Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
Bài Viết Của
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
Nhân Lễ khai mạc sứ vụ của Đức Phanxicô, nghĩ về một Lễ Hiện Xuống mới trong Giáo hội
Biến hình là hiến mình
Làm sao để chiến thắng ma quỷ?
Để khỏi vấp ngã vì Chúa Kytô
Anh em hãy sám hối
Hãy tỉnh thức và sẵn sàng
Giêsu Kytô- Vua muôn vua, Chúa các chúa
Đọc dấu chỉ thời đại, nhận ra ý Chúa
Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại
Gặp gỡ và biến đổi
Đâu là lời cầu nguyện tuyệt vời nhất?
Cầu nguyện - ngôn ngữ của đức tin và lòng mến
Tiếc gì hai tiếng cám ơn…
Đức tin và sự phục vụ
Tội hờ hững với đồng loại
Dùng tiền bạc thế nào để đạt tới nước trời?
Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ
Hai điều kiện tiên quyết để theo Chúa
Những thực khách đích thực…
Đức Maria lên trời, niềm hy vọng của chúng ta
Hãy thức tỉnh và trung tín đón chờ Chúa
Nhà phú hộ dại khờ
Kinh Lạy Cha, lời kinh huyền nhiệm
Biết lắng nghe và dấn thân…
Ai là người thân cận của tôi?
Này Thầy sai anh em đi…
Thánh lễ nối dài giữa lòng nhân loại
Chân lý toàn vẹn
Anh em hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần
Bàn tay giơ ra để chúc lành
Thầy để lại bình an cho anh em
Yêu như Thầy đã yêu
Nghe – Biết và Theo Chúa- Vị mục tử Nhân lành
“Phêrô, anh có yêu mến Thầy không?”
Bình an cho anh em
Ông thấy và tin
Chiêm ngắm đường Thương Khó Chúa
Chị hãy về và từ nay đừng phạm tội nữa
Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ
Xin để lại năm nay nữa…
CẦN CÓ MỘT TẤM LÒNG…

Chúa nhật 32 thường niên B

Mc 12, 38-44

“Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng”. Cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã rất có lý khi cho rằng trong cuộc sống nhân sinh, điều quý trọng nhất không phải là cuộc sống phú túc giàu sang, tiền dư bạc thừa mà là cần đến một tấm lòng. Thực ra, điều mà cố nhạc sỹ trải nghiệm không có gì mới so với giáo huấn của Chúa Giêsu cách đây hơn hai ngàn năm. Tin mừng hôm nay giúp chúng ta cùng nhau chiêm ngắm giáo huấn của Chúa Giêsu về “một tấm lòng” đó như thế nào.

Tuyệt vời làm sao Phụng vụ hôm nay đề cao một cách trân trọng “một tấm lòng” của hai người phụ nữ, một thuộc thời đại Cựu ước và một thuộc thời đại Tân ước. Mẫu gương của hai bà rất đáng để người Kytô chúng ta chiêm ngắm.

Trước hết chúng ta thấy bà goá xứ Xarépta, tuy là dân ngoại giáo, nghĩa là không thuộc hàng “dân thánh, dân riêng” Dothái gì cả, nhưng tấm lòng nhân ái của bà vượt trội hơn rất nhiều người Dothái đạo đức lúc bấy giờ. Xarépta thuộc miền Xiđôn thời Ngôn sứ Êlia rơi vào tình cảnh hạn hán hết sức bi đát. Ngay đến thung lũng Cơrít phía đông sông Giođan được xem là nơi chưa hề cạn vậy mà cũng cạn khô nứt nẻ. Mẹ con bà goá nghèo xứ Xarépta khốn khổ tư bề và đang phải đối diện với cái chết vì không còn lương thực và nước để dùng nữa. Trong tình cảnh khốn cùng đó, Êlia xuất hiện với thân hình tiều tuỵ vì đói, vì khát. Ông đến để xin bà goá nước và bánh- hiện những thứ này đối với cư dân vùng đói Xarépta quý hơn vàng. Trong tình cảnh này, có lẽ sẽ chẳng ai đếm xỉa đến lời của một kẻ đói như Êlia chứ đừng nói đến chuyện tin tưởng. Lý do đơn giản là vì bởi do đói nên con người ta có thể “phịa” bao nhiêu thứ cao lương mỹ vị để cuối cùng mình đạt được mục đích là … no bụng. Bà goá Xarépta có thể hiểu như thế lắm chứ và nếu bà có ý nghĩ như thế cũng là điều bình thường thôi. Thế nhưng hoàn toàn trái lại, khi nghe lời ngôn sứ Êlia nói về việc Thiên Chúa hứa sẽ làm cho hủ bột và vò dầu của bà sẽ không cạn, bà đã tin tưởng vào lời đó, mau mắn ra tay cứu giúp Êlia thoát cơn đói khát. Và, lần đó, phép lạ đã xảy ra trước tấm lòng rộng mở và nhân ái của bà.

Còn bà goá nghèo trong Tin mừng hôm nay thì sao? Tuy khác nhau về thời đại, nhưng cả hai bà đều có chung một tấm lòng nhân ái. Chính Chúa Giêsu đã trân trọng tấm lòng của bà khi Người chứng kiến dáng vẻ bên ngoài tiều tuỵ hom hem, nhưng bên trong lại chứa chan lòng bác ái yêu thương. “Thầy bảo thật anh em, bà goá nghèo này đã bỏ vào thùng nhiều hơn ai hết”. Số tiền bà bỏ vào thùng chỉ hai đồng tiền kẽm, tức trị giá bằng một phần tư đồng bạc Rôma. Từng ấy thôi nhưng với Chúa Giêsu lại là tất cả. Đơn giản là vì “mọi người đều rút từ tiền dư bạc thừa của họ mà đem bỏ vào đó; còn bà này, thì rút từ cái túng thiếu của mình mà bỏ vào đó tất cả tài sản, tất cả những gì bà có để sống”. Như thế đã rõ, với Thiên Chúa, cái đáng quý trong việc dâng cúng tiền của không phải cứ dâng thật nhiều tiền bạc là quý mà là quý nhất ở tấm lòng chân thành. Bà goá nghèo với chỉ hai đồng kẽm vốn chẳng giá trị gì với một số người nhưng với bà là cả sự sống còn, cả một tài sản quý giá. Thế nhưng bà đã không màng đến thứ tài sản nay còn mai mất ấy, bà đã dâng lên Giavê Thiên Chúa thứ tài sản quý nhất ấy bằng cả tấm lòng chân thành và mến yêu.

Thiên Chúa quý trọng tấm lòng chân thành của chúng ta hơn bất cứ thứ tài sản nào khác. Vì thế Tin mừng hôm nay giúp mỗi người chúng ta ý thức lại thái độ nhân ái của chúng ta trước nhu cầu của người khác. Hãy nhớ rằng trong vấn đề dâng cúng của cải hay trợ giúp tha nhân, thì nguyên tắc bất di bất dịch ở đây là “của cho không bằng cách cho”. Chính nguyên tắc này sẽ lượng giá chính xác nhất tấm lòng của chúng ta trước khi “mở lòng” ra với tha nhân. Tấm lòng đó có là “tất cả” hay không, điều đó còn tuỳ thuộc vào thái độ của mỗi người chúng ta.

Tác giả: Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!