Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
Bài Viết Của
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
Nhân Lễ khai mạc sứ vụ của Đức Phanxicô, nghĩ về một Lễ Hiện Xuống mới trong Giáo hội
Biến hình là hiến mình
Làm sao để chiến thắng ma quỷ?
Để khỏi vấp ngã vì Chúa Kytô
Anh em hãy sám hối
Hãy tỉnh thức và sẵn sàng
Giêsu Kytô- Vua muôn vua, Chúa các chúa
Đọc dấu chỉ thời đại, nhận ra ý Chúa
Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại
Gặp gỡ và biến đổi
Đâu là lời cầu nguyện tuyệt vời nhất?
Cầu nguyện - ngôn ngữ của đức tin và lòng mến
Tiếc gì hai tiếng cám ơn…
Đức tin và sự phục vụ
Tội hờ hững với đồng loại
Dùng tiền bạc thế nào để đạt tới nước trời?
Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ
Hai điều kiện tiên quyết để theo Chúa
Những thực khách đích thực…
Đức Maria lên trời, niềm hy vọng của chúng ta
Hãy thức tỉnh và trung tín đón chờ Chúa
Nhà phú hộ dại khờ
Kinh Lạy Cha, lời kinh huyền nhiệm
Biết lắng nghe và dấn thân…
Ai là người thân cận của tôi?
Này Thầy sai anh em đi…
Thánh lễ nối dài giữa lòng nhân loại
Chân lý toàn vẹn
Anh em hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần
Bàn tay giơ ra để chúc lành
Thầy để lại bình an cho anh em
Yêu như Thầy đã yêu
Nghe – Biết và Theo Chúa- Vị mục tử Nhân lành
“Phêrô, anh có yêu mến Thầy không?”
Bình an cho anh em
Ông thấy và tin
Chiêm ngắm đường Thương Khó Chúa
Chị hãy về và từ nay đừng phạm tội nữa
Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ
Xin để lại năm nay nữa…
THÁNG 11 - THÁNG “THANH MINH” CỦA GIÁO HỘI

Lễ các đẳng linh hồn

Nếu ngày hôm qua (1.11), Giáo hội lữ hành với niềm vui khôn tả, hướng về Giáo hội Thiên quốc để dâng lời Tạ ơn Thiên Chúa và chúc mừng toàn thể các thành viên đang hưởng kiến Thánh nhan Chúa; thì liền ngay sau đó, tất cả đều trầm mình trong cầu nguyện và hy sinh để hướng về một “Giáo hội khổ luyện” mà chúng ta quen gọi là “các linh hồn nơi luyện ngục” với ước mong Thiên Chúa là Cha từ ái sẽ giúp các ngài sớm kết thúc thời gian thanh luyện để vào hưởng niềm vui trên trời. Thế nên Giáo hội mới có ngày Lễ các đẳng linh hồn và dành riêng tháng 11 hằng năm để cầu nguyện cách đặc biệt cho các thành viên của Giáo hội khổ luyện này.

Chúng ta biết một truyền thống tốt đẹp của Giáo hội hoàn vũ nói chung và Giáo hội Việt Nam nói riêng là hằng năm dành riêng trọn một tháng để cầu nguyện cách đặc biệt cho các đẳng linh hồn. Riêng tại Việt Nam, truyền thống này trở nên sôi động hơn, nó trở thành những ngày “Thanh minh” của các gia đình Công Giáo.

Vào các nghĩa trang Công Giáo trong những ngày này, điều dễ nhận ra là bầu khí ảm đạm, u buồn, cô quạnh biến đi, thay vào đó là cảnh nhộn nhịp, sinh động hiện lên trên nét mặt của mọi người; các ngôi mộ đều được sửa sang, quét dọn sạch sẽ và ngăn nắp. Ai ai cũng cố làm một chút gì đó thật hữu ích cho những người đã khuất và thầm mong cho họ sớm được hưởng phúc trên nước trời.

Ñöùc tin daïy cho chuùng ta bieát “söï sống không mất nhưng chỉ đổi thay” và niềm tin vào Đức Kytô phục sinh thôi thúc chúng ta cần phải làm một việc gì đó như hy sinh, cầu nguyện, xin lễ, khổ chế với mục đích duy nhất là xin ơn Chúa sớm cho các tín hữu nơi khổ luyện sớm thanh luyện tinh tuyền để vào hưởng kiến Thánh Nhan Chúa. Trong mầu nhiệm “các Thánh cùng thông công”, không một Kytô hữu nào lại không hiểu rằng vì sao chúng ta phải làm như thế?

Chúng ta hiểu rằng khi còn sống trên cõi đời này, chúng ta thuộc về Giáo hội trần thế, hay còn gọi là Giáo hội lữ hành. Đây là thời gian tối ư cần thiết cho hết những ai tin vào Thiên Chúa là Cha. Lý do là vì đây là thời gian chúng ta có thể “tự quyết định” số phận đời mình cho cuộc sống mai sau; là thời gian “đầu tư” công đức chuẩn vị cho cuộc sống vĩnh hằng. Vốn đầu tư ban đầu này Thiên Chúa đã ban cách dồi dào cho chúng ta qua Giáo hội, qua các bí tích, qua Lời Chúa, v.v… hầu giúp chúng ta đạt tới cuộc sống mai sau.

Chúng ta hiểu rằng các Thánh Nam Nữ mà Giáo hội mừng kính trong ngày Lễ Chư Thánh là những minh chứng điển hình, là những chứng từ sống, giúp chúng ta hiểu thế nào là bí quyết “tự quyết định” và thế nào là cách thế để “đầu tư” mà không bị “mối mọt đục khoét” hầu mang đến cho chúng ta nguồn vui trong cuộc sống Thiên Chúa. Chúng ta nên nhớ rằng, trước khi làm Thánh, các ngài cũng là những con người “xác đất vật hèn” như chúng ta; cũng kinh qua cuộc lữ hành trần thế này và cũng có những yếu đuối như chúng ta. Điều khiến cách ngài khác chúng ta hiện giờ và khác với các tín hữu nơi khổ luyện là các ngài đã biết dùng thời gian lữ hành này để tự thanh luyện trước. Bởi như Thánh Phaolô, “trong cuộc chạy đua trên thao trường, tất cả mọi người đều chạy, nhưng chỉ có một người đoạt giải. Anh em phải chạy thế nào để chiếm cho được phần thưởng không bao giờ hư nát” (1Cr 9, 24.25) và câu thành ngữ “Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường thôi đổ máu”. Các ngài hiểu rõ điều đó.

Chúng ta cũng hiểu rằng do bởi vì một tỳ vết nào đó trong cuộc sống lữ hành mà sau khi rời khỏi đời này, chúng ta còn phải lưu lại nơi thanh luyện một thời gian. Đây là thời gian khổ luyện. Bởi có ai trong thời gian khổ luyện mà sướng bao giờ! Thế nhưng cái khổ ở đây là gì? Theo các nhà thần học, cái khổ này thuộc phạm vi “trạng thái tinh thần” chứ không thuộc phạm vi “trạng thái thể lý”. Và vì thế nổi khổ dường như nhân đôi. Hơn nữa, đây còn là thời gian mà người khổ luyện không tự quyết định cho số phận của mình mà hoàn toàn nhờ vào sự trợ giúp từ Chư Thánh và các tín hữu nơi trần thế, tức Giáo hội lữ hành. Vì thế, trong ngày lễ các đẳng, Giáo hội khuyên các Linh mục hết sức bao nhiêu có thể nên dâng ba thánh lễ hướng về mục đích thiêng liêng này để cầu nguyện cách đặc biệt cho các anh chị em trong Giáo hội khổ luyện này. Đồng thời Giáo hội cũng khích lệ các tín hữu nên vì phần rỗi cho các anh chị em này mà ra sức cầu nguyện, làm việc bác ái để mong sao ơn Chúa giúp cho họ sớm chung hưởng niềm vui nước trời.

Tiếng vọng nơi Giáo hội khổ luyện mời gọi mỗi người chúng ta hãy liên lỉ cầu xin ơn Chúa thông qua việc lành phúc đức để thời gian khổ luyện của những anh chị em đó được rút ngắn bao có thể. Thời gian ngắn hay dài, sớm hay muộn hoàn toàn lệ thuộc vào sự cố gắng của chúng ta. Chắc một điều, khi các ngài vào hưởng Nhan Thiên Chúa, các ngài sẽ không bao giờ quên chúng ta và không ngừng cầu thay nguyện giúp trước toà Chúa cho chúng ta. Ước mong tháng “Thanh minh” của Giáo hội sẽ là thời gian mà nhờ đó nhiều linh hồn nơi khổ luyện sớm vào hưởng cuộc sống vĩnh hằng trong nhà Cha trên trời.

Tác giả: Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!