Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
Bài Viết Của
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
Nhân Lễ khai mạc sứ vụ của Đức Phanxicô, nghĩ về một Lễ Hiện Xuống mới trong Giáo hội
Biến hình là hiến mình
Làm sao để chiến thắng ma quỷ?
Để khỏi vấp ngã vì Chúa Kytô
Anh em hãy sám hối
Hãy tỉnh thức và sẵn sàng
Giêsu Kytô- Vua muôn vua, Chúa các chúa
Đọc dấu chỉ thời đại, nhận ra ý Chúa
Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại
Gặp gỡ và biến đổi
Đâu là lời cầu nguyện tuyệt vời nhất?
Cầu nguyện - ngôn ngữ của đức tin và lòng mến
Tiếc gì hai tiếng cám ơn…
Đức tin và sự phục vụ
Tội hờ hững với đồng loại
Dùng tiền bạc thế nào để đạt tới nước trời?
Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ
Hai điều kiện tiên quyết để theo Chúa
Những thực khách đích thực…
Đức Maria lên trời, niềm hy vọng của chúng ta
Hãy thức tỉnh và trung tín đón chờ Chúa
Nhà phú hộ dại khờ
Kinh Lạy Cha, lời kinh huyền nhiệm
Biết lắng nghe và dấn thân…
Ai là người thân cận của tôi?
Này Thầy sai anh em đi…
Thánh lễ nối dài giữa lòng nhân loại
Chân lý toàn vẹn
Anh em hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần
Bàn tay giơ ra để chúc lành
Thầy để lại bình an cho anh em
Yêu như Thầy đã yêu
Nghe – Biết và Theo Chúa- Vị mục tử Nhân lành
“Phêrô, anh có yêu mến Thầy không?”
Bình an cho anh em
Ông thấy và tin
Chiêm ngắm đường Thương Khó Chúa
Chị hãy về và từ nay đừng phạm tội nữa
Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ
Xin để lại năm nay nữa…
GIÊSU, NGÀI LÀ AI?

Chúa nhật 21 thường niên A Mt 16, 13 – 20

Paneion là tên gọi nguyên thuỷ của thành phố mà vào năm 2 trước công nguyên, tiểu vương Hêrôđê Philípphê II tái thiết và đặt tên là Xêdarê để kính nhớ hoàng đế Augustô. Chúng ta gọi thành này là Xêdarê Philípphê   nhằm phân biệt với một thành Xêdarê khác ở miền duyên hải. Chính tại thành phố đa nguyên tôn giáo này, Phêrô – nhờ ơn mạc khải đến từ Thiên Chúa, đã dõng dạc tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Kytô, Con Thiên Chúa hằng sống- một tước vị độc nhất vô nhị trong Tin mừng.

Căn tính của Chúa Giêsu từ lâu luôn là câu hỏi lớn không chỉ đối với thời đại của Người mà còn cho mọi thời đại: “Giêsu, ông là ai?”. Trên đường rao giảng Tin mừng, Chúa Giêsu luôn là đối tượng để mọi thành phần trong dân chúng thắc mắc và không ngừng tìm hiểu. Ngay Gioan Tẩy giả cũng không hiểu nổi người anh em của mình là người thế nào. Từ trong ngục tù, ông đã phái môn đệ đến hỏi xem ông em họ có phải là “Đấng phải đến” hay không (x. Lc 7, 20). Dân chúng thì lại thắc mắc : “Ông này là ai mà lại tha được tội” (x. Lc 7, 49). Ngay cả Hêrôđê vốn là một ông vua gian dâm, độc ác, xem luân thường đạo lý chả ra gì cũng phải suy nghĩ : “Ông này là ai mà ta nghe đồn những chuyện như thế” (x. Lc 9,9). Thế nhưng sự thật về con người Giêsu vẫn chưa có câu trả lời xác đáng cho đến khi chính Chúa Giêsu đặt vấn đề này với các môn đệ. “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?”. Với câu hỏi này, Chúa Giêsu muốn các môn đệ nói lên chính kiến của mình chứ không dựa theo dư luận quần chúng lúc bấy giờ. “Thầy là Đấng Kytô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Câu trả lời của Phêrô không chỉ là lời tuyên xưng niềm tin vào “Đấng được xức dầu”, vào tôn hiệu Thiên Sai của Chúa Giêsu mà còn là chìa khoá mở vào đường chân lý cho hết những ai muốn thắc mắc và tìm hiểu cuộc đời và giáo huấn của Người. Tước hiệu “Con Thiên Chúa hằng sống” mà Phêrô tuyên tín không chỉ nói lên niềm tin của Giáo hội thời sơ khai mà còn nói lên mối dây liên hệ phụ tử giữa Chúa Cha và Chúa Giêsu, đồng thời cho thấy đó chính là sứ mệnh mà Chúa Giêsu lãnh nhận từ Thiên Chúa hầu đem ơn cứu độ cho nhân trần.

            Chúng ta thấy sở dĩ Chúa Giêsu không cho các môn đệ loan báo điều Phêrô vừa tuyên xưng không phải vì Người chối từ danh hiệu đó mà vì vào thời ấy, sử dụng tôn danh đó còn quá sớm; hơn nữa trong dân chúng, tôn hiệu đó được hiểu rất hàm hồ. Thật thế, trong quan niệm của dân chúng lúc bấy giờ, Đấng Mêsia là người được Thiên Chúa sai đến để giải phóng dân Người khỏi nô lệ, khỏi áp bức của ngoại bang, thiết lập vương quốc tại thế khởi đi từ Giêrusalem. Các môn đệ cũng hiểu như vậy. Chỉ khi chứng kiến cuộc Khổ nạn và Phục sinh của Thầy, các ông mới hiểu rõ ý nghĩa “Đấng Mêsia Con Thiên Chúa hằng sống” là gì. Thật vậy, Đấng Mêsia của Thiên Chúa không theo nghĩa mà từ lâu dân chúng vẫn áp đặt, là đến để khôi phục vương quốc bằng sức mạnh, bằng quân sự, bằng tiền tài; trái lại, đó là Đấng luôn luôn lấy hoà bình, lấy yêu thương và lòng khiêm nhường làm kim chỉ nam cho hết những ai muốn mưu cầu xây dựng một vương quốc thánh thiện, công bình, bác ái và phục vụ tha nhân. Công dân của vương quốc đó phải là những ai biết “từ bỏ mình, vác lấy thập giá hằng ngày, liều mất mạng sống mình” bước theo Đức Vua khiêm nhường và tự hạ. Đấng Mêsia Con Thiên Chúa hằng sống là Đấng không đến để được người ta cung phụng mà là Đấng đến để phục vụ, đến để từ bỏ chính mình, để hiến dâng mạng sống mình vì nhân loại.

            “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ?” vẫn là câu hỏi mà Chúa Giêsu muốn chúng ta trả lời. Đó chính là cách thế để chúng ta duyệt xét lại đời sống đức tin của mình trong tương quan với Thiên Chúa. Câu hỏi của Chúa Giêsu không ngừng vang lên trong tâm trí mỗi Kytô hữu như một lời mời gọi để họ luôn sống sao cho xứng đáng là môn đệ của Chúa ngõ hầu những ai đến với họ đều nhận ra căn tính đích thực – căn tính Kytô hữu, là hiện thân của Chúa Kytô nơi trần thế này. 

Tác giả: Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!