|
|
Bài Viết Của Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
|
Giờ Con Người được tôn vinh
Cũng như hạt lúa, chúng ta cũng hãy để cho chính con người mình mục nát và tan biến, vượt qua những ích kỷ thấp hèn để chỉ sống cho Chúa và tha nhân, cho dù phải hy sinh, bị trù dập, hiểu lầm. Có như thế, chúng ta mới xứng đáng là môn đệ của Chúa Kytô, bởi – hơn ai hết, Người cũng từng bị thế gian trù dập, ghen ghét và chịu chết nhục nhã trên Thập giá để mang ơn cứu độ cho trần gian. |
|
Thập giá - nguồn Ánh sáng cứu độ
Như thế, mầu nhiệm Thập giá chính là tình yêu “điên rồ” nhất mà Chúa Giêsu dành cho nhân loại. Tình yêu “điên rồ” này đã được Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô, đó chính là ý định cứu độ của Thiên Chúa khi sai chính Con Một của mình đến thế gian. Người Con đến không phải để lên án nhưng để nhờ đó thế gian được cứu độ qua chính cái chết trên thập giá của mình. Chính vì thế, điều quan trọng để được cứu độ chính là tin vào danh Con Một của Thiên Chúa. |
|
Thanh tẩy đền thờ tâm hồn
Riêng với người Kytô, ngôi đền thờ thiêng liêng không chỉ được xây dựng bằng những vật liệu kiên cố, được trang hoàng nguy nga tráng lệ mà còn được xây đựng bằng chính tâm hồn của mỗi người. Thật thế, tâm hồn chúng ta được sánh ví là Đền thờ của Chúa Thánh Thần, là nơi Ba Ngôi Thiên Chúa ngự trị. Ngôi đền thờ thiêng liêng này vượt xa giá trị của những ngôi đền nguy nga hoành tráng đôi khi chỉ có giá trị về mặt nghệ thuật và kiến trúc, nhưng không mang lại giá trị cứu chuộc. |
|
Chiêm ngưỡng trước vinh quang
Mùa Chay chỉ thực sự có ý nghĩa khi mỗi người chúng ta để cho Chúa biến đổi đời sống mình. Biến hình là hiến mình. Chúa biến hình nhằm giúp chúng ta ý thức rằng vinh quang mà Chúa tỏ hiện hôm nay sẽ trở nên trọn vẹn khi Người chấp nhận cuộc Khổ nạn, chấp nhận thập giá để cứu rỗi nhân loại. Mỗi người chúng ta cũng được mời gọi biến đổi khi biết chấp nhận một cuộc thanh tẩy tâm hồn, tránh xa những cạm bẫy tội lỗi, những tư lợi nhỏ nhen ích kỷ hầu có thể đón nhận ơn thánh Chúa. |
|
Để chiến thắng ác thần
Vấn đề đặt ra là, tại sao Chúa Giêsu phải vào hoang địa mà không đi đến những nơi khác như núi hay biển? |
|
Chia sẻ, Cầu nguyện và Chay tịnh
Hôm nay, toàn thể Giáo hội bước vào Mùa Chay Thánh. Mùa Chay- mùa của Chia sẻ, Cầu nguyện và Chay tịnh. Chính vì thế, thật thích hợp để mỗi người chúng ta suy chiêm những trụ cột quan trọng trong Mùa Chay Thánh này. |
|
Sao như vậy, hỡi kinh sư?
Chứng kiến những kỳ công Chúa thực hiện cho anh em đồng loại, dân chúng Dothái sửng sốt và không ngừng chúc tụng Thiên Chúa; mấy người kinh sư thì xem ra lạnh lùng, tức tối, tìm mọi cách để tấn công nhằm hạ bệ Chúa Giêsu, còn chúng ta – những Kytô hữu, thì sao? Cho hay tự vấn lương tâm của mình để có những điều chỉnh thích hợp với Tin mừng của Thiên Chúa là điều cần thiết lắm thay! |
|
Tìm đến và chữa lành
Sứ mạng của Chúa Giêsu đến trần gian là để chữa lành con người cả về thể xác lẫn tâm hồn. Đây là điểm khác biệt giữa giáo huấn của Chúa Giêsu với giáo huấn truyền thống mà Người từng hấp thụ trong Dothái giáo. Khi đối xử với những người cùng khổ trong xã hội như thế, Chúa Giêsu đã để lại cho nhân loại một tấm gương về lòng nhân bản tuyệt vời. Để rồi từ đây, các môn đệ, các thế hệ Kytô hữu tiếp nối truyền thống nhân bản này để ra đi chăm lo cho những người đau khổ nghèo hèn- đặc biệt những người bị xã hội bỏ rơi, sống vất vưỡng không nơi nương tựa, dẫn đưa họ hoà nhập vào cộng đồng, “bắt” xã hội phải tôn trọng phẩm giá nhân vị của họ. |
|
Lao động và cầu nguyện
Thế nhưng cầu nguyện là gì ? Chúng ta có thể hiểu đơn giản thế này. Cầu nguyện là một cuộc nói chuyện thân mật giữa chúng ta với Thiên Chúa như hai người bạn thân. Trong cuộc trò chuyện đó, chúng ta chia sẻ với Chúa những niềm vui, nổi buồn trong cuộc sống nhân sinh; đồng thời cũng là lúc chúng ta lắng nghe Chúa “chia sẻ” với chúng ta những nổi niềm riêng tư của Người. Sau cuộc trò chuyện, điều gì sẽ xảy đến? Chúng ta thường nói niềm vui nếu được chia sẻ sẽ nhân lên gấp bội và, nổi buồn nếu được sẻ chia sẽ vơi đi một nửa. Chính vì thế, hiệu quả của việc cầu nguyện là gì nếu không phải là việc tâm hồn chúng ta được thư thái, bình an, được cảm thông và tăng thêm sức mạnh cho tâm hồn? |
|
Thần tính Chúa được vén mở
Thời đại chúng ta đang gánh chịu sự quấy nhiễu của ác thần. Sự tác quai tác quái do các thế lực sự dữ gây ra cho thế giới này tưởng chừng làm chúng ta quỵ ngã, đánh mất niềm tin vào Thiên Chúa. Một thế giới tục hoá, không tôn trọng sự sống; một thế giới đầy dẫy những bất công và đói nghèo; một thế giới thù hằn ngày càng chồng chất, chiến tranh, khủng bố đe doạ đến sự tồn tại của nhân loại. Chính vì thế, hơn lúc nào hết, thế giới này cần biết bao sự hiện diện của Chúa. Và ước gì câu nói của Chúa xưa khiến cho thần ô uế xuất ra khỏi người bệnh, nay cũng được vang lên để thế giới này bớt đi hận thù, chia rẽ thay vào đó là một thế giới biết quý trọng sự sống, biết yêu thương và phục vụ hướng tới một thế giới đại đồng trong sự chúc phúc của Thiên Chúa. |
|
Môn đệ- cánh tay nối dài của Chúa
|
|
Không ai cho cái mình không có
Giới thiệu Chúa cho người khác, dĩ nhiên đó là trách nhiệm của mỗi người Kytô – những người đã được thánh hiến trong Chúa Thánh Thần qua bí tích rửa tội. Tuy nhiên, để giới thiệu Chúa một cách trọn vẹn và đầy đủ, chúng ta cần phải “có” Chúa trước đã. Bởi “không ai cho cái mình không có”. Các môn đệ đi theo, đến xem và ở với Chúa để rồi hăng hái ra đi giới thiệu Chúa cho người khác. Còn chúng ta thì sao…? |
|
Giođan hỡi, ngươi thật diễm phúc !
|
|
“Lời Nguyền” của Phù Thuỷ Bilơam
Sở dĩ phải kể câu chuyện phù thủy Bilơam là vì nó liên quan đến Lời Chúa Chúa nhật hôm nay. Các nhà chiêm tinh Đông phương nhìn thấy ngôi sao xuất hiện và lên đường tìm kiếm. Các ông đã tìm gặp điều mình mong đợi, vui mừng tôn kính bái thờ Người. |
|
Bàn tay cha, dòng sữa mẹ…
Tất cả để minh chứng rằng, trước khi đến với người nghèo, Chúa Giêsu và gia đình Thánh Gia đã từng trải qua cảnh nghèo, từng đồng lao cộng khổ, bôn ba đó đây để tìm miếng cơm manh áo. Trải nghiệm như thế để rồi thời gian rao giảng cũng chính là thời gian Người tỏ lòng cảm thông, chia sẻ và gắn bó với những con người nghèo khổ, bệnh hoạn và tội lỗi hầu mang đến cho họ sự an vui hạnh phúc không chỉ ngay ở đời này mà còn hướng họ về sự sống hạnh phúc mai sau. |
|
Ngôi Lời đã trở nên người phàm…
Quà tặng vô giá mà Thiên Chúa muốn ban tặng nhân loại chính là việc cho Ngôi lời nhập thể, mang lấy thân phận mỏng dòn, yếu đuối của nhân loại. Người đến để chia sẻ với con người, để đồng hành với con người trong mọi hoàn cảnh. Người đến để yêu thương, để gánh lấy tội lỗi của nhân loại và cuối cùng chấp nhận hy sinh thân mình vì nhân loại. |
|
Đêm hân hoan, đêm bình an…
Những người đầu tiên được đón nhận mạc khải Giáng sinh cũng không phải là những bậc vị vọng tôn giáo hay chính quyền mà là những con người mạt rệp cùng đinh trong xã hội đương thời, những người vốn được xem như những kẻ đầu trộm đuôi cướp- những kẻ chăn chiên. Đây chính là đối tượng của Con Thiên Chúa. Chính Người sau này đã ưu tiên gần gũi, sống thân mật, đồng bàn với họ nhằm cứu thoát họ khỏi mọi sự dữ. |
|
Dấn bước trong niềm tin Xin vâng
Dấn bước trong niềm tin “Xin vâng”, Mẹ đã cho chúng ta bài học về sự dấn thân, về “đêm tối của niềm tin “ là gì. Cho hay, đức tin không phải là ngọn đèn cao áp để có thể nhìn tường tận nhưng chỉ như con đom đóm lúc ẩn lúc hiện; như tiếng sấm trong màn đêm, lúc sáng lúc tối để chúng ta bước từng bước một. Nó vừa đủ sáng cho những ai vững tin dấn bước nhưng đồng thời, nó cũng làm chồn chân cho những ai e dè ngần ngại dấn thân. Và vì thế, chúng ta mới hiểu tiếng Xin vâng của Mẹ chính là tiếng Xin vâng lên đường, là chặng tới của một niềm tin mà Mẹ đã trọn vẹn phó thác trong sự quan phòng của Thiên Chúa. |
|
Tiếc gì một cái gật đầu…
Căn tính Kytô không nằm ở tấm thẻ căn cước chứng minh tôi là người Công giáo hay nằm trong sổ rửa tội, thêm sức hay hôn phối mà nằm ở ngay chính đời sống chứng nhân của mình. Căn tính Kytô của chúng ta phải là nơi cho mọi người chú ý và tìm đến như Gioan Tẩy Giả xưa. Chính căn tính đó sẽ quyết định vị thế của người Kytô chúng ta giữa lòng nhân loại. Nhân loại sẽ chú ý, sẽ tìm đến chúng ta và điều họ cần là đời sống chứng nhân của chúng ta sẽ làm cho họ hiểu rõ hơn khuôn mặt của Chúa Giêsu Cứu Thế đang hiện diện và đồng hành giữa nhân loại, cách đặc biệt nơi những người cùng khốn, nghèo nàn và bệnh tật. Vị thế đó chỉ được biết đến khi mỗi người biết để cho Chúa được lớn lên chứ không phải là để cho cái tôi ích kỷ tham danh hám lợi của mình được thổi phồng, được đánh bóng dưới nhiều hình thức ngụy trang giả hiệu. |
|
Sám hối - dấu chỉ sự trở về….
Ý thức rằng chỉ có sám hối và trở về nẻo chính đường ngay nơi tâm hồn mỗi người mới là điều cốt yếu chứ không phải là sự trang hoàng lộng lẫy, tốn tiền cho những hang đá, cho những cây Noel. Mùa Vọng chỉ thực sự ý nghĩa khi mỗi người biết cải hoán đời mình, từ bỏ những chướng ngại thế trần cản lối ta đến gặp Đấng Thiên Sai. |
|
[1]
1
2
3
4 5
6
7 [5/7] |
|