Trần Mỹ Duyệt
Theo sử sách, Thánh Giuse sinh tại Belem năm 90 trước Công
Nguyên, và qua đời ngày 20 tháng 7 năm 18 sau Công Nguyên.1 Ngài
được tôn kính trong các giáo hội Công Giáo, Anh Giáo, Chính Thống Nguyên Thủy,
Chính Thống Đông Phương và Tin Lành. Lễ kính ngày 19 tháng 3 với tước hiệu
Giuse Bạn Đức Maria, và ngày 1 tháng 5 với tước hiệu Giuse Thợ. Ngài được tôn
nhận là quan thầy của các giáo hội Croatia, Đại Hàn, Việt Nam và nhiều giáo
hội địa phương khác. Đặc biệt, Ngài được Đức Giáo Hoàng Piô IX vào năm 1870 tôn
nhận là Bổn Mạng Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ. Khởi đi từ sự phát triển và nghiên
cứu về Thánh Mẫu Học, từ năm 1950, Khoa Giuse Học cũng được khai mở và nghiên
cứu rộng rãi. 2,3
Thánh Giuse là người được nhắc đến trong Phúc Âm là chồng (phu
quân) của Đức Maria, mẹ của Chúa Giêsu. Trong truyền thống tôn kính của Kitô
giáo, Thánh Giuse được tôn kính như người cha của Chúa Giêsu.
Giuse Trong Tân Ước
Các thư của Thánh Phaolô là những tài liệu Kitô giáo được viết
ra trước nhất. Tuy có nói đến mẹ của Chúa Giêsu, nhưng không nêu rõ tên gọi,
cũng như không nhắc đến cha của Ngài - mà chỉ nói đến Thiên Chúa là cha Ngài
(x. Roma 15:26 etc.). Tin Mừng được cho là viết đầu tiên của Máccô cũng không
nói ai là cha của Chúa Giêsu. Tên Giuse chỉ xuất hiện trong Tin Mừng của
Mátthêu và Luca sau đó. Ngoài ra, Luca còn cho biết tên cha của Giuse là Heli,
và trong Mátthêu, cha của Ngài là Giacóp, một tên gọi xuất hiện song song trong
Cựu Ước. Điều này diễn tả Chúa Giêsu như Maisen mới, và việc Ngài sinh tại
Belem, như Đấng Cứu Thế được hứa ban, xuất hiện từ dòng dõi Đavít.
Để giải thích tại sao Chúa Giêsu quê quán Nazareth nhưng lại
sinh ra tại Belem, các thánh ký đã nhắc đến việc Giuse vâng lời sứ thần kết hôn
với Maria, sau đó đưa Maria đang có thai trở về Belem quê quán, và ở đó Maria
đã sinh hạ Chúa Giêsu. Thời gian Giuse lưu lại Giêrusalem sau ngày Chúa Giêsu
hạ sinh là bao lâu thì không được biết chắc chắn, có thể là hai năm tính đến
khi ba nhà đạo sỹ đến bái lậy Chúa Hài Đồng.4 Sau biến cố này,
Giuse được lệnh thiên thần đem Maria và trẻ Giêsu sang Ai Cập để trốn thoát
cuộc truy lùng của Hêrôđê. Nhưng sau khi Hêrôđê qua đời, ông lại được lệnh trở
về quê hương. Để tránh sự dòm ngó của vị vua mới, Giuse đã đem gia đình về lại
Nazareth thuộc xứ Galilêa và định cư tại đó.
Như vậy, theo Tin Mừng của Mátthêu, trẻ Giêsu giống như Maisen
trong cơn lùng bắt của bạo chúa, cũng có tổ tiên mang tên Giuse, người đã bị
anh em bán sang Ai Cập. Như Giuse trong Cựu Ước, Giuse của Tân Ước cũng có cha
tên là Giacóp. Cả hai đều đã nhận được những mộng báo quan trọng nói về tương
lại của mình.
Nhưng trong Tin Mừng của Luca, Giuse sống tại Nazareth và Giêsu
thì được sinh ra ở Belem, bởi vì Giuse và Maria đã từ Nazareth trở về nguyên
quán theo lệnh kiểm tra dân số, vì Giuse thuộc tôn thất vua Đavít. Sau này
trong Tin Mừng đã gọi Ngài là con Vua Đavít: “Lạy Giêsu con Vua Đavít xin
thương xót tôi” (Luca 18:38). Tuy nhiên, Luca không nói đến việc các thiên thần
và những giấc mộng, cũng không nhắc đến Cuộc Sát Hại các Hài Nhi, hoặc việc
trốn sang Ai Cập của Thánh Gia.
Lần sau cùng Giuse xuất hiện bằng xương, bằng thịt được ghi lại
trong Phúc Âm là câu truyện Lễ Vượt Qua tại Đền Thờ Giêrusalem khi Chúa Giêsu
lên 12 tuổi. Biến cố này được tìm thấy trong Tin Mừng của Luca. Sau đó Giuse
không được nhắc đến nữa.5 Nó nhấn mạnh việc Chúa Giêsu biết rõ
về sứ mạng đang đến của mình, vì ở đây Ngài nói với cha mẹ mình Giuse và Maria
từ “cha tôi” mang ý nghĩa Chúa Cha, nhưng cả hai đã không hiểu (Luca 2:41-51).
Truyền thống Kitô giáo nói đến Maria như một góa phụ qua hành
trình sứ vụ của con mình. Giuse không được nhắc đến trong Tiệc Cưới Cana ở đầu
sứ vụ của Chúa Giêsu, và cũng không thấy xuất hiện ở cuối cuộc Thương Khó của
Ngài. Nếu hiện diện trong cuộc Khổ Nạn, theo phong tục Do Thái, Giuse phải có trách
nhiệm lo an táng cho Chúa Giêsu, ngược lại, người làm việc này là Giuse thành
Arimathea. Và Chúa Giêsu cũng không phải trối mẹ mình lại cho môn đệ Gioan, nếu
như người chồng của mẹ còn sống.
Tuy không có Phúc Âm nào nhắc đến Giuse trong sứ vụ rao giảng
của Chúa Giêsu, nhưng các Phúc Âm chia sẻ cùng một ý tưởng. Đó là, người dân
Nazareth, quê hương của Chúa Giêsu, đã nghi ngờ về tư cách tiên tri của Ngài,
vì họ biết gia đình Ngài. Họ gọi Chúa Giêsu là “con bà Maria” (Máccô 6:3) thay
vì nhắc đến cha của Ngài. Còn trong Tin Mừng của Mátthêu dân thành gọi Chúa
Giêsu “con ông phó mộc”, và cũng không nhắc đến tên cha của Ngài (Mátthêu
13:53-55), mặc dù từ “ông phó mộc” ám chỉ về nghề nghiệp của Giuse. Trong Luca
3:23 viết “Và Giêsu khoảng 30 tuổi, là (coi như) con của Giuse, người là con
của Heli.” Luca đã nói đến Giuse có vẻ chắc chắn, rõ ràng (Luca 4:16-30), trong
khi Máccô và Mátthêu thì không xác quyết. So sánh giữa Luca, Máccô và Mátthêu
không thấy trong Tin Mừng của Gioan, nhưng trong câu truyện tương tự giữa những
người hàng xóm không tin tưởng, Gioan nói rõ, Giuse là cha của Chúa Giêsu:
“Giêsu con ông Giuse, mà cha mẹ của ngài chúng tôi biết.” (Gioan 6:41-51)
Hình Ảnh Giuse Trong Tân Ước
Người Cha Của Giêsu
Giuse như người cha của Giêsu xuất hiện trong Tin Mừng của Luca
và trong một “lối đọc khác” của Mátthêu. Mátthêu và Luca cả hai đều nói về gia
phả của Chúa Giêsu cho thấy tổ tiên nguồn gốc từ Vua Đavít. Mátthêu đối chiếu
theo hoàng tộc dòng Salômôn, trong khi Luca đi theo một dòng khác bắt đầu từ
Nathan, một người con khác của Đavít và Bà Bathsheba. Hậu quả là những tên giữa
Đavít và Giuse đều khác nhau. Theo Mátthêu “Giacóp sinh Giuse, chồng của Maria”
(Mátthêu 1:16), trong khi đó Luca viết Giuse là con của Heli (Luca 3:23). Một
số học giả khi giải thích các gia phả này cho rằng dòng Solômôn trong Mátthêu ở
đó Giuse thuộc hoàng tộc chính, và dòng Nathan trong Luca, ở đó Maria thuộc
dòng phụ. Gia phả theo Mátthêu kể Giuse theo luật dựa vào luật Do Thái, trong
khi gia phả của Luca xét từ thể lý của dòng tộc Maria.6, 7
Sinh Kế Của Giuse
Trong các Tin Mừng, Giuse được gọi là “tekton” (τέκτων).
Từ tekton theo truyền thống được dịch qua Anh ngữ là “carpenter” (thợ mộc). Một
cách tổng quát, đây cũng được coi như một nghề chế tạo các vật dụng khác nhau.8 Nhưng
nghề thợ mộc được xem như gần gũi hơn với truyền thống Kitô giáo xa xưa khi
nghĩ về Giuse. Justin Martyr (qua đời năm 165) đã viết rằng Chúa Giêsu đã làm
những cái ách và những chiếc cày, những chiếc bừa. 9 Nhiều
học giả đồng ý từ tekton có cùng nghĩa với người thợ thủ công về đồ gỗ, kim
loại. Geza Vermes đã cho rằng từ “thợ mộc” và “con ông thợ mộc” dùng trong ngôn
ngữ Do Thái xác định Giuse là một người thợ mộc. 10
Trở lại lịch sử, trong thời của Giuse, Nazareth là một làng quê
hẻo lánh thuộc Galilêa, cách Giêrusalem khoảng 65 Km, và ít được nhắc đến trong
những sách vở và tài liệu ngoài Kitô giáo. Vì phương tiện sống và điều kiện xây
cất, làng này ước tính chỉ khoảng 400 người.11 Tuy nhiên,
khoảng 6 Km từ thành Tzippori (“Sepphoris” cổ) bị tàn phá bởi quân Roma năm 4
BC, và sau đó được tái thiết 12 . Căn cứ vào đó, người ta
có thể đoán rằng Giuse sống gần đó và cả Chúa Giêsu sau này đã đi đi, về về từ
Nazareth đến Tzippori để làm công tại đây. Một số học giả khác lại coi Giuse và
Chúa Giêsu là những nghệ nhân chuyên về những công việc chế tạo gỗ, kim loại và
đá.
Trong Tầm Nhìn Hiện Tại
Tên Giuse xuất hiện trong Thánh Kinh, dòng dõi, sinh kế, và đời
sống cũng đã được nhắc đến. Ngài là người “công chính”. Chúa Giêsu sinh ra được
Giuse nuôi nấng, bao bọc, dạy dỗ, hướng dẫn và thương yêu mặc dù Ngài không
phải là cha thể lý của Giêsu. Tuy nhiên khi Thánh Kinh nói đến anh em của Chúa
Giêsu, đã nảy sinh những tranh cãi liên quan đến Giuse và mẹ Ngài là Maria. Câu
hỏi được nêu lên: “Anh em Chúa Giêsu là ai?”
Chính Thống Giáo Đông Phương thì cho rằng Giuse đã có con với
người vợ trước là Salome, và khi ông hứa hôn nhưng chưa cưới Maria lúc đó ông
là người góa vợ. Anh em của Chúa Giêsu được nhắc đến, do đó, là con của người
vợ này.13 Những người Tin Lành thì cho rằng, với những người
anh em này, Đức Maria đồng trinh nhưng không trọn đời đồng trinh. Mẹ chỉ đồng
trinh cho đến khi sinh Chúa Giêsu mà thôi. Nhưng truyền thống Công Giáo, theo
Thánh Giêrônimô, tuy Giuse chính thức là chồng của Maria, những người anh em
của Chúa Giêsu được nhắc đến trong Tin Mừng là anh chị em họ. Giáo lý Công Giáo
về sự Đồng Trinh Vô Nhiễm Nguyên Tội của Đức Maria dậy rằng, tuy là vợ chồng
theo luật pháp, nhưng Giuse và Maria đã sống đời đồng trinh. Từ thế kỷ thứ 2
đến thế kỷ thứ 5 nhiều học giả cũng đã tranh luận với nhau và tìm cách giải
thích tại sao Chúa Giêsu vừa là con Thiên Chúa và vừa là con của Giuse.14
Lòng Sùng Kính
Những tài liệu đầu tiên đã cho biết việc sùng kính Thánh Giuse
bắt đầu từ năm 800 và xem Ngài như nutritor Domini (người giáo
dục/săn sóc của Thiên Chúa) bắt đầu từ thế kỷ thứ 9 và tiếp tục phổ biến đến
thế kỷ 14. Thánh Tôma Aquinas cắt nghĩa về sự cần thiết của Thánh Giuse trong
chương trình Mang Thai của Đức Maria. Theo đó, người Do Thái sẽ ném đá chết
Maria nếu không kết hôn, và vì thế, Chúa Giêsu cần được nuôi dưỡng, săn sóc, và
bảo vệ của một người cha. 15, 16
Thế kỷ thứ 15, lòng sùng mộ chuyển sang những bước quan trọng
khác được bắt đầu bởi Thánh Bênađô thành Siena, Pierre d’Ailly, và Jean Gerson.17 Gerson
viết tác phẩm Consideration sur Saint Joseph và giảng
về Thánh Giuse tại Công Đồng Constance. Năm 1889, Đức Giáo Hoàng Leô XIII
đã viết thông điệp Quamquam pluries, thúc đẩy người Công Giáo
cầu xin cùng Thánh Giuse như Đấng Bảo Trợ Giáo Hội trong hiện tình những thách
đố Giáo Hội đang gặp phải.18
Giuse Học Thuyết, khảo cứu về thần học Thánh Giuse, là một trong
những tư tưởng thần học hiện đại.19 Năm 1989, nhân dịp kỷ niệm
100 năm thông điệp Quamquam pluries của Đức Thánh Cha Leô
XIII, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ra thông điệp Redemptoris
Custos (Guardian of the Redeemer) trong đó giới thiệu vai
trò Thánh Giuse trong chương trình cứu độ. 20
Cùng với Đức Trinh Nữ Maria và Hài Nhi Giêsu, Giuse là một trong
ba người trong gia đình Nazareth. Việc tôn kính Thánh Gia bắt đầu từ thế kỷ thứ
17 và được khởi xướng do Phanxicô de Laval.
Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII đã truyền ghi tên Giuse vào Sách Lễ
Công Giáo. Và Đức Giáo Hoàng Phanxicô lại truyền thêm tên Ngài vào Kinh Nguyện
Thánh Thể. 21
Năm 1870, Đức Giáo Hoàng Piô IX tuyên bố Thánh Giuse là Quan
Thầy Giáo Hội, và tuần bát nhận được bắt đầu vào thứ Tư trong tuần lễ thứ hai
sau Phục Sinh để tôn kính Ngài. Sau này Đức Giáo Hoàng Piô XII, trong năm 1955
đã thiết lập lễ Thánh Giuse Thợ được cử hành vào ngày 1 tháng Năm. Đây cũng là
ngày Quốc Tế Lao Động, tôn vinh Thánh Giuse như quan thầy những người lao động.
Ngài được coi như con người điềm tĩnh, nhẫn nhục, can trường, và chăm chỉ.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong dịp kỷ niệm 150 năm Thánh Giuse
được tuyên xưng là Quan Thầy Giáo Hội, qua Tông Thư “Patris corde” (Trái Tim
Người Cha), ngài đã công bố Năm Thánh Giuse kể từ 8 tháng 12, 2020 đến 8 tháng
12 năm 2021, và đã dọn một kinh nguyện:
Kinh Kính Thánh Giuse
(Trong Năm Thánh Giuse)
Kính chào Đấng Gìn Giữ Chúa Cứu Thế,
Bạn Trăm Năm của Đức Trinh Nữ Maria.
Chúa đã trao Con Một của Chúa cho ngài;
Mẹ Maria đã tin tưởng vào ngài;
Chúa Kitô đã lớn lên thành người cùng với ngài.
Lạy Thánh Giuse diễm phúc,
Xin cũng hãy tỏ ra ngài là cha của chúng con
và hướng dẫn chúng con đi trên đường đời.
Xin ban cho chúng con ân sủng, lòng thương xót và lòng can đảm,
và xin bảo vệ chúng con khỏi mọi sự dữ. Amen.
Pope
Francis' Prayer to St. Joseph
Hail, Guardian of the Redeemer,
Spouse of the Blessed Virgin Mary.
To you God entrusted his only Son;
in you Mary placed her trust;
with you Christ became man.
Blessed Joseph, to us too,
show yourself a father
and guide us in the path of life.
Obtain for us grace, mercy and courage,
and defend us from every evil. Amen.
Cầu Nguyện Cùng Thánh Giuse
Suy niệm 7 Sự Vui Mừng và 7 Sự Đau Đớn Đức Mẹ, truyền thống Công
Giáo cũng nói đến 7 Sự Vui Mừng và 7 Sự Đau Đớn Thánh Giuse bao gồm những kinh
nguyện khi gặp gian nan, thử thách, khi kết hôn, khi dâng mình tận hiến cho
Chúa, và khi dọn mình qua đời. 22 Thánh Phanxicô de Sales
giới thiệu Thánh Giuse cùng với Đức Trinh Nữ Maria như những vị thánh cầu bầu
mạnh thế. 23 Thánh Têrêsa Avila cho rằng sự khỏe lại của
mình là do lời cầu bầu của Thánh Giuse, và hô hào mọi người sùng kính
Ngài. 24 Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu thì quả quyết rằng
Thánh Giuse là Cha và là Đấng Bảo Vệ Các Trinh Nữ. Thánh nữ cảm thấy rất an
lòng, và được che chở khỏi những nguy hiểm khi cầu xin với Ngài. 25 Và
Thánh Giáo Hoàng Piô X đã dọn một kinh cầu xin Thánh Giuse bắt đầu bằng: 26
Lạy Thánh Giuse, mẫu gương lao động cực nhọc,
Xin ban cho con ơn chu toàn bổn phận với tinh thần sám hối,
Để nhờ đó, đền bù được những tội lỗi con…
Ngoài ra, theo niềm tin tưởng cho rằng đặt một tượng Thánh Giuse
trong nhà, Ngài sẽ che chở và gìn giữ mọi người, mọi vật trong nhà. Bởi vì Ngài
đã từng hướng dẫn, và bảo vệ Thánh Gia. 27
Kinh Khấn Thánh Giuse Bảo Trợ Những Vụ Khó Khăn
Lạy Thánh Giuse, xưa nay không ai kêu cầu Cha mà vô hiệu, Cha có
thần thế trước mặt Đức Chúa Trời.
Lạy Cha hiền, xin cầu bầu cùng Chúa Giêsu cho chúng con. Khi ở
thế gian này, Cha đã từng là Cha Nuôi và là vị bảo hộ trung thành của Chúa Con
chí thánh, nay xin Cha bào chữa cho chúng con bên tòa Chúa. Chúng con trao phó
cho Cha vụ khó khăn này (kể ra…). Xin Cha giải gỡ giúp chúng con, để thêm một
vinh quang mới vào bao nhiêu vinh quang sẵn có của Cha.
Lạy Thánh Giuse nhân từ, chúng con tin tưởng - vâng, chúng con
tin tưởng, Cha có thể chấp nhận lời nguyện của chúng con, và giải thoát chúng
con khỏi những khổ cực u sầu mà chúng con đang gặp phải. Hơn nữa, chúng con
vững lòng trông cậy, Cha không bỏ qua điều gì giúp ích cho những người sầu khổ
kêu cầu Cha, chúng con sấp mình dưới chân Cha, tha thiết nài xin Cha đoái
thương đến những than van khóc lóc của chúng con. Xin Cha lấy tình thương như
áo choàng che phủ chúng con, và chúc lành cho chúng con – Amen. 28
Imprimatur
F.X Trần Thanh Khâm
Tổng Đại Diện GP Saigon
Trần Mỹ Duyệt
Hiệu đính lần 2 dịp lễ Kính Thánh Giuse
19 tháng 3 năm 2021
__________
Tài liệu tham khảo:
Nguồn: Tổng hợp từ Wikipedia, the free encyclopedia
1. Souvay, Charles. "St. Joseph." The Catholic
Encyclopedia. Vol. 8. New York: Robert Appleton Company, 1910. 11 Oct. 2013
2. P. de Letter, "The Theology of Saint Joseph", The
Clergy Monthly, March 1955, Online at JSTOR
3. For the use of the term, see: A Thomistic Josephology by
James J Davis 1967, University of Montreal, ASIN B0007K3PL4
4. An argument based on Herod's instructions to kill all male
infants up to this age, in Matthew 2.16
5. Perrotta, Louise B. (2000). Saint Joseph: His Life and
His Role in the Church Today. Our Sunday Visitor Publishing. pp. 21,
110–112. ISBN 978-0-87973-573-9.
6. Ironside,
Harry A. (2007). Luke. Kregel
Academic. p. 73. ISBN 978-0825496653.
7. Ryrie,
Charles C. (1999). Basic Theology: A Popular
Systematic Guide to Understanding Biblical Truth. Moody
Publishers. ISBN 978-1575674988.
8. Deiss, Lucien (1996). Joseph, Mary, Jesus.
Liturgical Press. ISBN 978-0814622551.
9. Fiensy, 68-69
10. Landman, Leo (1979). The Jewish Quarterly Review New Series, Vol. 70, No. 2
(JSTOR). University of Pennsylvania Press. p. 125–128.
11. Laughlin, 192-194. See also Reed's Chapter 3, pp. 131-134.
12. Reed, 114-117, quotation p. 115
13. Holy Apostles Convent (1989). The Life of the Virgin
Mary, the Theotokos. Buena Vista: Holy Apostles Convent and Dormition
Skete. p. 64. ISBN 0-944359-03-5.
14. See, e.g., David Brown. "Commentary on Matthew
13:56". Commentary, Critical and Explanatory, on the
Whole Bible. Retrieved 2009-01-07. An exceedingly difficult question here
arises—What were these 'brethren' and 'sisters' to Jesus? Were they, First,
His full brothers and sisters? or, Secondly, Were they His
step-brothers and step-sisters, children of Joseph by a former marriage?
or, Thirdly, Were they cousins, according to a common way of
speaking among the Jews respecting persons of collateral descent? On this
subject an immense deal has been written, nor are opinions yet by any means
agreed. For the second opinion there is no ground but a vague tradition,
arising probably from the wish for some such explanation. The first opinion
undoubtedly suits the text best in all the places where the parties are
certainly referred to (Mt 12:46; and its parallels, Mr 3:31; Lu 8:19; our
present passage, and its parallels, Mr 6:3; Joh 2:12; 7:3, 5, 10; Ac 1:14).
But, in addition to other objections, many of the best interpreters, thinking
it in the last degree improbable that our Lord, when hanging on the cross,
would have committed His mother to John if He had had full brothers of His own
then alive, prefer the third opinion; although, on the other hand, it is not to
be doubted that our Lord might have good reasons for entrusting the
guardianship of His doubly widowed mother to the beloved disciple in preference
even to full brothers of His own. Thus dubiously we prefer to leave this vexed
question, encompassed as it is with difficulties!
15. The childhood of Christ by Thomas Aquinas, Roland Potter, 2006 ISBN 0-521-02960-0 pages
110-120
16. Aquinas on doctrine by Thomas Gerard Weinandy, John Yocum 2004 ISBN 0-567-08411-6 page
248
17. The liturgy and time by Irénée Henri Dalmais, Aimé Georges Martimort, Pierre
Jounel 1985 ISBN 0-8146-1366-7 page
143
18. Vatican website: Quamquam
pluries
19. Sunday Catholic Magazine October 4, 2009
20. Vatican website: Redemptoris
Custos
21. Memorial of Saint Joseph the Worker Retrieved
3 October 2014
22. Devotions to St. Joseph by Susanna Magdalene Flavius, 2008 ISBN 1-4357-0948-9 pages
5-1
23. Introduction to the Devout Life by St. Francis
de Sales ISBN 0-7661-0074-X Kessinger
Press 1942 page 297
24. The interior castle by Saint Teresa of Avila, Paulist Press 1979, ISBN 0-8091-2254-5 page
2
25. The Story of a Soul by Saint Therese De Lisieux Bibliolife 2008 0554261588
page 94
26. Ann Ball, 2003 Encyclopedia of Catholic Devotions and
Practices ISBN 0-87973-910-X page
449
27. Applebome, Peter (2009-09-16). "St. Joseph, Superagent in Real
Estate". New York Times. Retrieved 2010-06-24.
28. Trích dịch: Revue de St. Joseph. Kinh do Tổng Hội
(Archiconfrérie) Thánh Giuse và tạp chí Thánh Giuse ở Aldex (Pháp) phổ
biến. Bản dịch có phép Giáo Quyền Địa phận Sàigòn ngày 9/3/1974. Kinh được cho
là do Thánh Têrêsa soạn. Kinh nghiệm cho biết Thiên Chúa đã ban những ơn đặc
biệt cho những người tin tưởng cầu nguyện Thánh Giuse qua bản kinh này.