyện đẹp về lời cầu xin: “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho tôi được sạch”.

LO LẮNG THÁI QÚA LÀ THIẾU LÒNG TIN
"Vì vậy Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao? Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao?

[1] 1 2 3 4 5 6 7 8 [1/8]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!