Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
Bài Viết Của
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
Nhân Lễ khai mạc sứ vụ của Đức Phanxicô, nghĩ về một Lễ Hiện Xuống mới trong Giáo hội
Biến hình là hiến mình
Làm sao để chiến thắng ma quỷ?
Để khỏi vấp ngã vì Chúa Kytô
Anh em hãy sám hối
Hãy tỉnh thức và sẵn sàng
Giêsu Kytô- Vua muôn vua, Chúa các chúa
Đọc dấu chỉ thời đại, nhận ra ý Chúa
Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại
Gặp gỡ và biến đổi
Đâu là lời cầu nguyện tuyệt vời nhất?
Cầu nguyện - ngôn ngữ của đức tin và lòng mến
Tiếc gì hai tiếng cám ơn…
Đức tin và sự phục vụ
Tội hờ hững với đồng loại
Dùng tiền bạc thế nào để đạt tới nước trời?
Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ
Hai điều kiện tiên quyết để theo Chúa
Những thực khách đích thực…
Đức Maria lên trời, niềm hy vọng của chúng ta
Hãy thức tỉnh và trung tín đón chờ Chúa
Nhà phú hộ dại khờ
Kinh Lạy Cha, lời kinh huyền nhiệm
Biết lắng nghe và dấn thân…
Ai là người thân cận của tôi?
Này Thầy sai anh em đi…
Thánh lễ nối dài giữa lòng nhân loại
Chân lý toàn vẹn
Anh em hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần
Bàn tay giơ ra để chúc lành
Thầy để lại bình an cho anh em
Yêu như Thầy đã yêu
Nghe – Biết và Theo Chúa- Vị mục tử Nhân lành
“Phêrô, anh có yêu mến Thầy không?”
Bình an cho anh em
Ông thấy và tin
Chiêm ngắm đường Thương Khó Chúa
Chị hãy về và từ nay đừng phạm tội nữa
Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ
Xin để lại năm nay nữa…
ÔNG THẤY VÀ TIN

Chúa nhật Phục Sinh C

Ga 20, 1-9

Chúa nhật Phục Sinh, Giáo hội mời gọi chúng ta cùng đồng hành với những chứng nhân đầu tiên là Maria Mađala, Phêrô và Gioan xung quanh sự kiện ngôi mộ trống và cùng với họ khám phá ý nghĩa của phía sau sự kiện này là gì.

Maria Macđala: Thấy ngôi mộ trống, lo lắng và nghĩ ngợi.

Khi những vì sao hôm mọc lên báo hiệu một ngày mới, đồng thời cũng báo hiệu ngày nghỉ lễ Sabat chấm dứt, người ta trở lại cuộc sống và sinh hoạt bình thường, sáng sớm ngày thứ nhất, Maria Macđala đi ra mộ Chúa để kính viếng Người. Điều làm cho bà ngạc nhiên đó chính là sự kiện ngôi mộ bị mở tung, tảng đá lấp cửa mộ đã lăn ra khỏi mộ. Bà không khỏi lo lắng và nghĩ ngợi. Tất tã chạy về, bà báo cho Phêrô và người môn đệ Chúa yêu về sự kiện ngôi mộ trống với một nhận xét mà bà cho là không thể khác được: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu?”. Với bà, rõ ràng là có một ai đó lợi dụng đêm tối đến lăn tảng đá và lấy xác Chúa đi. Càng thương Chúa bao nhiêu, Maria Macđala càng thấy phải có trách nhiệm tìm cho bằng được “thủ phạm” gây nên “chuyện kinh thiên động địa” này. Thủ phạm là ai ? Theo bà, đó có thể là tất cả những ai thù nghịch với Chúa trong vụ án vừa qua. Mà như thế thì thật là đê tiện và không thể chấp nhận được. Chẳng lẽ như thế chưa đủ đối với họ hay sao mà lại còn đối xử với Chúa cách thậm tệ như vậy! Mà biết đâu cũng có thể cả người làm vườn nữa? v.v… Cuối cùng bà nghĩ chỉ có thể báo cho Phêrô và người môn đệ Chúa yêu và may ra mới có câu trả lời thoả đáng, và biết đâu, các ông lại chẳng truy tìm thủ phạm “đáng ghét” kia! Bước chân vội vã của bà trở về đủ cho chúng ta tìm ra lời giải đáp cho những lo lắng mà bà vẫn canh cánh bên mình.

Phêrô: Nhìn thấy tất cả, không bình luận.

Khi được Maria Macđala báo tin về sự kiện ngôi mộ trống, Phêrô và người môn đệ Chúa yêu dường như quên hết nỗi sợ sệt người Dothái, các ông lập tức rời bỏ nơi ẩn náu, ra khỏi sự e dè và sợ sệt để vội vã chạy đến xem và ghi nhận sự kiện này. Theo cách nhìn nhận vấn đề, chúng ta thấy Phêrô tuy là người đến sau nhưng lại là người vào ngôi mộ trước, do đó đương nhiên trở thành chứng nhân đầu tiên chứng kiến trọn vẹn sự kiện ngôi mộ trống. Phêrô đã thấy gì? Tin mừng Gioan phần nào đã cho chúng ta thấy cách thức tẩn liệm thời đó. Tấm khăn liệm và miếng vải dùng để che đầu là những vật dụng không thể thiếu trong việc tẩn liệm. Phêrô vào mộ và ông thấy tất cả các băng vải được xếp riêng ra, được cuộn lại cách ngay ngắn. Không giống như Maria Macđala đã vội sửng sờ và gán ghép cho một trò cỡn bợt gian lận hay âm mưu đê hèn nào đấy, Phêrô nhìn thấy tất cả và không đưa ra lời nhận xét nào. Lý giải thế nào trước thái độ này của Phêrô? Có người cho rằng đó chính là thái độ cần thiết của một nhà lãnh đạo. Với Phêrô ở cương vị Tông đồ trưởng, là thủ lĩnh thì cần phải thận trọng và dè dặt hơn nhiều trước những biến cố, những sự kiện mà lời nói và nhận xét của mình có liên quan, ít nhiều đều ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của dân chúng. Lẽ dĩ nhiên chúng ta không phủ nhận tính đúng đắn của nhận định này. Tuy nhiên nếu căn cứ vào những gì Tin mừng Gioan trình bày, chúng ta sẽ thấy lý do vì sao Phêrô im lặng. “Trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: Theo Kinh thánh, Đức Giêsu phải chỗi dậy từ cõi chết”. Thật thế, cho đến mãi sau này, khi đã được gặp Đấng Phục Sinh và đón nhận Thánh Thần, Phêrô mới hiểu vì sao ngôi mộ trống và tâm hồn ông lúc ấy mới bừng sáng để hiểu điều mà Kinh thánh từng loan báo. Phêrô im lặng là vì ông chưa hiểu. Con người của Phêrô là thế. Chưa hiểu thì im lặng chờ đợi. Không nghi ngờ. Không quy kết. Không chụp mũ bất cứ ai. Phải chăng đây cũng chính là thái độ cần có của một nhà lãnh đạo đúng nghĩa?

Người môn đệ Chúa yêu : Thấy và tin.

Người môn đệ được Chúa yêu đi vào mộ. Oâng nhìn thấy tất cả như Phêrô đã nhìn thấy. Tuy nhiên điều khác biệt duy nhất mà người môn đệ này cảm nghiệm được so với Phêrô đó chính là sự cảm nghiệm Phục Sinh: ông đã thấy và đã tin. Có thể nói đây chính là khuôn mẫu của người môn đệ tuyệt hảo. Gioan đã thấy gì? Thực ra ông chẳng thấy gì cả ngoài sự trống rỗng của ngôi mộ và vị trí gọn gàng của các băng vải. Thế nhưng bằng trực giác nhậy cảm của tâm hồn, ông đã nhận ra sự trống rỗng của ngôi mộ và những vị trí gọn gàng của các băng vải là vô số những thông điệp loan báo cho ông biết dấu chỉ về những thực tại siêu nhiên rất khác so với thực tại thông thường mà nếu không có đức tin, chắc chắn sẽ không cảm nhận được. Đức tin và sự cảm nghiệm Phục Sinh của ông thật chắc chắn. Đức tin và sự cảm nghiệm này một phần xuất phát từ trong cách quan sát và phân tích vấn đề một cách logic và biện chứng. Thật vậy, đối với ông, chẳng ai có thể lấy xác Chúa đi mà còn tử tế xếp tất cả các băng vải lại cách gọn gàng như vậy. Với ông, cái chết đã thất bại, nó đã bị sự Phục sinh tướt đoạt. Người Thầy và là người bạn của ông chẳng bị ai lấy đi mà chính Người tự đi ra khỏi nơi Người đã được an táng mà các khăn liệm được xếp gọn gàng là một minh chứng. Lẽ dĩ nhiên nguyên sự kiện ngôi mộ trống và nguyên các băng vải liệm được xếp gọn, dù khó hiểu, cũng không phải là bằng chứng cho sự sống lại của Chúa Giêsu mà đó chỉ là những dấu chỉ đưa đến niềm tin. Niềm tin đó sẽ được Đấng Phục Sinh và Chúa Thánh Thần củng cố và hoàn thiện nơi tâm hồn các môn đệ.

Chúa chúng ta Phục Sinh. Điều đó thật hiển nhiên trong niềm tin của chúng ta. Niềm tin đó dựa trên nền tảng thật vững chắc, được soi chiếu bởi chính Đấng Phục Sinh, được hướng dẫn và dạy dỗ của Chúa Thánh Thần và được rao truyền bởi chính các môn đệ là những chứng nhân đích thực. Chúng ta vui mừng và hân hoan vì Chúa đã chiến thắng tử thần, đem đến cho chúng ta đời sống mới. Niềm tin và lòng hân hoan này cần phải được nhân lên khi chính mỗi người chúng ta phải là những chứng nhân để loan báo Tin mừng Phục Sinh cho muôn dân.

Lạy Chúa Kytô Phục Sinh! Thế giới này hơn lúc nào hết cần đến ánh sáng Phục Sinh Chúa chiếu dọi. Và đời sống của chúng con sẽ ý nghĩa biết bao nếu chúng con biết tận dụng hầu hết mọi cơ hội trong cuộc sống để hát mừng Thánh danh và ca khen Chúa Phục Sinh, nhằm loan truyền cho mọi người nhận ra ánh sáng Phục Sinh và ơn cứu rỗi của Chúa.

Tác giả: Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!