Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
Bài Viết Của
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
Nhân Lễ khai mạc sứ vụ của Đức Phanxicô, nghĩ về một Lễ Hiện Xuống mới trong Giáo hội
Biến hình là hiến mình
Làm sao để chiến thắng ma quỷ?
Để khỏi vấp ngã vì Chúa Kytô
Anh em hãy sám hối
Hãy tỉnh thức và sẵn sàng
Giêsu Kytô- Vua muôn vua, Chúa các chúa
Đọc dấu chỉ thời đại, nhận ra ý Chúa
Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại
Gặp gỡ và biến đổi
Đâu là lời cầu nguyện tuyệt vời nhất?
Cầu nguyện - ngôn ngữ của đức tin và lòng mến
Tiếc gì hai tiếng cám ơn…
Đức tin và sự phục vụ
Tội hờ hững với đồng loại
Dùng tiền bạc thế nào để đạt tới nước trời?
Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ
Hai điều kiện tiên quyết để theo Chúa
Những thực khách đích thực…
Đức Maria lên trời, niềm hy vọng của chúng ta
Hãy thức tỉnh và trung tín đón chờ Chúa
Nhà phú hộ dại khờ
Kinh Lạy Cha, lời kinh huyền nhiệm
Biết lắng nghe và dấn thân…
Ai là người thân cận của tôi?
Này Thầy sai anh em đi…
Thánh lễ nối dài giữa lòng nhân loại
Chân lý toàn vẹn
Anh em hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần
Bàn tay giơ ra để chúc lành
Thầy để lại bình an cho anh em
Yêu như Thầy đã yêu
Nghe – Biết và Theo Chúa- Vị mục tử Nhân lành
“Phêrô, anh có yêu mến Thầy không?”
Bình an cho anh em
Ông thấy và tin
Chiêm ngắm đường Thương Khó Chúa
Chị hãy về và từ nay đừng phạm tội nữa
Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ
Xin để lại năm nay nữa…
GIỜ CON NGƯỜI ĐƯỢC TÔN VINH

Chúa nhật 5 MC B

Ga 12, 20-33

“Giờ Con Người được tôn vinh”, một chủ đề quan trọng trong Tin mừng Chúa nhật hôm nay, mời gọi chúng ta suy chiêm. Chúng ta tìm hiểu xem Chúa Kytô được Tôn vinh như thế nào.

Chúa Kytô được tôn vinh. Nhưng ai tôn vinh?

Trình thuật Tin mừng cho chúng ta thấy, đầu tiên phải kể đến những người Hylạp. Đây là những người không thuộc chủng tộc Dothái, có văn hóa Hylạp, nhưng là những người Hylạp chính gốc có thiện cảm với đạo Dothái hoặc mới theo đạo này. Họ lên Giêrusalem dự lễ Vượt Qua. Chính cuộc hành hương đó là cơ hội thúc đẩy họ ước ao được gặp Chúa. Họ đến với Philipphê -quê ở Bêtxaiđa vốn có tên gọi Hylạp- vì nghĩ rằng ông này có thể làm trung gian cho họ được. Ông Philipphê đi nói với ông Anrê – người cùng quê và có tên Hylạp. Cả hai ông đều đến nói với Chúa. Người Hylạp đến tìm gặp Chúa là dấu chỉ cho thấy GIỜ ơn cứu độ ban tặng cho hết mọi người đã điểm. Chúa Kytô được tôn vinh nơi dân ngoại – những người muốn tìm gặp Chúa vì muốn tìm con đường chân lý, con đường của sự sống đích thực, muốn tìm thấy ánh sáng chiếu soi cho con người.

Tiếp đến đó là việc Chúa Cha tôn vinh Người Con của mình. Trong cuộc đời Chúa Giêsu, nhiều lần Người được Chúa Cha tôn vinh và được các tác giả tin mừng Nhất lãm nhắc đến như khi Chúa chịu phép rửa (x. Mt 3, 17; Mc 1, 11 ; Lc 3, 22); rồi lúc Chúa Hiển dung (x. Mt 17, 5; Mc 9, 7 ; Lc 9, 35). Riêng thánh sử Gioan thì không nhắc những sự kiện trên, nhưng ở đây ngài nhắc tới “tiếng từ trời vọng xuống”, đó là tiếng Chúa Cha tôn vinh Chúa Con, tiếng Chúa Cha đoái nghe và chấp nhận lời cầu xin của Chúa Giêsu về việc hiến dâng mạng sống vì thế gian.   

Chúa Kytô được tôn vinh như thế nào?

Bằng một ví dụ rất cụ thể, Chúa Giêsu cho thấy một quy luật của sự sống : đó là hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi thì chỉ là hạt lúa trơ trọi một mình, mất hết tác dụng. Nhưng nếu nó chết đi, nó sẽ sinh nhiều bông hạt. Qua hình ảnh sinh động này, Chúa Giêsu cho thấy chính Người là hạt lúa được gieo vào mảnh đất trần gian. Và, cuộc Thương khó và cái chết của Người chính là lúc hạt lúa bị “mục nát, bị hoà tan” để rồi từ trong sự tan biến ấy, sẽ dẫn đưa Người đến sự sống lại. Như thế là, Chúa Kytô được tôn vinh chỉ khi Người trải qua cuộc Khổ nạn, chịu chết và sống lại. Khi đó Người sẽ quy tụ dân Dothái và dân ngoại thành một cộng đoàn đông đảo những người được cứu độ

Giờ Chúa Kytô được tôn vinh cũng chính là “giờ Người được giương cao lên khỏi mặt đất”. Đó chính là lúc Người được nâng cao trên thập giá, tức là giờ Người chịu khổ hình; đồng thời cũng là lúc Người được đưa lên trời sau khi sống lại. Giờ Chúa Giêsu được tôn vinh cũng là giờ phán xét của những kẻ chống lại Thiên Chúa, chống lại Chúa Giêsu. Đó là giờ cáo chung của mãnh lực ác thần.

Người Kytô chúng ta cũng được mời gọi tôn vinh Chúa Giêsu như những người Hylạp xưa tìm cách gặp gỡ Chúa, bằng cách ra sức học hỏi Lời Chúa để biết sống, biết yêu và biết bước đi trong ánh sáng của Chân lý. Chúa Giêsu đã áp dụng ví dụ “Hạt lúa mì” rất cụ thể. “Ai quý mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống ở đời này thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời”. Cũng như hạt lúa, chúng ta cũng hãy để cho chính con người mình mục nát và tan biến, vượt qua những ích kỷ thấp hèn để chỉ sống cho Chúa và tha nhân, cho dù phải hy sinh, bị trù dập, hiểu lầm. Có như thế, chúng ta mới xứng đáng là môn đệ của Chúa Kytô, bởi – hơn ai hết, Người cũng từng bị thế gian trù dập, ghen ghét và chịu chết nhục nhã trên Thập giá để mang ơn cứu độ cho trần gian.  

Cái chết của Chúa Kytô trên Thập giá là cửa ngõ bước vào thiên đường vinh quang, trở nên nguồn sống mới cho nhân trần. Xin cho mỗi người chúng ta cũng biết “chết đi” cho công lý và hoà bình, chết đi cho tình yêu, cho hạnh phúc và mưu ích cho phần rỗi của tha nhân. “Chết đi” để được sinh nhiều hoa trái thánh thiện. Chết để được sống- điều xem ra nghịch lý nhưng lại là chân lý tuyệt đối cho những ai đặt niềm tin vào mầu nhiệm Thập giá Đức Kytô.

Tác giả: Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!