|
|
Bài Viết Của Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
|
Tỉnh thức chờ ngày Chúa trở lại
Tin mừng hôm nay chỉ vắn gọn trong năm câu, nhưng có đến bốn lần Chúa Giêsu dùng từ “canh thức” và một lần dùng từ “tỉnh thức” cũng đủ nói lên tính khẩn trương của việc chuẩn bị chờ đón ngày Chúa đến. Các Tông đồ muốn biết ngày đó là ngày nào và sẽ xảy đến ra sao, bởi các ông cho rằng sẽ là hợp lý khi biết trước để tránh, biết trước để chuẩn bị vẫn tốt hơn ở thế bị động. Chúa Giêsu không thể khẳng quyết chính xác ngày đó là ngày nào bởi nó nằm trong sự quan phòng của Chúa Cha. Điều Người có thể khẳng quyết cách chắc chắn rằng ngày đó- không sớm thì muộn, nhất định sẽ xảy đến. |
|
Tình yêu là thước đo duy nhất…
Hãy nhớ rằng điều kiện duy nhất để được vào “thừa hưởng Vương quốc” muôn đời không nằm ở việc chúng ta là ai, địa vị thế nào, thuộc giới tư sản hay vô sản mà nằm ở chỗ chúng ta đã đối xứ với anh em đồng loại như thế nào. Tiêu chuẩn của ngày Thẩm phán dựa trên tình yêu và chính điều này sẽ là thước đo chuẩn xác định đoạt số phận của mỗi người. Tình yêu mới là thước đo duy nhất xác định kẻ tốt người xấu trong ngày Con Người quang lâm. |
|
Những nén bạc biết nói
|
|
Đền thờ tâm hồn
|
|
Khi cánh cửa phòng tiệc đóng lại
Đây là lúc không phải ngồi đó để tự hào vì mình là người có đạo, là ông này bà kia trong giáo hội, đã cống hiến tài năng sức lực và của cải cho giáo hội, cho xã hội,… mà là lúc hãy chuẩn bị cho mình có được ngọn đèn luôn luôn cháy sáng trong ngày Quang lâm của Con Thiên Chúa. |
|
Bí quyết nào để nên Thánh?
Với Chúa Giêsu, việc người Kytô bị bách hại vì sống công chính, sống ngay thẳng và thực thi công bình bác ái chính là những người hoạ lại hình ảnh của mối phúc thứ nhất. Lý do là, vì muốn kiếm tìm của cải không hề hư nát cho phần rỗi mai sau mà giờ đây, họ phải gánh chịu sự đau khổ và bách hại. Như thế, người chịu bách hại vì danh Chúa Kytô cũng chính là người nghèo thật sự và phần thưởng cho họ chính là Nước Trời mai sau. |
|
Tháng 11 - tháng “Thanh minh” của Giáo hội
Trong ngày lễ các đẳng, Giáo hội khuyên các Linh mục hết sức bao nhiêu có thể nên dâng ba thánh lễ hướng về mục đích thiêng liêng này để cầu nguyện cách đặc biệt cho các anh chị em trong Giáo hội khổ luyện này. Đồng thời Giáo hội cũng khích lệ các tín hữu nên vì phần rỗi cho các anh chị em này mà ra sức cầu nguyện, làm việc bác ái để mong sao ơn Chúa giúp cho họ sớm chung hưởng niềm vui nước trời. |
|
Mến Chúa yêu người, dễ mà khó!
Đưa ra vấn nạn “điều răn nào quan trọng nhất” để hỏi Chúa Giêsu, mấy cụ thông luật mừng thầm trong bụng, phen này thì cái tên “Giêsu bắc kỳ” này phải vò đầu bức tóc để lôi ra trong đám rừng lề luật một điều cốt yếu nhất- điều mà nói phải tội, mấy cụ thông luật đây cũng ỡm ờ không phân định được đâu là “nhất” cả! |
|
Một Thiên Chúa, một Tổ Quốc…
“Của Caesar, trả về Caesar; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa”. Khi trả lời như thế, Chúa Giêsu cách nào đó minh định rằng, nước Thiên Chúa không đến để cạnh tranh với nước của Caesar, và việc Người đến thế gian này cũng không phải để chiếm lấy ngai vàng của Caesar. Caesar là của Caesar; Thiên Chúa là của Thiên Chúa, rất rõ ràng minh bạch. Khi trả chính trị về đúng vị trí vốn có của nó, loại bỏ chủ nghĩa tôn thờ, xem nó như bậc thần thánh, Chúa Giêsu muốn rằng đường lối chính trị tuy có những giá trị và trách nhiệm riêng biệt nhưng không vì thế đứng ở thế đối lập với đường lối của Tin mừng; trái lại, nó cần phải được ánh sáng Tin mừng soi dẫn để luôn bước đi theo sự hướng dẫn của chân lý, nhằm đem lại những lợi ích thật sự cho cuộc sống nhân sinh- nơi mà nó được cắt đặt lên để thay mặt Thiên Chúa lãnh đạo. |
|
Chiếc áo cưới mang nhãn hiệu Giêsu
Tạ ơn Chúa vì Kytô hữu– qua bí tích rửa tội, chúng ta được Thiên Chúa “gửi thiệp hồng báo tin” tham dự tiệc cưới Nước Trời. Chính vì thế cuộc sống nơi trần thế là thời gian để chúng ta dệt nên “chiếc áo con người mới” và “chiếc áo mang nhãn hiệu Đức Kytô” được thêm công chính và thánh thiện. Có như thế, ngày vào bàn tiệc thiên quốc sẽ là ngày chúng ta hân hoan tiến bước, đồng bàn với Đức Vua, với Hoàng Tử Giêsu chứ không phải là ngày “câm miệng không nói được gì”, là ngày khốn cùng, bị đẩy vào nơi “khóc lóc và nghiến răng”. |
|
Khi ân huệ Chúa bị lấy đi…
Nếu có ai đó trong dân chúng đứng về phía sự thật để chỉ cho họ thấy những sai trái, hầu mong họ quay về nẻo chính đường ngay, thì ngay lập tức họ “đánh đập, ném đá và giết chết”. Những ai không đứng về phía họ, họ luôn tìm cách để thủ tiêu, dù cho người đó là ai, đến từ đâu, cũng mặc. Ngay cả Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, họ cũng chẳng từ. |
|
Gái điếm vui vẻ vào nhà Cha…
Ý thức thân phận yếu hèn, tội lỗi và không ngừng thống hối ăn năn được xem là điều kiện tiên quyết, là chìa khoá để được vào nước Thiên Chúa. Thiên Chúa không nhìn theo dáng vẻ bên ngoài, cũng không ưa thích những câu chúc tụng trống rỗng chỉ nhằm loè thiên hạ. Ơn cứu độ chỉ thực sự ban cho những ai biết mở lòng mình ra đón nhận Lời Chúa Kytô, biết phản tỉnh và thực thi thánh ý của Thiên Chúa. |
|
Thiên Chúa có bất công?
|
|
Tha thứ để được thứ tha
|
|
Để thu phục người anh em
Đời sống cộng đoàn và những vấn đề nẩy sinh trong đời sống chung từ lâu luôn được xem là vấn đề hết sức tế nhị và nhậy cảm. Khi nẩy sinh vấn đề, những người có trách nhiệm hoặc những ai luôn thiết tha đời sống chung, nếu không biết hành xử đúng thời đúng lúc, dễ dẫn đến hậu quả khôn lường. |
|
“Mặt trái của Tin mừng” Chúa Kytô
Chúng ta thấy, nếu câu nói đầu của Phêrô là lời tuyên xưng, là lời của Thần Khí thì câu nói sau lại là lời của loài người, lời cản trở và cám dỗ. Câu nói trước đưa Phêrô lên tột đỉnh vinh quang, còn câu nói sau đưa ông trở về đúng với thân phận của một người bước theo Thầy. |
|
Giêsu, Ngài là ai?
|
|
Khi “lũ chó con” được đồng bàn với chủ…
|
|
Phêrô bị chìm, vì sao?
|
|
Khi 5 cộng 2 lớn hơn 5000…
|
|
[1]
1
2
3
4
5 6
7 [6/7] |
|