Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
BÀI HỌC NICODEMO (1)

                        

CHÚA NHẬT IVB MÙA CHAY

2Sb 36:14-16,19-23. Ep 2: 4-10. Ga 3: 14-21

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

 

Ánh Sáng đến thế gian, nhưng thế gian lại thích bóng tối hơn Ánh Sáng… (Ga3:19).)

 

Bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay nói về cuộc đàm thoại giữa hai nhân vật rất quan trọng được gọi là “Thầy Dạy” của hai tôn giáo. Một bên là “thầy dạy của dân Israel” là Nicodemo và một bên là Đức Giêsu mà ông Nicodemo (1) gọi là “Thầy Dạy đến từ Thiên Chúa”. Ông là thành viên Tối Cao Pháp Viện thuộc Hội Đồng Quốc Gia Do Thái, có nhiệm vụ gìn giữ và bảo toàn những truyền thống quan trọng. Ông là chuyên viên về Thiên Chúa của cả nước. Ông đến gặp chúa Giêsu vào ban đêm

 

Tưởng cũng nên nói đôi chút về bối cảnh của bài Tin Mừng hôm nay. Đây là cuộc đàm thoại có ý nghĩa nhất trong Tân Ước giữa đức Giêsu và ông Nicodemo. Ông Nicodemo lén đến gặp Chúa Giêsu vào ban đêm cho thấy cái mờ ám của một người không có niềm tin. Không rõ toàn thể cuộc đàm thoại thế nào, chỉ biết ông Nicodemo đến gặp đức Giêsu để tìm hiểu thêm về Chúa, vì ông thắc mắc về danh từ “tái sinh” mà Đức Giesu đã nói. Thánh Gioan thuật lại câu chuyện thì lại dùng những hình ảnh có vẻ tương phản nhau như ánh sáng và bóng tối.

    

Chúa Giêsu nói với ông Nicodemo là cần phải nhận biết sự hiện diện của Thiên Chúa và sự tự hiến thân của Người. Nhận biết Thiên Chúa thì khác với việc thu thập tin tức và nghiên cứu về Người. Còn tái sinh phải hiểu theo nghĩa bóng, là việc từ trên ban cho, không phải trở vào bụng mẹ mình lần thứ hai để lại sinh ra. Vậy tái sinh -theo Chúa Giesu- là do quyền năng của Chúa Thánh Thần mà có.

ĐƯỢC NÂNG LÊN

 

Chúa Giêsu nói với ông Nicodemo và tất cả những ai sau này nghe câu chuyện, phải hiểu là Con Thiên Chúa phải được kéo lên cao để ai ngắm nhìn Người thì sẽ được chữa lành mọi tội lỗi. Trong khi lưu lại trong sa mạc, dân Israel bị bệnh dịch do rắn độc, ông Maisen đã giơ cao con rắn bằng đồng lên và tất cả những ai nhìn nó thì được khỏi bệnh. Cả hai sự việc: con rắn bằng đồng được đưa lên cao và chúa Giêsu bị đóng đanh trên thập giá đều tượng trưng cho việc loài người được chữa lành mọi tội lỗi. Khi Chúa Giêsu “được đưa lên”, thì không chỉ là việc Chúa Giêsu chịu đau khổ trên thập giá. mà như trong ngôn ngữ Hy Lạp, tiếng “được đưa lên” còn có hai nghĩa khác: Nghĩa đen là nhấc lên khỏi mặt đất, Chúa bị đóng đanh vào thập giá; nghĩa bóng là hân hoan vui mừng.

 

BÀI HỌC CỦA NICODEMO

 

Vậy chúng ta hoc được gì ở việc ông Nicodemo đến gặp Chúa Giêsu? Ông báo cho chúng ta là khi chấp nhận một cách sống, môi trường sống thì phải biết “cắt nghĩa” theo thần học, kinh thánh, tập tục hay luật lệ của hoàn cảnh. Nghiên cứu tôn giáo hay thần học không thể thay thế cho niềm tin và xác quyết sự hiện hữu của Thiên Chúa. Đối với ông, Thiên Chúa thì vượt lên trên tất cả những tin tức và nghiên cứu về Người. Thiên Chúa, trước nhất và trên hết là một nguời bạn, một người yêu, một vị Chúa, đấng Cứu Thế, là người kiên nhẫn chờ đợi chúng ta suốt cả ngày lẫn đêm. Đến với Kinh Thánh không phải để chế ngự nó, mà để nghe, để cho Lời Chúa làm chủ chúng ta. Thực ra chúng ta chẳng biết gì hơn về ông Nicodemo cho đến lúc ông hoãn lại cuộc đụng độ không thể tránh được giữa đức Giêsu và Tối Cao Pháp Viện Do Thái. Sau này, chính Nicodemo là người đã giúp ông Giuse thành Arimathea nắn sửa lại những xương bị gẫy của chúa Giêsu trước khi mai táng. 

 

NICODEMO VÀ THƯỢNG HỘI ĐỒNG CÁC GIÁM MỤC THẾ GIỚI 2008

Chúng ta có thể coi lại câu chuyện về Nicodemo qua cuộc họp của thương hội đồng các giám mục thế giới được tổ chức tại Roma vào tháng 10 năm 2008, bàn về Lời Chúa Trong Đời Sống và Sứ Mạng của Giáo Hội. Đây là một đúc kết những kinh nghiệm quí báu từ cuộc tĩnh tâm khá phong phú được đào sâu về Kinh Thánh và những tài liệu về Công Đồng Vatican II.

Tại hội nghị, Đức Thánh Cha và các giám mục đã nói về sự bế tắc hiện nay trong việc nghiên cứu Kinh Thánh. Điều này thường do tình trạng thích mổ xẻ Kinh Thánh kiểu sợi tóc chẻ làm 5 làm 10, làm mất đi cái trinh nguyên của Kinh Thánh trong khi việc nghiên cứu cần phải có niềm tin, tính phụng vụ và ơn Chúa Thánh Thần. Nếu đọc và giảng dạy Kinh Thánh chỉ chú trọng vào sự chính xác hay không chính xác theo triết lý và lịch sử thì chúng ta đã làm mất đi ý nghĩa thực của nó, là sách của niềm tin của một cộng đồng cầu nguyện, đầy ơn Chúa Thánh Thần và năng động. Chúng ta đã phạm một lỗi lầm nguy hiểm là cắt nghĩa Lời Chúa theo ý mình với chủ thuyết tương đối.

Có nhiều người, nhất là những sinh viên đã từng tâm sự rằng những khóa học kinh thánh thường “không có hồn”, xa rời thực tế và chẳng có liên hệ gì đến đời sống phụng vụ của Giáo Hội. Chính những nhận xét này lại là một trong những chủ đề đặc biệt được bàn tới trong Hội Nghị.

Vào ngày 14 tháng 10 năm 2008, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã chia xẻ một số suy nghĩ rất sâu xa của ngài về vấn đề này. Trong một phát biểu ngắn gọn và rất rõ ràng trước toàn thể hội nghị, Đức Thánh Cha đã đề cập đến một trong những chủ đề quan trọng đã được nêu lên trong hội nghị. Khi cách chú giải Kinh Thánh của Giáo Hội Công Giáo tách rời khỏi cộng đồng đức tin đầy ơn Chúa Thánh Thần và năng động trong Giáo Hội, thì sự chú giải đó chỉ là phương cách biên soạn lịch sử mà thôi, không hơn không kém. Cuối cùng, chúng ta đã chối bỏ Một Người mà Kinh Thánh nói tới, Một Người mà sự hiện diện sống động của Người nằm ngay dưới những Lời đó.

Nói đến DEI VERBUM / LỜI CỦA CHÚA, trong Hiến Chế Tín Lý về Thiên Chúa Mặc Khải, Đức Thánh Cha tái xác quyết rõ ràng sự quan trọng của phương pháp tìm hiểu lịch sử là phải bắt nguồn ở Tin Mừng Thánh Gioan (Ga 1:14). “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và ở giữa chúng ta”. Tất cả những gì có thể giúp chúng ta hiểu được những văn bản Kinh Thánh đều nằm ở trong đó chừng nào mục đích của những tiếp cận khác nhau và những giới hạn của nó được tuân giữ rõ ràng. Khi đọc lại những lời giảng giải của Đức Thánh Cha nói về những điều đó thì hình ảnh ông Nicodemo lại hiện ra trong tâm trí tôi cũng như nhiều nhân vật khác đã được Chúa hướng dẫn để làm ra  những lý thuyết, những hệ thống, những cơ cấu để tìm đến Chúa Hằng Sống là Lời ở giữa chúng ta. Ông Nicodemo chắc chắn là có nhiều kiến thức giáo huấn rất dồi dào và thâm uyên. Ông đã phát triển một hệ thống tôn giáo vĩ đại, trong đó Thiên Chúa đã được chia loại và phân tích cẩn thận. Chắc Chúa Giêsu sẽ không nói đó là tội lỗi hoặc chẳng hay ho gì. Chúa chỉ nói vắn tắt là không đủ.

 

PHẢI ĐỌC KINH THÁNH THẾ NÀO 

Để kết thúc, chúng tôi mượn lời kinh của thánh Bonaventura làm gương mẫu. Những lời mở đầu trong bản lộ trình tìm kiếm Chúa của ngài chỉ cho chúng ta biết cách thức để đọc kinh thánh.

 

Đọc Kinh Thánh sẽ thiếu sót,

       …. nếu chúng ta không có lòng ăn năn thống hối.

Hiểu biết Kinh Thánh

       ….. nhưng lòng lại thờ ơ - Biết mà không làm.

 Tìm tòi

        …. mà không biết thắc mắc.

Cẩn thận

        …. mà không biết vui mừng hân hoan khi cần. 

Hành động xa rời tôn giáo 

 

Giảng dạy

        …. mà thiếu tình yêu thương 

Thông minh

        …. nhưng thiếu khiêm nhường

Nghiên cứu

        …. nhưng không có ân sủng Chúa 

Có tư tưởng

        …. nhưng không có khôn ngoan Chúa soi sáng

 

Những lời trên phải được coi như khuôn vàng thước ngọc hướng dẫn mỗi người chúng ta khi nghiên cứu thần học và Lời Chúa, để cho Lời Chúa làm chủ chúng ta.

Chớ gì sự hiểu biết lời giáo huấn, tính khoa học và sự thông minh với lòng khiêm tốn dẫn đưa chúng ta đến gặp Chúa Giêsu Kito suốt ngày đêm.  Đó là mục đích tối hậu của cuộc hành trình trên dương thế của chúng ta. 

 

Fleming Island, Florida

March 10, 2021

 


[1] Nicodemus là một người biệt phái (pharisieu), thành viên của Tối Cao Pháp Viện, cơ quan luật pháp tối cao của người Do Thái, và là một luật sĩ, thầy dạy của Israel (Ga 3: 1-14). Nicodemus đã đến gặp chúa Giêsu vào đêm tối (có lẽ để tránh phạm lỗi vì địa vị của ông) vì ông thắc mắc về danh từ « tái sinh » mà Chúa Giêsu đã nói tới trong cuộc đàm thoaị. Sau này chính ông đã bênh vực chúa Giêsu tại tối cao pháp viện (Ga 7: 50-52). Khi chúa Giêsu chết, ông đã cung cấp một số rất lớn hương liệu gồm trầm hương và mộc liệu để tẩm liệm Chúa. Vì vậy người ta đã nói tới ông như một người giàu có. (Ga 19: 39-40).

Trong Kinh Talmud của người Babylon cũng có nói đến một người tên Nakdimon mà tiếng Do Thái cũng tương đương như Necodemus sống vào khoảng ca. A.D.66-70, nhưng Nicodemus nói trong Kinh Thánh thì có lẽ lúc đó đã chết rồi. Tuy nhiên, Nakdimon có thể là một người trong gia tộc của ông. Trong nhiều Tân Ước nguy thư nói là Nicodemus, người đã bênh vực chúa Giêsu trước toà, đã trở lại Kitô giáo và bị trục xuất khỏi Tối cao Pháp Viện và đã chết tử vì đạo. Tuy nhiên huyền thoại này có lẽ không đáng tin cậy mấy (Theo James A. Brooks).

 

 

 

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!