Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt

CÙNG MỘT TÁC GIẢ

MARIA, MẸ VIỆT NAM

Giới thiệu bản dịch Love Is Our Mission

Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt

MẸ ƠI LÊN TRỜI
Mẹ lên trời giữa một ngày rực sáng,
Áo mặt trời chói lọi ánh quang vinh,
Và mặt trăng dưới chân Mẹ uy linh,
Muôn thần thánh đón chào nơi Thiên quốc.

NHỮNG SẮC MÀU CỦA CUỘC SỐNG
Từ nhỏ tôi đã học được tư tưởng sống này, đó là cuộc đời con người như một bức tranh do Tạo Hóa vẽ. Nét chấm phá đầu tiên bắt đầu từ giây phút kết tinh của tình yêu cha mẹ. Những nét kế tiếp sẽ được tô điểm bằng những biến cố trong đời sống. Và nét chấm phá sau cùng là lúc chúng ta tắt thở từ biệt cõi tạm này. Chỉ lúc đó, bức tranh cuộc đời mỗi người mới thực sự hoàn thành, và người thưởng lãm có thể nhìn thấy nó như thế nào.

CẦU NGUYỆN HAY CẦU XIN
Cầu nguyện hay cầu xin là hai động tác mới nghe qua tưởng như giống nhau, nhưng trong thực tế, hai hành động này hoàn toàn khác nhau về ý nghĩa tu đức và thần học. Tuy nhiên, có thể nói cho đến nay, phần đông giáo dân Việt Nam vẫn cho rằng cầu nguyện là đọc các kinh và xin ơn.

ĐỌC KINH HAY CẦU NGUYỆN
“Cả nhà ra đây đọc kinh”. Mỗi lần nghe câu nói ấy của thầy tôi là tôi cảm thấy chán ngán và buồn ngủ. Sáng đi lễ, chiều đi chầu, tối về còn phải đọc kinh. Đối với một đứa trẻ như tôi thì đọc gì mà đọc lắm thế. Chúa có điếc đâu mà cứ phải lải nhải suốt ngày như vậy. Nhưng nghĩ gì thì nghĩ, đọc kinh vẫn phải đọc kinh. Vậy đọc kinh là gì? Đó có phải là một hình thức cầu nguyện không?

SỬA LẠI MÀ DÙNG
Bạn hỏi tôi: “Có nên ly dị không? Nếu không may lấy phải anh chồng hoặc cô vợ cà chớn thì sao?”Với kinh nghiệm cá nhân cùng với những hiểu biết trong lãnh vực chuyên môn, câu trả lời là “không nên”. Tại sao? Xã hội hôm nay đã mặc nhiên cho phép ly dị, và ly dị được coi như một cái quyền. Nếu tôi nói “nên” ly dị nữa thì cũng chẳng thêm bớt gì cho hiện tượng hôn nhân ngày nay mà còn bị gán cho tội “vẽ đường cho hươu chạy”. Do đó, nói không nên ly dị là một câu trả lời mà tôi cho là hợp tình, hợp lý nhất.

TRẢ LƯƠNG CHO BỐ (Cảm nghĩ về Ngày Hiền Phụ)
Với tôi, khi viết những dòng này, tôi muốn viết để tự đối diện với chính mình qua vai trò người cha đối với các con tôi. Hình ảnh người con xin bố một nửa giờ ngồi chơi với mình đã xoáy mạnh vào tâm tư tôi khiến tôi cũng muốn bật khóc. Tôi chợt nhận ra hình ảnh mình, hình ảnh các con mình trong câu chuyện ấy.

TẠI SAO VỢ CHỒNG LẠI HAY CÃI VÃ
Tối hôm qua tôi được người con gái và anh bạn trai của nó mời “bố đi ăn mừng sinh nhật muộn”, vì ngày sinh nhật của tôi, cả hai đứa cùng bận nên không đến dự bữa ăn chung với gia đình.

MỘT BÔNG HỒNG CHO NHỮNG AI ĐANG CÒN MẸ VÀ MỘT BÔNG HỒNG CHO NHỮNG AI KHÔNG CÒN MẸ
Mother’s Day này mẹ muốn tụi con mời mẹ đi ăn nhà hàng nào? Nhà hàng Tàu, Thái, Đại Hàn, Nhật, Mỹ hay Việt Nam. Chúa nhật tới là Ngày Hiền Mẫu, ngày của mẹ. Mẹ tự do quyết định.

YÊU VỢ NỂ VỢ HAY SỢ VỢ
Có bao nhiêu người chồng dám nhận mình “sợ vợ”? Và có bao nhiêu được cho là sợ vợ? Nếu “sợ vợ” là một hành động chỉ sự yếu đuối, hèn nhát, nhu nhược trong mối tương quan vợ chồng, thì liệu có bao nhiêu đàn ông tự tin rằng họ có thể đồng hành với vợ mình trong cuộc sống hôn nhân mà không mang tiếng sợ vợ? Thật ra, chẳng ai biết rõ những gì đang xảy ra bên trong căn nhà và cuộc sống của người khác, tuy nhiên, theo cái nhìn chung, hôn nhân vẫn là cuộc sống đem lại hạnh phúc cho con người. Bởi vì hôn nhân được xây dựng trên tình yêu.

PHỤC SINH VÀ CÁNH BƯỚM
Tôi nợ bạn tôi một câu trả lời: “Thế nào là đời sau? Ở cuộc đời ấy mình sẽ như thế nào?”.

ĂN CHAY LÀ ĂN GÌ?
Mỗi năm vào mùa chay, người Công Giáo phải theo luật ăn chay và kiêng thịt. Mùa chay là thời gian bốn mươi (40) ngày trước Lễ Phục Sinh, bắt đầu từ Thứ Tư Lễ Tro đến Thứ Bảy Tuần Thánh.

BÁC PHÓ MỘC CÔNG CHÍNH
Bác Giuse ơi! Bố cháu bảo cháu sang nói với bác là chiếc cày của bố cháu vừa bị gẫy rồi. Bác qua sửa lại cho bố cháu bây giờ được không?

TRÔNG MẶT MÀ BẮT HÌNH DONG:CÁCH NHÌN NGƯỜI PHIẾN DIỆN
Mỗi người là một thế giới riêng biệt đầy huyền bí. Sự cấu tạo và hình thành của nó khiến không ai có thể hiểu và thấu triệt một cách đầy đủ. Về mặt tâm lý sự khác biệt của nó mang một ý nghĩa tích cực, và cũng từ đó, khiến cho đời sống trở nên phong phú và hạnh phúc khi người ta tìm hiểu và chấp nhận những nét dị biệt của nhau.

PHỤ HUYNH VÀ TRÁCH NHIỆM GIÁO DỤC GIỮA NỀN VĂN MINH SỰ CHẾT!
“Con đã lớn. Con có quyền quyết định tương lai của con. Học hành làm gì, má con có học hành gì mà bây giờ cũng giầu có, muốn gì được nấy. Còn ba, lúc nào cũng nói truyện tương lai, đạo đức mà nghèo xác nên mới bị má con bỏ đó. Bây giờ con thấy má hạnh phúc với chồng mới của bả hơn lúc còn sống với ba đó. Con cũng vậy, ông bố dượng của con chiều con, có tiền cho con khi con muốn không như ba. Ba mà cứ nói chuyện học hành, kỷ luật, đạo đức thì từ tuần sau khỏi cần đến đón con về thăm ba nữa. ”

HÌNH ẢNH ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN QUA TIỆC CƯỚI CANA
Trong trích đoạn Tin Mừng của Thánh Gioan, qua bối cảnh của tiệc cưới Cana, có ba nhân vật mà chúng ta cần lưu ý, vì cả ba đều liên quan đến đời sống tâm linh, tâm lý và thực tế của những ai đã, đang, và sẽ bước vào đời sống hôn nhân. Đó là, đôi tân hôn, Đức Maria, và Chúa Giêsu. (X. Gioan 2:1-12)

BA ĐIỀU ĐÁNG QUÍ NHẤT TRONG CUỘC SỐNG
Trong đời của mỗi người chúng ta điều gì là đáng quí nhất? Sắc đẹp? Tiền tài? Danh vọng? Quyền lực? Dục vọng? Bỗng nhiên trong đầu tôi xuất hiện một câu nói mà tôi đã đọc được ở đâu đó: “Trên đời có ba thứ mà bạn phải trân quí. Thứ nhất là Đức Tin (Faith), thứ hai là gia đình (Family), và thứ ba là bạn hữu (Friends). Rất tiếc, con người ngày nay không đếm xỉa đến những điều này, căn cứ trên lối sống và suy nghĩ rất tự nhiên, đặt nặng những giá trị vật chất. Như vậy, đức tin, gia đình và tình bạn giữ vai trò gì trong đời sống của mỗi chúng ta?...

GIÁNG SINH KỶ NIỆM
Giáng Sinh năm thứ 10 là một Giáng Sinh ghi đậm dấu ấn kỷ niệm nhất trong đời của nó. Lý do rất đơn giản là vì đây là một lễ Giáng Sinh mà lần đầu tiên nó được thấy cây Noel rực rỡ trong ánh sáng, lung linh với sắc mầu của hàng ngàn bóng đèn to nhỏ lấp lánh như những vì sao. Trên đỉnh cây là một thiên thần, dưới gốc của nó là hàng trăm gói quà to nhỏ được gói cẩn thận dành cho những trẻ em con của quân nhân trong đó có nó. Và bên cây Noel là một hang đá được trang hoàng một cách giản dị, bên trong có Chúa Hài Nhi thơ bé nằm trong máng cỏ, cùng với Mẹ Maria, Thánh Giuse và các mục đồng, chiên bò quanh nhau thờ lạy. Tiếng hát của ca đoàn đã thay thế tiếng hát các thiên thần đưa nó vào vùng trời Belem thần thánh. Cái không khí Giáng Sinh ấy mãi mãi ngủ yên trong vùng trời ký ức của nó, để rồi mỗi độ Giáng Sinh về, lại sống lại như một kỷ niệm của thời thơ ấu.

CÁI GIÁ CỦA THỜI GIỜ DÀNH CHO CON
Cứ mỗi lần nhận được những tâm sự hoặc câu hỏi kiểu này, tâm tư tôi lại toát ra một cảm nghĩ mà theo tôi nó rất đúng, có thể như một chân lý. Đó là: Thời giờ và tình yêu dành cho con cái bao nhiêu sẽ mang lại hoa trái bấy nhiêu. Nếu đem nhận thức này vào một định luật của toán học, nó sẽ như sau: THỜI GIAN + TÌNH THƯƠNG = THÀNH QUẢ

NĂNG LỰC PHỤC HỒI GIÁ TRỊ HÔN NHÂN
Mỗi người khi sinh ra vào đời đều được trao cho một sứ mệnh. Tùy theo quan niệm và lối nhìn, sứ mệnh ấy có thể được xem như một nghề nghiệp, một bậc sống, hay một ơn gọi. Như vậy, không ai sinh ra vào đời mà lại không được đặt vào đôi tay, khối óc, và trái tim mình một ít vốn liếng cần thiết cho nghề nghiệp, bậc sống, và ơn gọi của mình. Theo tinh thần Tin Mừng, đó là những nén bạc. Người được trao cho 1 nén, người khác 2 nén, người khác nữa 5 nén tùy theo ý muốn của Thượng Ðế.

CÁC THÁNH VÀ HIẾN CHƯƠNG NƯỚC TRỜI
Từ nhỏ tôi rất say mê đọc truyện các vị thánh. Cho tới bây giờ, tôi có thể kể thuộc lòng nhiều truyện về các ngài. Nhưng càng đọc, càng suy ngắm các thánh, tôi càng cảm nghiệm ra rằng các ngài cũng chỉ là những con người. Họ cũng có những quá khứ có thể nói là tội lỗi, đáng trách. Thí dụ, quá khứ của Augustine, một chàng trai hào hoa, phóng đãng, lơ là về niềm tin, và bê tha tình cảm. Quá khứ của Phaolô, một Pharisiêu cuồng tín đã hăng say bắt bớ, trù dập các Kitô hữu tiên khởi. Và quá khứ của Phêrô, người môn đệ được Thầy yêu mến, tín nhiệm giao cho điều hành Giáo Hội, nhưng lại là một anh thuyền chài bộc trực, nóng nảy, và hèn nhát. Chỉ một câu hỏi của một tớ gái cũng làm ông mất hết can đảm mà chối thầy. Đó là những đại thánh, những thánh lớn với những quá khứ không “thánh thiện”, không “rực rỡ” tí nào.

[1] 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 [13/20]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!