Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

MARIA, MẸ VIỆT NAM

Giới thiệu bản dịch Love Is Our Mission

Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt

GIÁNG SINH KỶ NIỆM
Giáng Sinh năm thứ 10 là một Giáng Sinh ghi đậm dấu ấn kỷ niệm nhất trong đời của nó. Lý do rất đơn giản là vì đây là một lễ Giáng Sinh mà lần đầu tiên nó được thấy cây Noel rực rỡ trong ánh sáng, lung linh với sắc mầu của hàng ngàn bóng đèn to nhỏ lấp lánh như những vì sao. Trên đỉnh cây là một thiên thần, dưới gốc của nó là hàng trăm gói quà to nhỏ được gói cẩn thận dành cho những trẻ em con của quân nhân trong đó có nó. Và bên cây Noel là một hang đá được trang hoàng một cách giản dị, bên trong có Chúa Hài Nhi thơ bé nằm trong máng cỏ, cùng với Mẹ Maria, Thánh Giuse và các mục đồng, chiên bò quanh nhau thờ lạy. Tiếng hát của ca đoàn đã thay thế tiếng hát các thiên thần đưa nó vào vùng trời Belem thần thánh. Cái không khí Giáng Sinh ấy mãi mãi ngủ yên trong vùng trời ký ức của nó, để rồi mỗi độ Giáng Sinh về, lại sống lại như một kỷ niệm của thời thơ ấu.

CÁI GIÁ CỦA THỜI GIỜ DÀNH CHO CON
Cứ mỗi lần nhận được những tâm sự hoặc câu hỏi kiểu này, tâm tư tôi lại toát ra một cảm nghĩ mà theo tôi nó rất đúng, có thể như một chân lý. Đó là: Thời giờ và tình yêu dành cho con cái bao nhiêu sẽ mang lại hoa trái bấy nhiêu. Nếu đem nhận thức này vào một định luật của toán học, nó sẽ như sau: THỜI GIAN + TÌNH THƯƠNG = THÀNH QUẢ

NĂNG LỰC PHỤC HỒI GIÁ TRỊ HÔN NHÂN
Mỗi người khi sinh ra vào đời đều được trao cho một sứ mệnh. Tùy theo quan niệm và lối nhìn, sứ mệnh ấy có thể được xem như một nghề nghiệp, một bậc sống, hay một ơn gọi. Như vậy, không ai sinh ra vào đời mà lại không được đặt vào đôi tay, khối óc, và trái tim mình một ít vốn liếng cần thiết cho nghề nghiệp, bậc sống, và ơn gọi của mình. Theo tinh thần Tin Mừng, đó là những nén bạc. Người được trao cho 1 nén, người khác 2 nén, người khác nữa 5 nén tùy theo ý muốn của Thượng Ðế.

CÁC THÁNH VÀ HIẾN CHƯƠNG NƯỚC TRỜI
Từ nhỏ tôi rất say mê đọc truyện các vị thánh. Cho tới bây giờ, tôi có thể kể thuộc lòng nhiều truyện về các ngài. Nhưng càng đọc, càng suy ngắm các thánh, tôi càng cảm nghiệm ra rằng các ngài cũng chỉ là những con người. Họ cũng có những quá khứ có thể nói là tội lỗi, đáng trách. Thí dụ, quá khứ của Augustine, một chàng trai hào hoa, phóng đãng, lơ là về niềm tin, và bê tha tình cảm. Quá khứ của Phaolô, một Pharisiêu cuồng tín đã hăng say bắt bớ, trù dập các Kitô hữu tiên khởi. Và quá khứ của Phêrô, người môn đệ được Thầy yêu mến, tín nhiệm giao cho điều hành Giáo Hội, nhưng lại là một anh thuyền chài bộc trực, nóng nảy, và hèn nhát. Chỉ một câu hỏi của một tớ gái cũng làm ông mất hết can đảm mà chối thầy. Đó là những đại thánh, những thánh lớn với những quá khứ không “thánh thiện”, không “rực rỡ” tí nào.

LÒNG TÔN TRỌNG TRONG QUAN HỆ VỢ CHỒNG
“Tôn trọng nhau là bí quyết hạnh phúc hôn nhân”. Nhưng làm sao để có được lòng tôn trọng ấy trong quan hệ vợ chồng?... Dĩ nhiên, trong đời sống chung thì những va chạm, bất đồng ý kiến, bất hòa là chuyện thường tình. Có lẽ càng sống với nhau lâu, những hành động tiêu cực kia lại càng nhiều. Và đó cũng là lý do tại sao nhiều đôi  vợ chồng khi về già lại hay cãi vã, giận hờn nhau.

TÔN TRỌNG NHAU LÀ BÍ QUYẾT HẠNH PHÚC HÔN NHÂN
Nếu hỏi những ai đã sống trong đời sống hôn nhân, hoặc những thanh thiếu niên nam nữ sắp sửa bước vào đời sống này câu hỏi: “Bí quyết hạnh phúc hôn nhân là gi?” thì tùy theo mỗi người, mỗi hoàn cảnh câu trả lời sẽ khác nhau, nhưng một trong những bí quyết ấy là TÔN TRỌNG LẪN NHAU.

ĐỨC MARIA: TRỌN ĐỜI ĐỒNG TRINH
Những người Tin Lành chối bỏ sự đồng trinh của Đức Mẹ. Họ nói bà Maria chỉ đồng trinh trước khi sinh Giêsu thôi, sau đó thì có con với chồng bà. Họ căn cứ vào các trích đoạn Thánh Kinh nói về anh em Chúa Giêsu và kết luận, nếu Giêsu có những người anh em mà tên tuổi được ghi lại rõ ràng trong Thánh Kinh, thì làm sao có thể nói là bà Maria còn đồng trinh sau khi sinh Giêsu?  

KINH MÂN CÔI
Với mỗi Kitô hữu hôm nay, nếu có hỏi Ðức Mẹ một câu tương tự về số phận đời đời của mình như Ba Trẻ Fatima xưa: “Còn số phận con thì sao?”, chắc chắn cũng sẽ được nghe Ðức Mẹ trả lời: “Nếu muốn lên Thiên Ðàng, con phải năng lần hạt”.

YÊU CON CHO ROI CHO VỌT
Chuyện yêu con bằng cách “cho roi cho vọt” vào thời điểm này tưởng như lỗi thời và thiếu văn hóa, nhất là tại các xứ tự do, họ coi việc sửa phạt trẻ em như những hành vi mang tính xâm phạm, gây tổn hại về tâm lý cũng như thể lý của trẻ. Nhưng mấy hôm nay tôi vẫn bị thôi thúc để viết về một điều mà tôi cho là có ích trong vấn đề giáo dục, đặc biệt, đối với những cha mẹ còn có chút quan tâm đến phẩm hạnh và tương lai con cái.

THẾ NÀO LÀ NGƯỜI CHỒNG TỐT?!.
Người xưa thường ví người con gái khi kết hôn như “Thân gái mười hai bến nước, trong nhờ đục chịu”. May mắn lấy được người chồng giầu có, quyền lực, học thức, và nhất là biết thương yêu mình thì kể như là đã đỗ được bến trong, còn ngược lại, đành phải cam chịu. Nhưng phía đàn ông, liệu có hiện tượng này xảy ra trong đời sống hôn nhân, gia đình không? Thánh Kinh đã trả lời như sau:

1 Và Yavê Thiên Chúa đã giáng xuống trên người một giấc tên mê, và nó đã ngủ thiếp đi. Và Người đã rút lấy một xương sườn của nó, đoạn lấp thịt vào. 22 Và trên sườn đã rút tự người, Yavê Thiên Chúa đã xây thành người đàn bà. Ðoạn Người dẫn đến với người. 23 Và nó đã nói: “Phen này, nàng là xương tự xương tôi, thịt tự thịt tôi. - Nàng sẽ đội danh là “đàn bà” vì đã được rút tự đàn ông”. (Khởi Nguyên - Bản dịch Lm. Nguyễn Thế Thuấn, CSsR)

THÁNH NỮ MONICA (332-387) - (Quan Thầy các bà mẹ Công Giáo)
Sinh năm 332, tại Thagaste, Numidia thuộc Đế Quốc Roma nay là Souk AhrasAlgeria. Qua đời năm 387 tại Ostia, Ý, Đế Quốc Roma. Thánh nhân được tôn kính trong Giáo Hội Công Giáo, Giáo Hội Chính Thống Tây Phương, Giáo Hội Chính Thống, Cộng Đồng Anh Giáo, và Tin Lành.

CHÚNG TA ĐƯỢC TẠO DỰNG ĐỂ LÀM GÌ?
Bạn thân mến, Hôm rồi bạn trích dẫn một câu: “Chúng con được tạo dựng ra là để phụng sự Chúa, tôn vinh Chúa và phục vụ Chúa”, rồi bạn phân vân tự hỏi: “Nếu vậy thì mình mất tự do quá. Hóa ra mục đích tạo dựng cũng lại chỉ cho mình cái thân phận bầy tôi, thân phận một kẻ nô lệ chỉ để phục vụ cho Đấng nào đó đã tạo dựng nên mình.”

CÓ THỂ TIN VÀ SỐNG VỚI HAI TÔN GIÁO CÙNG MỘT LÚC?
Tôn giáo và đức tin tự nó đã là một định nghĩa rất mông lung, rất trìu tượng mang nặng tính triết học, và thần thánh. Ở một nghĩa nào đó, nó tiềm ẩn những hình thức mê tín, dị đoan và huyền bí. Dưới con mắt của một người vô thần thì “Tôn giáo là một cái gì nhảm nhí, nhưng lại không ai có thể dẹp bỏ được điều nhảm nhí đó”. Và cái mà những người này cho là nhảm nhí của tôn giáo chính là đức tin, niềm tin tưởng vào Thượng Đế, vào sức mạnh vô hình, và vào cõi siêu nhiên. Vì thế, nếu có người này, người khác biểu lộ nếp sống tôn giáo của họ qua những hình thức khác nhau, những thực hành khác nhau, điều này không có gì lạ. Tuy nhiên, khi đã đề cập đến tôn giáo, đến niềm tin, đến thiêng liêng một cách nghiêm chỉnh, thì câu hỏi cốt lõi vẫn là:

TÔI LÀ GIÁO HỘI
Nếu bạn hỏi tôi: “Có tin vào Thiên Chúa không?” Câu trả lời của tôi sẽ là “có”. Còn nếu bạn hỏi làm sao tôi tin vào điều đó?  Tôi sẽ nói: “Đây là câu trả lời đòi có sự cảm thông, chia sẻ, và nhất là một tâm hồn thiện chí muốn tìm hiểu. Có thể tôi và bạn, chúng ta cần ngồi lại với nhau nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng để trao đổi, để chia sẻ và để cùng nhau học hỏi.”

TẠI SAO VỢ CHỒNG PHẢI NÓI CHO NHAU NGHE
Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc gia đình đổ vỡ là vợ chồng không còn nói được với nhau, hoặc không muốn nói với nhau: hai vợ chồng sống trong im lặng. Theo văn chương chính trị là họ đang trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”!

QUAN NIỆM CHỮ HIẾU VÀ HẠNH PHÚC HÔN NHÂN
“Làm con phải hiếu!” Nhưng thế nào là “thờ mẹ, kính cha”? Làm sao để giữ được “cho tròn chữ hiếu”?  Đây là một trong những bất đồng và thử thách đối với nhiều cặp vợ chồng trẻ vì không nắm vững ý nghĩa của chữ “hiếu” trong bối cảnh khác nhau cũng như đổi mới về văn hóa, phong tục, và tập quán. Đặc biệt, những gia đình trẻ với ảnh hưởng của văn hóa “tiểu gia đình” như hiện nay. Do đó, ảnh hưởng cũng như sự xuất hiện của cha mẹ hai bên đã gây nên những tranh chấp đưa đến nhiều cuộc hôn nhân đổ vỡ. Câu truyện sau đây là bằng chứng cho thấy có sự lạm dụng về phía cha mẹ, và cắt nghĩa sai lạc về phía con cái liên quan đến chữ hiếu. 

VIẾT VỀ NGƯỜI CHA NHÂN NGÀY HIỀN PHỤ
Cũng như vợ ông, ông là người có nhiều tên gọi: Cha, bố, ba, tía, thầy, hoặc cậu... Tất cả đều qui về một người, mà thiếu người này gia đình không còn mang ý nghĩa của một sự kết hợp vợ chồng đúng nghĩa và đầy đủ. Hôn nhân không còn là một cuộc phối hợp tự nhiên, truyền thống, luân lý và đạo đức giữa một người nam và một người nữ. Nó cũng không còn là nền tảng vững chắc cho quốc gia và xã hội. Ngày Hiền Phụ, cũng như ngày Hiền Mẫu, là ngày các người con dùng để bày tỏ tình cảm, lòng yêu mến và tri ân người đàn ông này.

TIN VUI CHO NHỮNG NGƯỜI SỢ VỢ
Trong đời sống hôn nhân vợ chồng “tương kính như tân”, có nghĩa là lúc nào cũng nên đối xử với nhau một cách tôn trọng, nhẹ nhàng và tế nhị như “thuở ban đầu”. Nhưng ngược lại, không hiểu tại sao sau khi đã thành vợ chồng, đã cưới nhau rồi phần đông đàn ông lại đổi cách sống, đổi thái độ, coi vợ như một thứ công dân hạng hai, một người mà phải lệ thuộc và coi chồng như chúa tể. 

TÔI MUỐN TỰ LÀM MẸ
Cách đây không lâu, con gái của một người bạn tôi nói với anh ta: “Con muốn có một đứa con với bạn trai của con nhưng con không muốn lấy anh ta”. Một tư tưởng nghe hơi lạ đối với phần đông phụ huynh như chúng ta. Những người mà ảnh hưởng giáo dục về tình yêu, hôn nhân, gia đình và vai trò làm cha mẹ được đặt nặng và xây trên nền tảng luân lý, đạo đức. Những người mà xã hội tiên tiến ngày nay có cái nhìn phê phán cho rằng họ “cổ hủ”, “lỗi thời”, và lối sống “kém văn minh”.

MẸ, NGƯỜI PHỤ NỮ TUYỆT VỜI
Viết về mẹ, tôi muốn nhìn mẹ bằng cái nhìn tuổi thơ, với những câu nói ngớ ngẩn, những nhận xét ngu ngơ nhưng dễ thương về mẹ. Những câu nói mà có lẽ mẹ cho đến tuổi già vẫn nhớ, vẫn lập lại như những kỷ niệm khó quên khi con còn thơ bé. Ký ức tuổi thơ của tôi cũng đã ghi nhận được một số “danh ngôn” về mẹ của các đấng “con nít”. Những câu nói ngây thơ mà dễ thương mỗi khi tôi nghĩ về mẹ mình.

[1] 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 [14/20]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!