Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
Bài Viết Của
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
Nhân Lễ khai mạc sứ vụ của Đức Phanxicô, nghĩ về một Lễ Hiện Xuống mới trong Giáo hội
Biến hình là hiến mình
Làm sao để chiến thắng ma quỷ?
Để khỏi vấp ngã vì Chúa Kytô
Anh em hãy sám hối
Hãy tỉnh thức và sẵn sàng
Giêsu Kytô- Vua muôn vua, Chúa các chúa
Đọc dấu chỉ thời đại, nhận ra ý Chúa
Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại
Gặp gỡ và biến đổi
Đâu là lời cầu nguyện tuyệt vời nhất?
Cầu nguyện - ngôn ngữ của đức tin và lòng mến
Tiếc gì hai tiếng cám ơn…
Đức tin và sự phục vụ
Tội hờ hững với đồng loại
Dùng tiền bạc thế nào để đạt tới nước trời?
Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ
Hai điều kiện tiên quyết để theo Chúa
Những thực khách đích thực…
Đức Maria lên trời, niềm hy vọng của chúng ta
Hãy thức tỉnh và trung tín đón chờ Chúa
Nhà phú hộ dại khờ
Kinh Lạy Cha, lời kinh huyền nhiệm
Biết lắng nghe và dấn thân…
Ai là người thân cận của tôi?
Này Thầy sai anh em đi…
Thánh lễ nối dài giữa lòng nhân loại
Chân lý toàn vẹn
Anh em hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần
Bàn tay giơ ra để chúc lành
Thầy để lại bình an cho anh em
Yêu như Thầy đã yêu
Nghe – Biết và Theo Chúa- Vị mục tử Nhân lành
“Phêrô, anh có yêu mến Thầy không?”
Bình an cho anh em
Ông thấy và tin
Chiêm ngắm đường Thương Khó Chúa
Chị hãy về và từ nay đừng phạm tội nữa
Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ
Xin để lại năm nay nữa…
NGƯỜI ĐẾN NHÀ MÌNH, NHƯNG NGƯỜI NHÀ KHÔNG ĐÓN RƯỚC

Chúa nhật 4 thường niên C

Lc 4,21-30

Chúng ta đang ở trong Hội đường Nazarét và đang theo dõi những lời giảng dạy của Chúa Giêsu cũng như thái độ của những người đồng hương đối với Chúa.

Thánh sử Luca cho thấy, ngay sau khi người dân Nazarét thán phục về những “lời hay ý đẹp” trong giáo huấn của Chúa thì liền sau đó là thái độ tỏ rõ sự xem thường về nguồn gốc của Chúa. Họ xem thường Chúa Giêsu vì hai lẽ. Trước hết vì họ quá biết rõ gia thế của Chúa Giêsu là con bác thợ mộc không hơn không kém. Và vì thái độ này nên họ cố đòi cho bằng được phép lạ như Chúa đã làm tại Caphácnaum để thử xem “tài” của Chúa đến đâu.

Đứng trước thái độ khinh khi đó, Chúa Giêsu đã cho người dân Nazarét thấy rằng các Ngôn sứ không bao giờ được tôn trọng trên chính quê hương mình. Xét về mặt tâm lý, điều này thật chính xác. Bởi sự thường cho dù một người có tài năng, giúp ích và phục vụ rất hiệu quả cho nhiều người, nhiều nơi nhưng khi trở về gia đình, trở về nơi sinh trưởng của mình thì lại bị những người bà con xóm giềng  chỉ xem ở mức độ “thường thường bậc trung”, do ảnh hưởng điều mà chúng ta vẫn thường nói “gần chùa gọi Bụt bằng anh!”. Chúa Giêsu cũng không nằm ngoài sự thường này. Người làng Nazarét sở dĩ xem Chúa Giêsu chỉ là một anh chàng “thường thường” thôi là bởi vì ngay trong ngôi làng này, ai mà không biết gia đình của anh ta. Từ nhỏ tới lớn chỉ sống với bố mẹ. Bố làm nghề mộc, mẹ lo việc nội trợ, còn anh ta thì cùng lắm chỉ là người kế tục nghề mộc được truyền từ người bố, chứ có gì đặc biệt đâu! Thế nên, dù có công nhận những lời lẽ thốt ra từ miệng con bác thợ mộc là “lời vàng, lời ngọc” thì họ cũng không sao vượt qua được một thứ định kiến đã ăn sâu vào nếp nghĩ của họ.

Chính vì thế, bằng hai câu chuyện từ Cựu ước, Chúa Giêsu không chỉ cho thấy chân lý xuất phát từ câu tục ngữ “Bụt nhà không thiêng” mà cao hơn, đó còn là sự diễn tả một cách nhìn, một sự tiên báo cho công cuộc và sứ mệnh rao giảng của Người sẽ được mở ra cho muôn dân- tính phổ quát của ơn cứu độ- một khi lời rao giảng đó không được những người trong nhà đón tiếp mà cụ thể là dân làng Nazarét nói riêng và dân Israel nói chung.

Trong câu chuyện của Ngôn sứ Êlia, khi đất nước Dothái bị hạn hán trong khoảng ba năm ròng rã, ấy thế mà Thiên Chúa không sai “người nhà” của mình là Êlia đến để cứu đói dân Israel đang lâm nguy mà lại sai đến với một bà goá dân ngoại ở thành Xarépta thuộc Xiđon. Tại đây, Êlia đã hoá bánh và dầu ăn để nuôi sống bà goá này. Cũng giống như thầy mình, Ngôn sứ Êlisa đã chữa lành bệnh phong cùi cho một vị tướng người Syria tên là Naaman khi ông từ miền đất dân ngoại đến gặp Êlisa ngay trên đất nước Israel. Điều này cho hay thiếu phụ thành Xarépta miền Xiđon và vị tướng của Syria đại diện cho một tầng lớp đông đảo những người có nguồn gốc từ dân ngoại sẽ được giải phóng, sẽ được lãnh nhận tin mừng như lời loan báo của Ngôn sứ Isaia xưa nay trở thành hiện thực vào thời đại của Chúa Giêsu.

Người dân Nazarét càng giận dữ Chúa Giêsu hơn vì hơn ai hết, họ hiểu rõ câu chuyện trong Cựu ước mà Chúa Giêsu gợi lên để nhắm vào chính thái độ cứng tin của họ. Cơn giận dữ lên đến cực điểm khi họ cùng nhau đứng dậy, lôi Người ra khỏi thành, kéo Người lên đỉnh núi để định xô xuống vực. Tuy xét về địa lý vùng Nazarét, chúng ta thấy không đúng nhưng chủ ý của Luca không nằm ở vấn đề địa dư mà chính là nhằm loan báo một thực tại sẽ diễn ra trong tương lai, rằng chính dân Israel chứ không phải dân nào khác sẽ lên án Chúa (trong thành) và đem Chúa đi (khỏi thành) để kết án Chúa trên đồi Canvê. Đó cũng còn là một lời loan báo cho hết những ai theo Chúa mà đặc biệt cho sứ vụ rao giảng của các môn đệ Chúa sau này được Luca ghi lại trong sách Công vụ tông đồ về trường hợp của Thầy Phó tế Têphanô.

Những gì xảy ra trong hội đường Nazarét hôm nay như là sự loan báo cho những bi kịch mà Chúa Giêsu sẽ phải chịu trong cuối sứ vụ rao giảng của Người. Một sứ vụ sẽ dẫn Người đến với cái chết nhục nhã trên Thập giá do bởi chính những người cùng mầu da, huyết thống, cùng tổ quốc với Người lên án, đúng như Thánh sử Gioan đã từng viết trong tin mừng: “Người đến giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người. Người đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận. Còn những ai đón nhận, tức là những ai tin vào danh Người, thì Người cho họ quyền trở nên con cái Thiên Chúa” (Ga 1, 10-12)

Tác giả: Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!