|
Bài Viết Của Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
|
GIUSE: NGƯỜI CHA GƯƠNG MẪU TRONG GIA ĐÌNH
Hôm nay, trong hào quang lễ Giáng Sinh, Giáo Hội mừng lễ Thánh Gia. Chúa Nhật này chúng ta suy niệm về tặng phẩm và màu nhiệm đời sống, đặc biệt đời sống và ơn phúc gia đình.
|
|
NÀY CON TRẺ ĐÃ SINH RA…
Lòng tôi rạo rực, súc động khôn tả khi lắng nghe lời tiên tri Isaiah qua các điệu nhạc hòa tấu của Handel về Giáng Sinh: “Hôm nay Con Trẻ đã sinh ra cho chúng ta. Hôm nay con một người đã giáng trần, và đất nước sẽ đè nặng trên vai Người, tên Người sẽ gọi là đấng Kỳ Diệu, là Cố Vấn tuyệt vời, là Thiên Chúa toàn năng, là Cha muôn đời, là Hoàng Tử của Hòa Bình” (Is 9:6). Những lời tuyệt diêu đó lấy trong sách Isaiah và bài đọc I mà hàng năm chúng ta vẫn nghe vào lễ Nửa Đêm Vọng Giáng Sinh. |
|
Ý NGHĨA HAI TIẾNG “XIN VÂNG”
Khi viết bài suy niệm Tin
Mừng tuần này tư nhiên tôi nghĩ tới phim The Sound of Music. Câu chuyện nói về một
nữ dự tu tên Maria vì ham chơi ca hát nên quên cả việc kinh kệ. Vì mồ côi, mẹ
bề trên không muốn cho về đời nên đã gửi đến gia đình một đại úy góa vợ, để nhờ
coi sóc đám con còn vị thành niên. Vì có tài ca hát, đám trẻ rất yêu mến Maria
nên công việc thành công… Chuyện xẩy ra ở Salzburg thuộc nước Áo. |
|
HÃY CẦU NGUYỆN ĐỂ ĐƯỢC VUI MỪNG
Mùa Vọng là mùa tìm hiểu lời các tiên tri và suy gẫm Thánh Kinh. Nó giúp chúng ta nhận ra viễn ảnh về một đấng thiên sai mà mọi người đang chờ mong. |
|
ĐỨC MẸ ĐỒNG TRINH VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI*
Năm nay Giáo Hội mừng lễ trọng ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI vào ngày 8 tháng 12. Giáo Hội Công Giáo tin rằng Đức Mẹ không vướng tội tổ tông ngay từ lúc Mẹ hiện hữu và đức Pio IX năm 1854 đã tuyên bố việc này thành tín điều. |
|
GIOAN TIỀN HÔ, NGÔN SỨ MÙA VỌNG
Một trong những vì sao lớn xuất hiện trên diễn đàn Kinh Thánh hôm nay qua những câu chuyện về Mùa Vọng và Giáng Sinh là Gioan Tiền Hô. Gioan Tiền Hô là ai và Ngài đến với chúng ta thế nào? Ngài nói với chúng ta những gì trong Mùa Vọng này? |
|
NHỮNG KỶ NIỆM VĨ ĐẠI CỦA LỊCH SỬ
Tuần này, Giáo Hội bắt đầu Năm Phụng vụ là Mùa Vọng. Người Kito hữu tuyên xưng đấng Thiên Sai thực sự đang đến và Vương Quyền Thiên Chúa đang ở trong tầm tay. |
|
CÁC NGƯƠI ĐÃ LÀM NHỮNG ĐIỀU ĐÓ CHO TA
Hôm nay Chúa Nhật cuối cùng của năm
Phụng vụ và cũng là lễ trọng mừng kính Chúa Giesu Kito Vua Vũ Trụ. Qua Tin Mừng
Mathieu (Mt 25:31-46), chúng ta được coi quang cảnh ngày Đức Kito trở lại lần
thứ hai là ngày phán xét chung. Đây là bài giáo huấn sau cùng của đức Giesu
trước khi Người đi lên Jerusalem để đối diện với thập giá và tử thần. Điệp khúc
của bài Tin Mừng này rất rõ ràng:“Các ngươi đã làm những điều đó cho ta” (Mt 25:40) |
|
KẾT QUẢ PHẢI PHÙ HỢP VỚI TÀI NĂNG
Bài Phúc Âm hôm nay là dụ
ngôn cuối cùng trong ba dụ ngôn mà Chúa Giesu kể đã được Mathieu thuật lại. Mỗi
dụ ngôn có một ý nghĩa đặc biệt đòi hỏi mọi Kito hữu phải chuẩn bị cho ngày
vinh quang cùng Chúa Kito trên nước trời. Bài Tin Mừng nói về ông chủ và những
gia nhân có những tài năng khác nhau (Mt 25:14-30) cho thấy việc chúng ta làm
hàng ngày phải theo thiện chí và khả năng
mà Chúa ban cho chúng ta, không kể những việc thiết thân nhất mà chúng ta không
thể bỏ qua được. Sứ điệp Chúa muốn gửi là -để đạt vương quốc nước Trời- chúng ta phải
có tinh thần trách nhiệm đối với Thiên Chúa và loài người chúng ta đối với nhau. |
|
ĐÈN CẦN CÓ DẦU ĐỂ ĐỐT SÁNG
Ba dụ ngôn cuối cùng của Chúa Giesu dưới hình thức hội thoại trong Tin Mừng Mathieu báo hiệu năm phụng vụ sắp kết thúc. Ba chuyện này liên quan đến những việc mà người Kito hữu phải làm để chuẩn bị đón Chúa Kito. |
|
ĐIỀU MÀ NGƯỜI CÔNG GIÁO CẦN PHẢI NHỚ VỀ Ý KIẾN CỦA GIÁO HOÀNG VỀ KẾT HỢP DÂN SỰ
Trong những ngày gần đây, vì cuốn phim tài liệu tựa đề Francesco có nội dung về những phát biểu của ĐTC Phanxico về nhiều vấn đề nhậy cảm, đặc biệt về hôn nhân đồng tính đã gây rung động cả trong cộng đồng Công Giáo lẫn ngoài Công Giáo. Nhiều ý kiến phê bình ĐTC rất bất lợi cho GH và người CG. Cộng đồng CGVN tuy có những nhận xét dè dặt nhưng không phải là không có những xì xào bất đồng với ĐTC. |
|
SUY NIỆM VỀ CÁC THÁNH VÀ CÁC LINH HỒN
Theo truyền thống, Giáo Hội dành tháng 11 hàng năm để mửng lễ Các Thánh và kính nhớ các linh hồn. Chúng ta thử tìm hiểu thế nào là các Thánh và các linh hồn.
|
|
LÀM SAO ĐỂ MẾN CHÚA YÊU NGƯỜI
Bài đọc sách Xuất Hành và bài Phúc Âm hôm nay ( Xh 22:21-27; Mt 22:34-40) nói về Mến Chúa và Yêu người là giới răn quan trọng nhất. Bài đọc sách Xuất Hành nhắc lại một số điều luật về cô nhi quả phụ và người nghèo khó. Thiên Chúa nhắc nhở dân Người rằng: đã có thời các ngươi là người ngoại quốc sống trên đất khách. Đối với người ngoại quốc, cô nhi quả phụ và người nghèo khổ, chúng ta phải lấy công minh và tình thương cảm mà đối sử. Nếu không Thiên Chúa sẽ luận phạt nghiêm ngặt để bảo vệ kẻ cô thế. |
|
HÃY TRẢ LẠI CHO CAESAR...
Bài Phúc Âm hôm nay (Mt 22:15-21) là câu chuyện đã được thánh Mathew kể tiếp liền sau câu chuyện ngụ ngôn tiêc cưới con vua. Lại một lần nữa mấy người Pharisiêu tính gài bẫy chúa Giêsu. Họ đã nhận ra rằng Chúa ám chỉ họ là những người đã từ chối không đến dự tiệc cưới và giết sứ giả của vua, nghĩa là không chịu cải đổi tâm hồn để trở nên thánh thiện qua câu chuyện ngụ ngôn tiệc cưới Chúa Nhật tuần trước (Mt 22:1-14). Do đó họ bắt đầu âm mưu chống Chúa bằng cách gài bẫy để có cớ tấn công Ngài. Thoạt tiên họ ve vãn, nịnh bợ Chúa -theo mưu kế đã tính của chúng- để Ngài lơ ý mà nói lỡ lời. Một tên Pharisiêu giả vờ ca ngợi Chúa, nào là Chúa lương thiện, nhân lành, chỉ biết giảng dạy sự thật, ngay thẳng theo đường lối của Thiên Chúa, không coi trọng ý kiến cũng như xét đoán con người chỉ dựa vào bề ngoài. (c. 16). |
|
GỌI THÌ NHIỀU MÀ CHỌN THÌ ÍT
Dụ ngôn tiệc cưới tuần này (Mt 22:1-14) là cậu chuyện cuối cùng trong ba chuyện liên tiếp được trình bày trong ba tuần nói về Chúa phán xét dân Israel, đặc biệt những người thủ lãnh (bắt đầu ở 21:28). Ba dụ ngôn này liên hệ với nhau khá rõ ràng. Mỗi chuyện đều đưa ra một “hình ảnh về uy quyền” (như người Cha, Chủ vườn nho và ông Vua). Hình ảnh “những người con” hay “một người con” đều có cả trong ba dụ ngôn. Riêng dụ ngôn 2 và 3 thì bàn về những người nô lệ cùng với những phán xét găy gắt đối với những kẻ chống đối người con. |
|
KHI MÀ TÍN ĐIỀU HOẠT ĐỘNG MÃNH LIỆT TRONG BÀ…. (Charles J. Chaput, O.F.M. Tổng Giám Mục Philadelphia)
Lời nói trước: Không một tổng thống Hoa Kỳ nào lại bị đánh phá nhiều như Tổng Thống Donald J. Trump. Ông làm hay nói bất cứ điều gì dù tốt hay xấu, đúng hay sai đều bị báo chí phe tả chỉ trích, mà còn thêu dệt thêm hoặc cắt xén bớt đi để lấy cớ công kích ông, đến độ có những lời có thể được gọi là Lộng Ngôn. Ngay cả khi ông bị nhiễm Covid-19, có người còn mong cho ông chết. Thật là tàn nhẫn và vô luân!. Đó là sự thật. Ngay cả việc ông đề nghị các thẩm phán vào các tòa án liên bang hay tối cao cũng bị chỉ trích. Chỉ trích Trump chưa đủ thì quay ra đánh phá các vị thẩm phán được đề cử.
|
|
ĐÁ TẢNG XÂY NHÀ VÀ ĐÁ GÓC NHÀ
Tuần này chúng ta trở lại với vườn nho đã được Mathieu nói đến. Trong bài Phúc Âm hôm nay, đức Giesu cho chúng ta biết Vương Quốc Thiên Chúa là gì? Đây là một dụ ngôn ngắn gọn nói về cuộc sống thực tế của dân làng ở Palestine vào thế kỷ I, nó khác với cuộc sống của chúng ta ngày nay.
|
|
THỢ VƯỜN NHO TRUNG THÀNH
Trước khi kể câu chuyện như trong bài Phúc Âm hôm nay, đức Giesu đã trở lại đền thờ (Mt 21:23a) và tuyên bố đền thờ là đất thánh dùng để cầu nguyện và làm mục vụ chữa lành (Mt 21:14). Lời Chúa Giesu như thách thức những kẻ đối kháng Chúa, là các thượng tế và kỳ mục trong dân. Họ luôn luôn tạo áp lực để bắt bí Người:“ Ông lấy quyền gì mà làm những điều đó, và ai ban cho ông quyền ấy?”(Mt 21:23b). Chính Thiên Chúa là nguồn mạch quyền uy của đức Giesu, nhưng nếu nói ra thì chẳng ích lợi gì mà còn là cớ cho họ xúc phạm Người. Thay vì trả lời thẳng câu hỏi, đức Giesu hỏi ngược lại họ về phép rửa của ông Gioan Tiền Hô. Vì không tin Chúa qua hành động mục vụ của Gioan nên họ không trả lời Chúa. Niềm tin vào Thiên Chúa và đức Giesu của những kẻ đối kháng Chúa đã thể hiện qua phản ứng của họ về ông Gioan Tiền Hô. |
|
NGƯỜI Ở CUỐI ĐƯỢC LÊN TRÊN HẾT, KẺ TRÊN HẾT SẼ XUỐNG CUỐI CÙNG
|
|
THA THỨ ĐỜI NÀY SẼ ĐƯỢC THA THỨ ĐỜI SAU
|
|
[1]
5
6
7 8
9
10
11
12
13
14 [8/41] |