Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
Bài Viết Của
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
Nhân Lễ khai mạc sứ vụ của Đức Phanxicô, nghĩ về một Lễ Hiện Xuống mới trong Giáo hội
Biến hình là hiến mình
Làm sao để chiến thắng ma quỷ?
Để khỏi vấp ngã vì Chúa Kytô
Anh em hãy sám hối
Hãy tỉnh thức và sẵn sàng
Giêsu Kytô- Vua muôn vua, Chúa các chúa
Đọc dấu chỉ thời đại, nhận ra ý Chúa
Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại
Gặp gỡ và biến đổi
Đâu là lời cầu nguyện tuyệt vời nhất?
Cầu nguyện - ngôn ngữ của đức tin và lòng mến
Tiếc gì hai tiếng cám ơn…
Đức tin và sự phục vụ
Tội hờ hững với đồng loại
Dùng tiền bạc thế nào để đạt tới nước trời?
Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ
Hai điều kiện tiên quyết để theo Chúa
Những thực khách đích thực…
Đức Maria lên trời, niềm hy vọng của chúng ta
Hãy thức tỉnh và trung tín đón chờ Chúa
Nhà phú hộ dại khờ
Kinh Lạy Cha, lời kinh huyền nhiệm
Biết lắng nghe và dấn thân…
Ai là người thân cận của tôi?
Này Thầy sai anh em đi…
Thánh lễ nối dài giữa lòng nhân loại
Chân lý toàn vẹn
Anh em hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần
Bàn tay giơ ra để chúc lành
Thầy để lại bình an cho anh em
Yêu như Thầy đã yêu
Nghe – Biết và Theo Chúa- Vị mục tử Nhân lành
“Phêrô, anh có yêu mến Thầy không?”
Bình an cho anh em
Ông thấy và tin
Chiêm ngắm đường Thương Khó Chúa
Chị hãy về và từ nay đừng phạm tội nữa
Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ
Xin để lại năm nay nữa…
KHI BỊ CÁO LÀ VUA KYTÔ…


Ga 18, 33-37 

Tin mừng mà Giáo hội muốn cho mỗi người chúng ta suy niệm nhân lễ Chúa Kytô Vua được đặt trong bối cảnh Chúa Giêsu bị người Dothái điệu từ nhà ông Caipha đến dinh tổng trấn. Như thế có nghĩa là Chúa Giêsu sau khi bị xử ở tòa án Dothái, thì giờ đây Người còn phải ra trước toà án Rôma mà đại diện là tổng trấn Ponxiô Philatô – làm tổng trấn xứ Giuđa từ năm 26-36. Đỉnh cao của phần thẩm vấn giữa một bên là quan toà Philatô và một bên là “bị cáo” Giêsu liên quan đến điều mà cáo trạng của kẻ thù nghịch nêu lên để chống lại Chúa Giêsu với tội danh Người tự xưng là vua.

Tại sao phải nại tới tòa án Rôma? Chúng ta biết là quyền xử án và thi hành án của tòa án Thượng hội đồng Do thái rất giới hạn trong phạm vi tôn giáo. Tòa án Thượng hội đồng chỉ được xử án những tội với mức xử là đánh đòn hay giam tù mà thôi. Còn kết án tử hình thì tòa án Thượng hội đồng không được phép thi hành bản án mà phải chuyển sang tòa án Rôma thực thi bản án này. Vì thế chúng ta thấy trong phiên tòa xử Chúa Giêsu, tòa án Thượng hội đồng Dothái kết án tử hình Chúa Giêsu vì tội phạm thượng. Nhưng với tội phạm thượng này, tòa án Rôma không thể xử và thi hành được vì đây là tội thuộc phạm vi tôn giáo chứ không thuộc tội chính trị. Thế nên người Do thái bèn nẩy “sáng kiến” khiến Chúa Giesu phải bị tử hình dưới tòa án Rôma. Từ tội danh phạm thượng chỉ thuần túy mang tính tôn giáo, giờ đây người Do thái chuyển sang tòa án Rôma và chụp mũ Chúa Giê-su với ba tội danh “chết người”, đó là 1/ Xách động quần chúng; 2/ Ngăn cản nộp thuế cho hoàng đế và 3/ Tự xưng là Vua!

Sở dĩ chúng ta biết rõ tội của người Dothái là vì đứng trước lời thẩm vấn của Philatô : “Ông có phải là vua dân Dothái không?”, Chúa Giêsu đã truy tìm nguồn gốc của lời kết án này và chính Philatô đã cho biết đó chính là người Dothái đã tố cáo.

“Nuớc tôi không thuộc về thế gian này”. Điều mà Chúa Giêsu khẳng định một lần nữa cho thấy nước Chúa không như cách người Dothái hay như Philatô hình dung và mong đợi. Người Dothái dưới thời đế quốc Rôma thống trị vẫn thường xen lẫn ý nghĩ là mong chờ Đấng Cứu Thế (Mêsia) đến để đem lại sự thống nhất đất nước cho dân tộc Dothái đang bị đế quốc đô hộ.

Vâng, nước của Chúa Giêsu không giống như cách con người quan niệm là phải của thành phần thống trị nhờ có sức mạnh về quân sự, mở mang bờ cõi, xâm chiếm các quốc gia khác,… Nước của Chúa Giêsu không nhằm mục tiêu chính trị, vì thế Người không bao giờ là Đấng phải đến theo quan niệm trần thế là chỉ để thực thi công cuộc giải phóng, chấn hưng đất nước. Nước của Chúa đến từ nơi khác, từ nơi mà Người đã sinh ra từ đời đời và cũng từ đó mà Người đã đến thế gian. 

Chính vì Người đã đến thế gian nên sứ mạng của Người nơi trần gian là “làm chứng cho sự thật”. Làm chứng cho sự thật không gì khác hơn là tử đạo (Martyr). Chính cái chết của Người trên Thập giá là bằng chứng và là dấu ấn cho việc làm chứng đó.

Nước của Chúa Giêsu được thiết lập không phải nhờ sức mạnh quân sự, vũ khí hạt nhân, tiền và mưu lược, nhưng chính là nhờ lời mạc khải từ Thiên Chúa và công dân của nước đó là tất cả những ai đón nhận và thực thi Lời mạc khải.

Là Vua, nhưng Vua Giêsu không giống như vua trần thế là để được người ta hầu hạ, cung phụng, nhưng Người đến để hầu hạ và nâng đỡ kẻ yếu hèn;

Quyền lực của Vua Giêsu cũng không phải là quyền lực của thế trần. Nghĩa là một thứ quyền lực của kẻ quyền thế, một quyền lực theo kiểu “trên giáng xuống, dưới chịu đựng” mà quyền lực của Người là quyền lực của tình yêu ;

Sức mạnh của Vua Giêsu không đến từ đội quân hùng hậu, trang bị vũ khí hiện đại mà chính là sức mạnh của lòng tha thứ;

Thành công của Vua Giêsu không phải là thứ thành công của kẻ thắng trận, của kẻ mạnh mà chính là thành công do thập giá và máu, tra tấn và tù đày, khinh chê và nhục mạ vì chân lý, vì Tin mừng.

 Và cuối cùng, mũ triều thiên của Vua Giêsu không được nạm bằng ngọc bích, bằng vàng ròng mà là mũ triều thiên trên đó được gắn những đớn đau, tội lỗi của thế trần, được chạm trỗ bởi tình yêu và sự vâng phục.

Lạy Chúa Giêsu là Vua, chớ gì môi miệng chúng con tuyên xưng Chúa là Vua và tâm trí chúng con luôn hướng về Chúa như là Đấng Quân Vương của Chân - Thiện – Mỹ; nhờ đó, chúng con luôn dấn bước theo Chúa, đồng hành với Chúa giữa dòng đời để rao giảng tình yêu của Chúa cho mọi người.

 

Tác giả: Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!