Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
Bài Viết Của
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
Nhân Lễ khai mạc sứ vụ của Đức Phanxicô, nghĩ về một Lễ Hiện Xuống mới trong Giáo hội
Biến hình là hiến mình
Làm sao để chiến thắng ma quỷ?
Để khỏi vấp ngã vì Chúa Kytô
Anh em hãy sám hối
Hãy tỉnh thức và sẵn sàng
Giêsu Kytô- Vua muôn vua, Chúa các chúa
Đọc dấu chỉ thời đại, nhận ra ý Chúa
Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại
Gặp gỡ và biến đổi
Đâu là lời cầu nguyện tuyệt vời nhất?
Cầu nguyện - ngôn ngữ của đức tin và lòng mến
Tiếc gì hai tiếng cám ơn…
Đức tin và sự phục vụ
Tội hờ hững với đồng loại
Dùng tiền bạc thế nào để đạt tới nước trời?
Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ
Hai điều kiện tiên quyết để theo Chúa
Những thực khách đích thực…
Đức Maria lên trời, niềm hy vọng của chúng ta
Hãy thức tỉnh và trung tín đón chờ Chúa
Nhà phú hộ dại khờ
Kinh Lạy Cha, lời kinh huyền nhiệm
Biết lắng nghe và dấn thân…
Ai là người thân cận của tôi?
Này Thầy sai anh em đi…
Thánh lễ nối dài giữa lòng nhân loại
Chân lý toàn vẹn
Anh em hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần
Bàn tay giơ ra để chúc lành
Thầy để lại bình an cho anh em
Yêu như Thầy đã yêu
Nghe – Biết và Theo Chúa- Vị mục tử Nhân lành
“Phêrô, anh có yêu mến Thầy không?”
Bình an cho anh em
Ông thấy và tin
Chiêm ngắm đường Thương Khó Chúa
Chị hãy về và từ nay đừng phạm tội nữa
Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ
Xin để lại năm nay nữa…
THIÊN CHÚA CÓ BẤT CÔNG?

Chúa nhật 25 thường niên A

Mt 20, 1-16

Người Dothái và đặc biệt là nhóm Pharisêu và Kinh sư thường hay tự hào họ là dân ưu tuyển của Thiên Chúa. Và dĩ nhiên, họ đòi Thiên Chúa phải ban cho họ một số quyền lợi hơn những người tội lỗi và dân ngoại. Vì cho rằng mình có đặc quyền, đặc lợi bất khả xâm phạm, nên họ không ngừng rình mò, chỉ trích, ghen tỵ và chống đối trước những hành vi cao thượng mà Chúa Giêsu đã đối xử với những người nghèo khổ, những người thu thuế và tội lỗi. Dụ ngôn “Thợ làm vườn nho” mà Giáo hội muốn con cái mình suy niệm hôm nay không chỉ trả lời cho nhóm Pharisêu và Kinh sư mà còn cho hết những ai vẫn còn đó lòng đố kỵ ghen tương trước tấm lòng nhân ái vô bờ bến mà Thiên Chúa dành cho những người khốn khổ đói nghèo.

Sẽ không có chuyện gì xảy ra nếu như ông chủ bảo người quản lý trả tiền công cho những người vào làm vườn nho lúc tảng sáng (khoảng sáu giờ sáng) đến người vào làm lúc giờ thứ muời một, tức khoảng năm giờ chiều để họ lần lượt ra về. Đàng này ông lại bắt những người vào làm việc lúc tảng sáng, giờ ba, giờ sáu và giờ chín “chứng kiến” việc trả tiền công bắt đầu từ những người vào làm sau hết. Rắc rối nảy sinh từ đây. Thật sự khi chứng kiến người vào làm chỉ có một giờ được viên quản lý trả cho một đồng, những người vào làm việc trước đó khấp khởi mừng. Lý do để họ hy vọng là vì người vào làm có một giờ đâu phải chịu nắng nôi vất vả như họ, thế mà anh ta được một đồng, thì họ phải hơn thế chứ, bởi công bình mà! Thế nhưng đến lượt họ, cũng chỉ có một đồng mà thôi. Tại sao chỉ có một đồng? Sao lại bất công như vậy? Quả thật, đọc qua dụ ngôn này, dường như chúng ta cũng có cái nhìn trách móc ông chủ như những người làm công trên đây và dường như chúng ta cũng đồng ý với những người này khi họ mong được ông chủ trả nhiều hơn. Và dường như, cách nào đó, chúng ta khó chịu trước cách hành xử “bất công” của ông chủ và xem những con người kia như những nạn nhân của sự bất công. Bởi chúng ta vẫn thường quan niệm công bình tức là trả cho mỗi người điều gì thuộc về họ tuỳ theo sức lao động và giá trị đóng góp của họ. Đó là loại công bình của loài người, với Thiên Chúa, không phải như vậy…

Ông chủ trong dụ ngôn có bất công không? Thưa rằng không. Bởi lẽ ông thực thi công bình theo đúng kiểu của con người, tức đã thoả thuận trước. Thế việc ông “phân biệt đối xử” trong việc trả tiền công thì sao? “Này bạn, tôi đâu có xử bất công với bạn. Bạn đã chẳng thoả thuận với tôi là một quan tiền sao?(...) Hay vì thấy tôi tốt bụng, mà bạn đâm ra ghen tức?”. Như thế đã rõ, ông chủ không chỉ công bình mà còn hào phóng và rộng rãi nữa. Bởi việc ông đối xử với người vào làm chỉ có một giờ xuất phát từ lòng quảng đại và tình yêu vô bờ bến của ông chứ không xuất phát từ cái nhìn ở khía cạnh thời gian. Ông nhìn nhận nếu cứ xét công bình theo kiểu nhân loại, cuộc sống của người vào làm vườn nho có một giờ và cả gia đình anh sẽ ra sao? Chính vì thế, chúng ta thấy ở đây tình yêu của ông vượt trên mọi lý lẽ công bình như người đời vẫn quan niệm.

Điều đáng tiếc là những người được kêu mời vào làm vườn nho từ rất sớm đã không nhận ra tình yêu và lòng quảng đại của ông chủ. Những người này có thể là những Pharisêu, những Kinh sư hay những ai có cách nhìn thiển cận về tình yêu của Thiên Chúa. Những người này tự đặt ra một thứ công bình theo kiểu loài người và họ áp đạt loại công bình này cho Thiên Chúa. Họ bắt Thiên Chúa làm theo ý họ, theo tiêu chuẩn mà họ đặt ra. Theo đó, Thiên Chúa có làm gì, làm cho ai và cho bao nhiêu, nhất nhất phải theo thứ luật mà họ đã bày sẵn, ngoài phạm vi này, họ liền xầm xì ta thán, lên án chỉ trích,… Họ chưa hiểu rằng bài học ở đây chính là, công bình không thôi chưa đủ, cần phải có tình yêu để phủ lấp thứ công bình gò bó hạn hẹp theo quan niệm của con người. Bởi xét cho cùng, công bình chỉ có giá trị trong tương quan giữa người với người, còn Thiên Chúa, Đấng vượt trên mọi lý lẽ và công bình, Người chỉ hành động bằng tình yêu mà thôi. Và đây chính là chìa khoá để lý giải cách ông chủ đã đối xử với người vào làm vườn nho trong giờ cuối cùng của ngày.

Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta cũng có cái nhìn thành kiến, hạn hẹp trước tình yêu và ân sủng mà Thiên Chúa đã thương ban cho những người “đến sau” chúng ta trong vườn nho Giáo hội. Vô hình trung, chúng ta đang theo bước chân của những người Pharisêu và Kinh sư- những người không chấp nhận Thiên Chúa tỏ tình yêu của Người cho người khác. Chúng ta tưởng rằng khi Thiên Chúa tỏ tình yêu và tặng ban ân sủng của Người cho người khác sẽ làm chúng ta thiệt thòi và thua kém, nhưng kỳ thực không phải như vậy, điều Thiên Chúa muốn là tất cả mọi người, không phân biệt mầu da chủng tộc, đều được hưởng tình yêu thương hải hà và ơn cứu độ đến từ Thiên Chúa Tình yêu.

“Giới hạn của tình yêu là yêu vô giới hạn”. Câu nói thời danh của Thánh Bênađô giúp chúng ta hiểu thấu hơn về tình yêu vô giới hạn của Thiên Chúa. Ước gì mỗi người chúng ta khi đối xử với anh em đồng loại cũng hãy dựa trên tình yêu và lòng quảng đại như Thiên Chúa đã đối xử với dân Người.

Tác giả: Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!