Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
Bài Viết Của
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
Nhân Lễ khai mạc sứ vụ của Đức Phanxicô, nghĩ về một Lễ Hiện Xuống mới trong Giáo hội
Biến hình là hiến mình
Làm sao để chiến thắng ma quỷ?
Để khỏi vấp ngã vì Chúa Kytô
Anh em hãy sám hối
Hãy tỉnh thức và sẵn sàng
Giêsu Kytô- Vua muôn vua, Chúa các chúa
Đọc dấu chỉ thời đại, nhận ra ý Chúa
Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại
Gặp gỡ và biến đổi
Đâu là lời cầu nguyện tuyệt vời nhất?
Cầu nguyện - ngôn ngữ của đức tin và lòng mến
Tiếc gì hai tiếng cám ơn…
Đức tin và sự phục vụ
Tội hờ hững với đồng loại
Dùng tiền bạc thế nào để đạt tới nước trời?
Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ
Hai điều kiện tiên quyết để theo Chúa
Những thực khách đích thực…
Đức Maria lên trời, niềm hy vọng của chúng ta
Hãy thức tỉnh và trung tín đón chờ Chúa
Nhà phú hộ dại khờ
Kinh Lạy Cha, lời kinh huyền nhiệm
Biết lắng nghe và dấn thân…
Ai là người thân cận của tôi?
Này Thầy sai anh em đi…
Thánh lễ nối dài giữa lòng nhân loại
Chân lý toàn vẹn
Anh em hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần
Bàn tay giơ ra để chúc lành
Thầy để lại bình an cho anh em
Yêu như Thầy đã yêu
Nghe – Biết và Theo Chúa- Vị mục tử Nhân lành
“Phêrô, anh có yêu mến Thầy không?”
Bình an cho anh em
Ông thấy và tin
Chiêm ngắm đường Thương Khó Chúa
Chị hãy về và từ nay đừng phạm tội nữa
Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ
Xin để lại năm nay nữa…
ĐỂ ĐÓN ƠN CHÚA CỨU ĐỘ…

Chúa nhật 2 mùa vọng C

Lc 3, 1-6

Tin mừng Chúa nhật thứ 2 mùa vọng được đặt trong bối cảnh thật rộng lớn, bao gồm bối cảnh lịch sử thế giới cũng như bối cảnh lịch sử của dân Thiên Chúa. Cũng chính từ trong bối cảnh rộng lớn này, Gioan Tẩy giả xuất hiện để thực thi sứ mệnh mà Thiên Chúa trao phó: Tiền hô cho Đấng Cứu Thế.

Thật ngắn gọn và xúc tích, thánh Luca cho chúng ta thấy rõ bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Đặc biệt, nếu để ý, chúng ta thấy thánh Luca đã tỉ mỉ liệt kê sáu nhân vật cốt cán vừa đạo lẫn đời có ảnh hưởng ít nhiều đến Gioan Tẩy giả cũng như Chúa Giêsu sau này.

Đứng đầu là hoàng đế của đế quốc Rôma. Sau khi hoàng đế Augustô băng hà vào năm 14 sau công nguyên, Tibêriô lên nối ngôi và tại vị từ đó cho đến năm 37. Như vậy, năm thứ 15 của triều đại Tibêriô vào khoảng năm 29.

Ponxiô Philatô làm tổng trấn xứ Giuđê lẫn miền Iđumê và Samari từ năm 26-36. Đây là vị quan toà xét xử và kết án Chúa Giêsu mặc dù ông biết rõ Chúa vô tội.

Vua Hêrôđê Antipa con của vua Hêrôđê Cả- người đã ra lệnh giết các hài nhi từ hai tuổi trở xuống ở Bêlem cũng như vùng lân cận vì cho rằng mình đã bị các nhà chiêm tinh đánh lừa (x. Mt 2, 16-18)- trị vì miền Galilê và Pêrê từ năm 4 trước công nguyên cho đến năm 39. Đây là ông vua loạn luân, lấy chị dâu mình. Chính ông đã ra lệnh chém đầu Gioan Tẩy giả trong ngục. Đồng thời ông còn tham gia vụ án của Chúa, cho Chúa mặc chiếc áo “cẩm bào giấy” để làm trò cười cho thiên hạ nhằm trả thù cho việc không được Chúa làm phép lạ cho ông xem chơi (x. Lc 23, 8-11).

Vua của miền đất dân ngoại là Philipphê – anh em cùng cha khác mẹ với Hêrôđê Antipa- coi sóc một số vùng như Gaulanít, Batanê, Trakhonít và Auranít thuộc miền đông bắc hồ Tibêria từ năm 4 tcn cho đến năm 34.

Vị vua cuối cùng được Luca nhắc đến là Lyxania, coi sóc miền Abilên. Ông được nhắc đến có lẽ do vì miền đất nơi ông coi sóc là miền dân ngoại và thuộc quyền vua Hêrôđê Ácríppa II.  Sở dĩ Luca lưu ý đến vùng đất dân ngoại là bởi vì theo thánh sử, Tin mừng không chỉ được rao giảng cho dân tộc Israel mà thôi, nhưng còn được rao giảng cho cả dân ngoại.

Đó là phía chính quyền, về phía tôn giáo chúng ta thấy có vị thượng tế Dothái lúc bấy giờ là Caipha, giữ chức thượng tế từ năm 18 cho đến năm 36 sau công nguyên. Chính ông cùng với thượng hội đồng Dothái đã “biến tội” của Chúa từ tội danh phạm thượng chỉ thuần túy mang tính tôn giáo, chuyển sang tòa án Rôma và chụp mũ Chúa Giêsu với ba tội danh “chết người” liên quan đến chính trị để chính quyền Rôma kết án tử hình.

Chính từ trong bối cảnh lịch sử ấy, Gioan xuất hiện để đi khắp miền ven sông Giođan để rao giảng và kêu gọi dân chúng lãnh nhận phép rửa, ăn năn sám hối để được ơn tha thứ.

Thánh Luca cũng như các tác giả Tin mừng Nhất lãm đã trích dẫn Ngôn sứ Isai (trong bản LXX) để nói đến sứ mạng Tiền hô của Gioan Tẩy giả; đồng thời cũng cho thấy chính Đấng Thiên sai mà ông đang loan báo sẽ là nguồn ơn cứu rỗi cho hết mọi dân tộc.

Lời kêu gọi dân chúng trở về với Thiên Chúa để được hưởng ơn cứu độ mà Gioan Tẩy giả rao giảng thật quyết liệt, rõ ràng, không úp mở. Theo đó việc chuẩn bị đón Đấng Cứu thế không chỉ dành riêng cho mỗi một cá nhân nào, nó còn là việc của toàn thể nhân loại. Chính vì thế, những gì là “quanh co, uốn khúc, gồ ghề, hố sâu,…” nơi tâm hồn, nơi hành vi của mỗi cá nhân cũng như trong mối tương quan giữa đồng loại với nhau, với vạn vật vũ trụ, tất cả đều phải “uốn cho thẳng, bạt cho thấp, lấp cho đầy,…”. Như thế, sám hối không là hành vi có tính ước lệ, làm cho có cho xong, nhưng phải là một biểu hiện của sự trở về, một cuộc bức phá ra khỏi trận cuồng phong tội lỗi nơi tâm hồn để trở nên một con người hoàn toàn đổi mới trong ân sủng của Chúa.

Mùa vọng là thời gian thuận tiện nhất để con người đổi mới tâm hồn, chỉnh sửa lại lối sống. Chúa cần chúng ta cộng tác nhiều hơn nữa hầu có thể lãnh nhận muôn ơn lành từ nơi Thiên Chúa.

Tác giả: Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!