Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
Bài Viết Của
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
Nhân Lễ khai mạc sứ vụ của Đức Phanxicô, nghĩ về một Lễ Hiện Xuống mới trong Giáo hội
Biến hình là hiến mình
Làm sao để chiến thắng ma quỷ?
Để khỏi vấp ngã vì Chúa Kytô
Anh em hãy sám hối
Hãy tỉnh thức và sẵn sàng
Giêsu Kytô- Vua muôn vua, Chúa các chúa
Đọc dấu chỉ thời đại, nhận ra ý Chúa
Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại
Gặp gỡ và biến đổi
Đâu là lời cầu nguyện tuyệt vời nhất?
Cầu nguyện - ngôn ngữ của đức tin và lòng mến
Tiếc gì hai tiếng cám ơn…
Đức tin và sự phục vụ
Tội hờ hững với đồng loại
Dùng tiền bạc thế nào để đạt tới nước trời?
Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ
Hai điều kiện tiên quyết để theo Chúa
Những thực khách đích thực…
Đức Maria lên trời, niềm hy vọng của chúng ta
Hãy thức tỉnh và trung tín đón chờ Chúa
Nhà phú hộ dại khờ
Kinh Lạy Cha, lời kinh huyền nhiệm
Biết lắng nghe và dấn thân…
Ai là người thân cận của tôi?
Này Thầy sai anh em đi…
Thánh lễ nối dài giữa lòng nhân loại
Chân lý toàn vẹn
Anh em hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần
Bàn tay giơ ra để chúc lành
Thầy để lại bình an cho anh em
Yêu như Thầy đã yêu
Nghe – Biết và Theo Chúa- Vị mục tử Nhân lành
“Phêrô, anh có yêu mến Thầy không?”
Bình an cho anh em
Ông thấy và tin
Chiêm ngắm đường Thương Khó Chúa
Chị hãy về và từ nay đừng phạm tội nữa
Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ
Xin để lại năm nay nữa…
ĐỂ CHIẾN THẮNG ÁC THẦN

Chúa nhật 1 Mùa Chay B

Mc 1, 12- 15

Hằng năm, Chúa nhật thứ nhất Mùa Chay mời gọi chúng ta chiêm ngắm trình thuật về cuộc cám dỗ của Chúa Giêsu. Trong cuộc cám dỗ đó, nếu Matthêu và Luca trình bày như một cuộc chạm trán giữa Chúa và Tên cám dỗ. Cả hai bên đều dùng Lời Chúa để phân thắng bại. Kết quả tên cám dỗ thua và chờ cơ hội khác, còn Chúa thì được các Thiên thần đến phục vụ (x. Mt 4, 1-11; Lc 4, 1-13). Còn Máccô thì khác. Ông không tường thuật chi tiết như hai thánh sử trên, mà đã khôn khéo tóm gọn chỉ trong hai caâu : “Sau khi Chúa Giêsu chịu phép rửa, Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa. Người ở trong hoang địa 40 ngày, chịu Xatan cám dỗ, sống giữa loài dã thú, và có các thiên sứ hầu hạ Người”.

Tin mừng cho thấy ngay sau khi Chúa Giêsu được Gioan Tẩy giả làm phép rửa tại sông Giođan, thì chính Thánh Thần đẩy Người vào hoang địa. Đúng hơn là Thánh Thần : “Ném Người vào hoang địa”. Cho thấy, việc Chúa Giêsu bị “ném” vào hoang địa cũng giống như dân Israel thuở xưa được lôi ra khỏi cảnh nô lệ Aicập, cũng bị ném ra ngoài và đuổi đi ròng rã 40 năm trường trong hoang địa (x. Xh 6,1; 11,1 ; 12, 33).

Vấn đề đặt ra là, tại sao Chúa Giêsu phải vào hoang địa mà không đi đến những nơi khác như núi hay biển?

Theo truyền thống Kinh thánh, hoang địa không chỉ là nơi thử thách, gian nan khốn khổ, đầy dẫy sự ghê tởm và ma quỷ mà còn là nơi tình thân giữa Thiên Chúa và con người được bộc lộ. Bởi đó là nơi thoát tục để con người gặp gỡ và sống thân mật với Thiên Chúa.

Chúng ta biết, 40 năm trong hoang địa là thời gian để người Dothái thanh luyện mình, chịu nhiều thử thách ngõ hầu tìm ra cho mình có được một sự lựa chọn thích hợp. Qua những gian lao vất vả, họ nhận thấy những kỳ công Thiên Chúa thực hiện; qua những hành động điên rồ xúc phạm đến Thiên Chúa, họ nhận ra một Thiên Chúa nghiêm khắc nhưng rất mực yêu thương và tha thứ. Thời gian tôi luyện giúp họ dần nhận ra đâu là tình yêu, là Thiên Chúa đích thực. Đó cũng là thời gian để họ cân nhắc mình sẽ chọn ai giữa một bên là Giavê Thiên Chúa –Đấng hằng yêu thương và nâng đỡ họ trong mọi hoàn cảnh; Đấng giải thoát họ khỏi ách nô lệ của Aicập, dẫn đưa họ vào miền đất Hứa và một bên là những tà thần, những thế lực đen mà lúc nào họ cũng muốn chạy theo.

Tưởng nghĩ đây là điều chúng ta cần xét lại. Có thể nó phản phất đâu đó chính con người của chúng ta. Chúng ta đang đứng giữa ngã tư của đường đời theo Chúa mà không biết phải lựa chọn thế nào. Một bên là theo Chúa để rồi sau đó là một cuộc sống “mất dạng” tiếng tăm, ngay cả đối với người thân và bạn bè chỉ để được sống và sống cho Chúa và phục vụ người nghèo; và một bên là ‘theo cái lý của thường tình” để rồi nhận được vinh hoa phú quý, địa vị xã hội và rạng danh với người đời, với gia đình. Thế thì, chúng ta chọn con đường nào?

Chúa Giêsu sống trong hoang địa 40 đêm ngày. Điều này có ý nghĩa gì? Chúng ta biết đây là con số mang ý nghĩa  biểu trưng cho một cuộc khởi đầu mới. Thật thế, một con số gợi nhắc trận Đại hồng thủy đã tràn ngập 40 ngày đêm trước khi Thiên Chúa lập giao ước với ông Noê và dòng dõi. Rồi ông Môsê ở trên núi Sinai 40 ngày đêm để lãnh nhận lề luật của Giao ước; hay 40 năm trường dân Israel hành trình trong hoang địa tiến về miền đất hứa; cũng như Ngôn sứ Êlia đã đi bộ về núi Horeb trong 40 ngày đêm để lãnh nhận sứ mạng tái lập giao ước. Ngày hôm nay, Chúa Giêsu muốn lập lại hành trình đó, cho thấy Người cũng liên lỉ đương đầu với những khốn khó, với những thế lực ác thần và cuối cùng – khác với dân Dothái xưa, Người đã chiến thắng - chiến thắng cái bụng, chiến thắng con tim và chiến thắng cái đầu- những thứ ma quỷ vẫn hằng cám dỗ loài người.

Thánh sử Máccô còn thêm chi tiết khá thú vị là, trong hoang địa Chúa Giêsu sống giữa loài dã thú và được các thiên sứ phục vụ. Ngày xưa ngôn sứ Isaia đã loan báo rằng thời đại của Đấng Cứu thế đến sẽ là thời đại mà ở đó “Sói sẽ ở với chiên con. Beo nằm bên dê nhỏ. Bò tơ và sư tử non được nuôi chung với nhau,… bé thơ còn đang bú giỡn chơi bên hang rắn lục, thẻ thơ vừa cai sữa thọc tay vào ổ rắn hổ mang” (x. Is 11,6-7). Ngày nay Chúa Giêsu đang sống giữa loài dã thú trong hoang địa, điều đó cho thấy, thời đại của Người đã đến và Người chính là Đấng Cứu thế muôn dân trông đợi.

Sống trong hoang địa, Chúa Giêsu không cảm thấy trống vắng, cô đơn và sợ hãi, bởi Người được các thiên sứ đến để phục vụ. Sự phục vụ của các thiên sứ nhằm cho thấy   sự trợ giúp thần thiêng dành cho người đang sống trong tình trạng gian nan khốn khó, đang chịu nhiều thử thách mà vẫn hoàn toàn tín thác nơi Thiên Chúa. Điều đó cũng cho thấy, trong những lúc như thế, Thiên Chúa sẽ không bỏ rơi chúng ta; trái lại, Người luôn sai các Thiên sứ đến để giúp đỡ chúng ta. Và điều này đã được Thánh vịnh 90 long trọng tuyên bốù:

            “Và Thiên sứ sẽ tay đỡ tay nâng

            Cho bạn khỏi vấp chân vào đá.

            Bạn có thể giẫm lên hùm thiêng rắn độc

            Đạp nát đầu sư tử khủng long”

                                           (Tv 90, 12-13)

Mùa Chay là mùa trở về trong chay tịnh, cầu nguyện và thi ân. Để chiến thắng ác thần không gì khác hơn là mỗi người chúng ta hãy cùng với Chúa Giêsu bước vào hoang địa, kết hiệp và sống thân mật với Thiên Chúa và nhờ ơn Chúa giúp, chúng ta biết gột bỏ những lầm lỗi, trở về nẻo chính đường ngay trong ân sủng của Thiên Chúa.

Tác giả: Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!