Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn

Vinh quang của ngày Hiển dung
Trước những biến cố trọng đại, Chúa Giêsu thường lên núi hoặc đến một nơi thanh vắng để cầu nguyện, trò chuyện với Chúa Cha. Hôm nay cũng vậy. Đem theo ba môn đệ là những người đã theo Chúa Giêsu từ những giây phút đầu tiên trong sứ vụ rao giảng. Các ông là những trụ cột của Giáo hội và vì thế, biến cố Hiển dung là một biến cố rất quan trọng cho đức tin của các ông mà Chúa Giêsu cách nào đó muốn tỏ hiện để củng cố niềm tin vốn còn yếu nơi con người các ông.

Hoá giải những cơn cám dỗ
 Chúng ta đang cùng đồng hành với Chúa Giêsu sau khi từ sông Giođan trở về để được Thánh Thần dẫn đưa vào hoang địa 40 đêm ngày để chịu cám dỗ của ma quỷ. Tại đây, khi Người đã thấm mệt và đói thì cũng chính là lúc ma quỷ “tung cú chưởng” nặng chùy hơn nhằm hạ gục Chúa bằng ba cơn cám dỗ đặc trưng, xảo quyệt và manh ma nhất của chúng.

Vâng Lời Thầy, con xin thả lưới
Chỉ một câu ngắn gọn, thánh Luca cho chúng ta thấy trước hình ảnh thật sống động của cơ cấu giáo hội mà Chúa Giêsu sẽ lập sau này. Thật vậy, nếu chiếc thuyền mà ngày hôm nay Chúa ngồi trên đó để giảng dạy tượng trưng cho con thuyền Giáo hội, thì Chúa Giêsu chính là chủ của con thuyền và người lèo lái con thuyền không ai khác chính là người ngư phủ dày dạn kinh nghiệm Simon Phêrô.

Người đến nhà mình, nhưng người nhà không đón rước

Ra đi đến với người nghèo khó…
Thời đại của Người chính là thời đại của ân sủng, thời đại công bố năm hồng ân. Qua Người, Thiên Chúa đã thi ân giáng phúc để giải thoát muôn người. Qua Người, tất cả những ai tin tưởng chạy đến với Người đều được chữa lành, được thứ tha và bình an.

Có Mẹ, Chúng Con Mừng Vui
Nhìn vào tiệc cưới Cana, chúng ta thấy gì? Đó phải chăng là sự bất lực của con người đứng trước những vấn đề sống còn của nhân loại của thế giới mà cho dù có tài giỏi cách mấy, con người cũng không thể khiến nhân loại này, thế giới này kéo dài thêm tuổi thọ dù chỉ một giây. Đó phải chăng vì sự yếu đuối và đầy giới hạn của mình, mà nhân loại cần đến Đức Maria trong vai trò của một người Mẹ luôn nhìn thấy trước những nhu cầu của con cái để khẩn cầu Thiên Chúa nhờ đó ơn Chúa sẽ tuôn đổ xuống nhân loại.

Đêm hân hoan, đêm bình an…
Đấng Cứu thế không chọn cho mình nơi cung điện nguy nga tráng lệ, có kẻ hầu người hạ để sinh ra; Người hạ sinh trong máng cỏ của đàn gia súc, làm bạn với đàn chiên và mọi giống côn trùng nỉ non bản hợp xướng đưa Người vào giấc ngủ. Những người đầu tiên được đón nhận mạc khải Giáng sinh cũng không phải là những bậc vị vọng tôn giáo hay chính quyền mà là những con người mạt rệp cùng đinh trong xã hội đương thời, những người vốn được xem như những kẻ đầu trộm đuôi cướp- những kẻ chăn chiên. Đây chính là đối tượng của Con Thiên Chúa. Chính Người sau này đã ưu tiên gần gũi, sống thân mật, đồng bàn với họ nhằm cứu thoát họ khỏi mọi sự dữ.

Chúng tôi phải làm gì đây?
 Như thế, công bình bác ái đối với tha nhân - theo Gioan - là điều trọng yếu nhất cho hành vi sám hối, cho việc hoán cải tâm hồn chứ không phải là việc ăn chay, cầu nguyện lâu giờ hay dâng lễ đền tội.

Để đón ơn Chúa cứu độ…
Việc chuẩn bị đón Đấng Cứu thế không chỉ dành riêng cho mỗi một cá nhân nào, nó còn là việc của toàn thể nhân loại. Chính vì thế, những gì là “quanh co, uốn khúc, gồ ghề, hố sâu,…” nơi tâm hồn, nơi hành vi của mỗi cá nhân cũng như trong mối tương quan giữa đồng loại với nhau, với vạn vật vũ trụ, tất cả đều phải “uốn cho thẳng, bạt cho thấp, lấp cho đầy,…”. Như thế, sám hối không là hành vi có tính ước lệ, làm cho có cho xong, nhưng phải là một biểu hiện của sự trở về, một cuộc bức phá ra khỏi trận cuồng phong tội lỗi nơi tâm hồn để trở nên một con người hoàn toàn đổi mới trong ân sủng của Chúa.

Hãy đứng thẳng và ngẩng cao đầu
 Theo cái nhìn của Kinh thánh, thì vạn vật trong hoàn vũ đều liên quan chặt chẽ với con người. Con người có thể làm cho vũ trụ tốt hơn hoặc ngược lại. Theo chiều hướng đó, chúng ta thấy tội lỗi và lối sống sa đọa của con người sẽ ảnh hưởng đến toàn thể vũ trụ và ơn cứu độ của con người cũng “lây lan” đến cả vũ trụ. “Muôn loài đã lâm vào cảnh hư ảo, không phải vì chúng muốn, nhưng là vì Thiên Chúa bắt chịu vậy; tuy nhiên, vẫn còn niềm trông cậy là có ngày cũng sẽ được giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang” (Rm 8,20-21)

Khi bị cáo là Vua Kytô…
Chính vì Người đã đến thế gian nên sứ mạng của Người nơi trần gian là “làm chứng cho sự thật”. Làm chứng cho sự thật không gì khác hơn là tử đạo (Martyr). Chính cái chết của Người trên Thập giá là bằng chứng và là dấu ấn cho việc làm chứng đó.

Ngày đó, khi nào?
Chúa Giêsu dùng dụ ngôn cây vả để trả lời cho các môn đệ về ngày giờ thế mạt. Chúng ta biết cây vả đâm chồi nảy lộc vào mùa xuân và sinh hoa kết quả vào mùa hè. Điều đó thật hiển nhiên. Nhưng ngày tận thế là ngày nào, thật không dễ trả lời. Chúa Giêsu chỉ ví tất cả những biến cố xảy ra vào thời thế mạt được sánh ví như cây vả dâm chồi nảy lộc vào mùa xuân, báo hiệu sinh hoa kết trái vào mùa hè. Thế thôi. Như thế, các biến cố kia xảy ra chỉ là khởi đầu cho ngày tận thế, nhưng chưa phải là ngày tận thế.

Cần có một tấm lòng…
Tuyệt vời làm sao Phụng vụ hôm nay đề cao một cách trân trọng “một tấm lòng” của hai người phụ nữ, một thuộc thời đại Cựu ước và một thuộc thời đại Tân ước. Mẫu gương của hai bà rất đáng để người Kytô chúng ta chiêm ngắm.

Bí quyết nào để nên Thánh?
Nếu Tin mừng Luca nhấn mạnh đến những người nghèo thật sự, thì Thánh sử Mátthêu lại nhấn mạnh đến sự khó nghèo về tinh thần hơn là sự thiếu thốn về tiền bạc, vật chất. Người khó nghèo về tinh thần không cho phép mình sinh ra kiêu căng, ỷ lại vào tiền của, nhưng luôn hướng mình đến kẻ khác và nhất là trông cậy vào Thiên Chúa. Mátthêu dùng từ ngữ “nghèo khó” (to pnêumati) mang chiều kích tôn giáo như được nói đến trong Cựu ước để nói đến những người nghèo khổ khiêm cung biết chạy đến Chúa, chỉ trông cậy vào Chúa như những kẻ hành khất mà thôi. 

Khi Batimê vứt áo choàng theo Chúa
“Vất áo choàng” cũng đồng nghĩa với việc vất đi một thứ tài sản quý nhất của người nghèo. Nó quý không chỉ bởi được dùng vào việc ăn xin, dùng để đựng những thức ăn xin được; mà nó còn là một vật dụng được Lề luật bảo vệ. Thật vậy, trong sách Xuất hành chúng ta thấy, áo choàng là một tài sản không được đem đi cầm cố vào ban đêm (x. Xh 22, 25tt). Thấy được như thế, chúng ta mới thấy sự can đảm của anh mù thành Giêrikhô khi anh dám vất bỏ tài sản quý nhất của mình để bước theo Chúa Giê-su. Điều này trái ngược hẳn với những gì mà người thanh niên giàu có đã không dám bán tài sản của mình, cho người nghèo để theo Chúa (x. Mc 10, 17-22).

Tôi cần những tu sỹ thánh…
Một thanh niên nọ đến gặp Cha viện trưởng để xin đi tu. Nhìn người thanh niên, Cha viện trưởng nói: “Trong tu viện tôi, có quá nhiều Tu sỹ tốt rồi. Tôi cần những Tu sỹ thánh. Nếu anh muốn nên thánh, thì xin mời vào tìm hiểu và sống đời sống dòng”. 

Đừng ngăn cản người ta!
Chúng ta nói nhiều, bàn nhiều đến nạn kỳ thị  tôn giáo, thế nhưng ít khi bàn đến hoặc nói đến nạn kỳ thị xảy ra ngay trong chính Giáo hội, Hội dòng và ngay môi trường giáo xứ. Thế nên, Lời Chúa hôm nay thúc giục chúng ta tự duyệt xét lại thái độ của mình trước những việc nhân danh Chúa Giêsu  để phục vụ tha nhân.

Phục vụ tha nhân mở mắt tôi…
Tinh thần phục vụ Kytô giáo mang sắc thái rất khác so với tinh thần phục vụ theo kiểu hiện sinh. Khác, bởi vì người Kytô chúng ta được mời gọi dấn thân phục vụ  cách vô vị lợi; Khác, bởi vì khi dấn thân phục vụ anh em đồng loại, chúng ta không tìm vinh quang cho cá nhân mình mà làm cho Danh Chúa được tôn vinh; Khác, bởi vì chúng ta nhìn ra đối tượng phục vụ không ai khác chính là hình ảnh của Chúa Giêsu  - Đấng vẫn đang ẩn hiện trong những người khốn khổ nghèo hèn. Do đó, phục vụ họ cũng chính là phục vụ Chúa Giêsu, làm cho họ được an vui hạnh phúc cũng chính là làm cho Chúa Giêsu  được hân hoan. Thế nên, tinh thần dấn thân phục vụ tha nhân của Kytô giáo mãi luôn là tinh hoa không chỉ cho người Kytô mà còn cho toàn thể nhân loại.

Theo bạn, Chúa Giêsu là ai?
Đối với niềm tin Kytô giáo, Chúa Giêsu luôn là một hình ảnh duy nhất không đổi thay. Đó chính là hình ảnh “Chúa Kytô  hôm qua, hôm nay và mãi mãi” - là hình ảnh Thiên Chúa cứu độ duy nhất của nhân loại. Xin Chúa cho mỗi người chúng ta thấm nhuần chân lý này, ngõ hầu trong bất cứ nghịch cảnh nào của cuộc sống, chúng ta luôn tuyên xưng niềm tin của mình vào Chúa Giêsu  như Phêrô đã từng tuyên xưng danh thánh Chúa giữa miền đất dân ngoại khi xưa.

Khi giác quan tinh thần câm điếc…
Việc Chúa Giêsu ngước mắt lên trời cầu nguyện được xem là một cử chỉ quen thuộc của Người; đồng thời cho thấy nguồn gốc quyền năng chữa bệnh của Người bởi đâu mà có. Quyền năng đó chỉ có thể xuất phát từ trời cao- nơi mà hằng ngày sau những ngày lao động vất vả, Người vẫn hướng về đó, nơi có Chúa Cha hiện diện, để cầu nguyện và chuyện trò với Người.

[1] 1 2 3 4 5 6 7 [3/7]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!