Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Nguyễn Thành Long
Bài Viết Của
Lm. Nguyễn Thành Long
ĐỐ VUI NĂM MẬU TUẤT – 2018
ĐƯỜNG GIÊSU – ĐƯỜNG VỀ NHÀ CHA
MẸ FATIMA - MẸ CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
Một Đức Kitô “rất Chúa” và cũng “rất người”
Thánh sử Mathêu - 21.9 - BỨC TRANH ĐỔI ĐỜI TUYỆT ĐẸP
Lễ thánh Monica: BÀ MẸ CÔNG GIÁO ANH HÙNG
TIỆC LY - BỮA TIỆC CỨU ĐỘ (Thứ Năm Tuần Thánh)
TRI ÂN NGƯỜI CỨU MẠNG
MÙNG 2 TẾT - MẮC NỢ MẸ CHA
MỒNG MỘT TẾT - XUÂN TẠ ƠN VÀ CẦU BÌNH AN
Đấu nào ta đang đong cho Chúa và cho tha nhân?
Tôi đang làm chứng hay phản chứng về đạo?
Lần Chuỗi Mân Côi – một việc đạo đức đang bị giới trẻ “xếp xó”
Nước Thiên Chúa – Nước vĩnh hằng
‘MÃN TANG’ HỒNG ÂN LINH MỤC (Bài chia sẻ dịp Tạ Ơn 3 năm Linh Mục - Khóa 9, Gp. Phan Thiết)
Thứ Sáu Tuần Thánh - Suy tôn Thánh Giá và hôn chân Chúa
Lễ kính Thánh Giuse “THÁNH GIUSE GỒM NO MỌI NHÂN ĐỨC”
LÀM MỚI ĐỀN THỜ TÂM HỒN
LỜI CẦU XIN ĐẸP LÒNG CHÚA
LO LẮNG THÁI QÚA LÀ THIẾU LÒNG TIN
ĐỨC KITÔ - VỊ LƯƠNG Y THỨ THIỆT
Ý nghĩa của biến cố Chúa chịu Phép Rửa
Đến với Chúa nhờ Ánh Sáng Trời Cao soi dẫn
Virus hủy hoại Gia Đình - Tế Bào của Xã Hội
CỦA LỄ DÂNG CHÚA HÀI NHI
XIN ĐƯỢC PHỤNG SỰ VUA GIÊSU
CÁC LINH HỒN NƠI LUYỆN NGỤC ĐANG CẦN NHỮNG THỨ GÌ?
DU LỊCH TƯỞNG NHỚ
Liệu ta có bị ai thế chỗ trong Nước Trời?
NICKNAME CỦA CHÚA GIÊSU
BÀI HỌC THIẾT THỰC TỪ THẦY GIÊSU
QUÊ HƯƠNG CHÚNG TA Ở TRÊN TRỜI
LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA ĐỨC KITÔ PHỤC SINH
PHỤC SINH – BIẾN CỐ VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU
Hành trình Thương khó của Chúa Giêsu
Nối kết với Chúa Giêsu là Nguồn ban Sự Sống
Yêu thương thù địch - điều không dễ chút nào
CUỘC CÁCH MẠNG VỀ LỀ LUẬT
50 CÂU ĐỐ VUI NĂM CON NGỰA (GIÁP NGỌ)
Ý nghĩa của biến cố Chúa chịu Phép Rửa
MỒNG MỘT TẾT - XUÂN TẠ ƠN VÀ CẦU BÌNH AN

 

Mùa Xuân có nhiều điều để nói, song thiết nghĩ có một điều quan trọng nhất: mùa xuân không chỉ là mùa để đếm những tháng ngày mình sống, bao nhiêu cái tuổi, bao nhiêu cái Tết… mà mùa Xuân phải là mùa tập đếm Hồng ân. Chỉ khi ta biết đếm những hồng ân, tức là nhận ra những hồng ân mà Thiên Chúa tuôn đổ trong cuộc đời ta, để dâng lời tạ ơn, Lúc đó, ta mới thấy việc đón Tết, mừng Xuân mới thực sự có ý nghĩa.  

Một trong những thói quen tốt lành của người Công giáo Việt Nam trong dịp đầu Năm là xin lễ tạ ơn và cầu phúc lạc bình an.

Tạ ơn ai? Dĩ nhiên là tạ ơn Thiên Chúa. Nhưng vì sao lại phải tạ ơn Thiên Chúa? Đơn giản vì Thiên Chúa là ngồn gốc của mọi phúc lành, và tất cả những gì chúng ta có đều xuất phát từ Thiên Chúa. Thánh Phaolo nói: “Tôi có là gì đi nữa thì tất cả đều là do Thiên Chúa ban”. Ngài có thể ban cho ta cách trực tiếp và cũng có thể gián tiếp qua trung gian người khác.

Tuy nhiên, muốn có lòng tri ân đối với Thiên Chúa, giả thiết phải có đức tin. Người có đức tin sẽ nhận ra được những gì mình đã có và đang có là do Thiên Chúa ban. Thiên Chúa là nguồn mạch mọi ơn phúc.

Còn người không có đức tin sẽ coi những gì mình đang có, hay đang được hưởng là điều tự nhiên, hoặc do chính nỗ lực của bản thân, hay công khó của người lân cận. Khi không có đức tin, người ta sẽ không thể nhận ra được cội nguồn sâu xa của các ân huệ là chính Thiên Chúa. Và đương nhiên người ta sẽ không thể có được tâm tình tri ân xứng hợp.

Có đức tin, chỉ cần tĩnh lặng, đặt tay lên trán suy gẫm một chút, ta sẽ thấy có vô vàn ân huệ mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta: ơn lớn, ơn nhỏ; ơn chung, ơn riêng; ơn phần hồn, ơn phần xác…

Trong Cổ Học Tinh Hoa có câu chuyện kể rằng một ông lão có tên Lương Khởi Kỳ chăn trâu bên đường cứ chốc chốc lại phá lên cười. Đức Khổng Tử đi ngang qua đó, thấy vậy, ngài rất đỗi ngạc nhiên. Ngài đến gần và hỏi:

- Này lão già có chuyện gì vui mà lại cười thoải mái như thế?

- Thưa ông mỗi lần tôi phá cười lên là mỗi lần tôi tạ ơn Thượng Đế.

Khổng Tử lấy làm thắc mắc:

- Lão tạ ơn Thượng Đế vì điều gì trong khi lão đã gần đất xa trời mà còn phải đi chăn trâu?

- Tôi cười để tạ ơn Thượng Đế, vì nhiều lý do: (1) trong tất cả các loài mà Thượng Đế đã dựng nên, thì con người là loài cao quý nhất. Tôi được Thượng Đế cho sinh ra làm người, lẽ nào tôi không tạ ơn Ngài; (2) trong một xã hội trọng nam hơn nữ. Thượng Đế đã cho tôi được làm người nam, không phải bầu bì sinh đẻ rầy rà, lại được kính trọng hơn. Vì lẽ đó tôi phải tạ ơn Ngài; (3) hầu hết những người cùng thời với tôi đã chết, còn tôi nay đã 90, mà Thượng Đế vẫn còn để cho tôi sống. Tôi tạ ơn Ngài là phải; và (4) trong số những người may mắn sống thọ trên dưới 90, người thì mù loà, kẻ thì điếc lác, người thì liệt lào, kẻ thì lú lẫn (ăn rồi nói chưa ăn), v,v... Còn tôi ở tuổi này rồi, mà vẫn còn tương đối khoẻ mạnh, còn dắt trâu đi ăn được như ông thấy, thì tôi phải biết ơn Thượng Đế chứ! Thú thật, cứ mỗi lần nghĩ tới điều đó, tôi thấy hạnh phúc lắm và tôi cười lớn tiếng để tạ ơn Thượng Đế là vì vậy!

Quả thật người có niềm tin vào Thiên Chúa thì nhìn đâu cũng thấy ân huệ của Ngài. Có vô vàn cơ hội để ta tạ ơn Chúa! Ân huệ từ sự sống phần xác; nhất là ân huệ từ sự sống phần hồn. Vì thế trong ngày Đầu Năm chúng ta được mời gọi dâng lên Thiên Chúa niềm tạ ơn chân thành vì Chúa đã ban cho ta một năm sống sống trong ân duyên của Chúa, được chào đón một mùa xuân mới bình an. Đồng thời chúng ta cùng nhau tha thiết cầu xin Chúa ban hạnh phúc và bình an cho gia đình gia tộc và toàn thể giáo xứ chúng ta trong Năm Mới này.

Rảo quanh một vòng trên internet, tôi thấy có rất nhiều câu mà người ta chúc nhau, chẳng hạn: “Bính Thân đã đến, chúc bạn đáng mến, sự nghiệp tiến lên, gặp nhiều điều hên”; “Năm mới chúc bạn, dù thành công hay thất bại, dù lông bông hay đang làm việc, dù đang ăn tiệc hay ở nhà, dù già hay trẻ, vui vẻ hạnh phúc”; “Gâu gâu gâu! Anh sống thật lâu, tiền vô như nước, gia đình đại phước, sức khỏe dồi dào, hạnh phúc tràn trào”. Có những câu chúc dài hơn như: “Vạn sự như ý, tỷ sự như mơ, cuộc đời như thơ, tình yêu như nhạc, coi tiền như rác, xem bạc như rơm, chung thủy với cơm, không màng chi phở”; “Bính Thân vừa sang, hạnh phúc mênh mang, ý chí vững vàng, niềm vui rộn ràng, tiền bạc lai láng, sức khỏe cường tráng, cả nhà cười vang, chúc mừng năm mới”. Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, trong Tâm Tình Chủ Chăn thì chúc: "Mừng năm Bính Thân, Chúa ban hồng ân, Gặp nhiều may mắn, Gia đình bình an". v.v…

Tuy nhiên, lời cầu chúc ngắn gọn nhất và đầy đủ ý nghĩa nhất thiết nghĩ vẫn là lời chúc: phúc, lộc, thọ, khang. Phúc là mong được nhiều hạnh phúc, lộc là mong được nhiều của cải lợi lộc, thọ là mong được sống lâu, khang là sống khỏe mạnh. Đây cũng là những mơ ước rất chính đáng của con người trong thế giới đầy đau khổ này.

Tuy nhiên, đối với người Kitô hữu, phúc lộc thọ khang không dừng lại ở những biên giới phàm trần, mà còn phải bao hàm cả một nội dung sâu xa hơn. Hạnh phúc đích thực không chỉ hệ tại ở chỗ thỏa mãn những nhu cầu của cuộc sống, nhưng là làm sao đạt được cùng đích của mình là sống trong tình nghĩa với Thiên Chúa. Cái lộc đích thực không chỉ là tiền tài gia sản, giàu có vinh sang, nhưng là làm sao nhận được thật nhiều ơn Chúa. Cái thọ đích thực không phải chỉ là sống lâu trên cõi đời này, nhưng là làm sao để được sống muôn đời với Chúa trong cõi vĩnh hằng.

Những điều đó con người không thể tự mình làm được cho mình hoặc ban cho kẻ khác, mà chỉ có thể tiếp nhận từ trên cao, cũng như đất tự nó không đâm chồi nảy lộc trong mùa xuân, nếu không do hoạt động sáng tạo thường xuyên của Thiên Chúa.

Người Kitô hữu nhìn nhận mọi phúc lành đều phát xuất từ Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa đã tạo dựng thế giới này và đã chúc phúc cho nó để nó sinh sôi nẩy nở. Đồng thời Người trao ban nó cho con người làm quà tặng, như chúng ta vừa nghe trong Bài đọc I. Vì vậy, thay vì nói: “Tôi chúc anh, chúc chị...” Phụng Vụ nói: “Xin Thiên Chúa toàn năng là Cha và Con và Thánh Thần ban phúc lành cho anh chị em”. 

Vì Thiên Chúa là nguồn mạch mọi phúc lành, do đó chúng ta hãy luôn tin tưởng phó thác cho Người những lo toan của cuộc sống, như lời nhắn nhủ của thánh Phaolô trong bài đọc II trích thư gửi tín hữu Philipphê. Thiên Chúa không chỉ chúc lành, nhưng chính Người còn thực hiện những phúc lành đó cho chúng ta. Người không ban phúc lành để chúng ta chỉ sống một cuộc đời trần thế tầm thường, nhưng là để chuẩn bị một tương lai vĩnh cửu. Vì thế chúng ta đừng quá lo lắng tìm kiếm những của cải chóng qua đời tạm này, nhưng “tiên vàn hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa”, rồi mọi sự khác Người sẽ ban cho chúng ta dư dật.

Vì thế trong ngày đầu Năm Mới này, chúng ta hãy hướng về Thiên Chúa là nguồn mạch mọi ân sủng và trao phó cho Người toàn thể vận mạng của chúng ta. Hãy phó thác cho Chúa cuộc đời và những dự định của chúng ta. Hãy phó thác cho Chúa tất cả những người thân yêu và tất cả bạn bè. Và xin Chúa làm cho những lời cầu chúc của ta đối với nhau được thành hiện thực. (x. Bài giảng ngày Mùng Một Tết 2013 của Đức Cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi).

Lm. Giuse Nguyễn Thành Long

Tác giả: Lm. Nguyễn Thành Long

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!