Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Bài Viết Của
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
NHỚ VỀ NGƯỜI CHA NHÂN NGÀY HIỀN PHỤ
MỘT THIÊN CHÚA BA NGÔI
VENI CREATOR SPIRITUS
PHẢI CHĂNG THƯỢNG ĐẾ LÀ KẺ TÀN BẠO?
XIN CHO ĐƯỢC ÁI MỘ NHỮNG SỰ TRÊN TRỜI
CHA MẸ LÀM GÌ KHI CON BỎ NHÀ ĐI HOANG
BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ CHÚA ĐẾN THĂM!
GIA ĐÌNH ĐẠO ĐỨC LÀ VƯỜN ƯƠM ƠN THIÊN TRIỆU
ĐỨC LEO XIV, VỊ GIÁO HOÀNG “HƯỚNG NGOẠI”, “THỰC TẾ” VÀ “RẤT QUAN TÂM ĐẾN NGƯỜI NGHÈO”
TƯƠI ĐẸP THAY THÁNG ĐỨC MẸ
CHA NUÔI ĐẤNG CỨU THẾ LÀ BÁC THỢ MỘC
EMMAUS, CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN THÁNH THỂ
NHÂN LOẠI HÔM NAY CẦN LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
VỌNG PHỤC SINH - BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II
SỰ PHẢN BỘI CỦA PHÊRÔ VÀ GIUĐA ISCARIOT
VẺ ĐẸP NHÂN ĐỨC CỦA ĐỨC MARIA VÀ THẬP GIÁ
BÀI GIẢNG THÁNH LỄ VỌNG PHỤC SINH - Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
ĐỨC GIÊSU KITÔ LÀ THIÊN CHÚA
CHA ĂN MẶN, CON KHÁT NƯỚC!
TÔI COI TẤT CẢ NHƯ RÁC RƯỞI ĐỂ ĐƯỢC ĐỨC KITÔ
TÔI PHẢI VỀ CÙNG CHA TÔI
TÔI ĐÃ GẶP NGÀI TRÊN HÈ PHỐ
500 NĂM ÁNH SÁNG TIN MỪNG QUA CÁI NHÌN PHÚC ÂM HÓA
NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA, PHONG TỤC TẾT NGUYÊN ĐÁN
ĐỒNG THUẬN VÀ ĐỒNG TRÁCH NHIỆM GIỮA CHA MẸ TRONG CÁCH GIÁO DỤC CON CÁI
NHỮNG NGƯỜI CHƯA CHỊU PHÉP RỬA CÓ ĐƯỢC VÀO THIÊN ĐÀNG KHÔNG?
CHÚA TỎ MÌNH CHO DÂN NGOẠI
HẬU QUẢ CỦA VIỆC “ÔNG ĂN CHẢ, BÀ ĂN NEM”
ĐỨC MARIA LÀ MẸ THIÊN CHÚA
NỖI ĐAU MẤT CHÚA VÀ NIỀM VUI TÌM LẠI NGÀI
SINH NHẬT ĐẤNG CỨU ĐỘ
MỪNG CHÚA GIÁNG TRẦN
MÙA VỌNG THÁNH THỂ
BÊN MÁNG CỎ
TRỜI CAO HÃY ĐỔ SƯƠNG XUỐNG, MÂY ƠI HÃY MƯA VỊ CỨU TINH
HÃY ĐẾN TRƯỚC TÔN NHAN NGÀI VÀ DÂNG LỜI TẠ ƠN
LỜI NGUYỆN TẠ ƠN
CHÚA LÀ VUA KHẮP CÕI TRẦN GIAN
MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
TÂM LÝ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUỔI THỌ
TÔI COI TẤT CẢ NHƯ RÁC RƯỞI ĐỂ ĐƯỢC ĐỨC KITÔ


Trần Mỹ Duyệt

 

(Suy niệm Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Philipphê 3:8-11)

 

Khi suy niệm về trích đoạn Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Philipphê đoạn 3 từ câu 8 đến 11, chúng ta có cảm thấy bị thu hút và bàng hoàng về xác tín mạnh mẽ của thánh nhân khi viết về Chúa Giêsu Kytô. Ngài viết: “…Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kytô Giêsu, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Kytô” (8).

 

Thánh Phaolô viết cho tín hữu Philipphê những lời này khi đang bị giam trong ngục. Và điều này đã nói lên rằng ngài thật sự hạnh phúc vì Phúc Âm và được biết Chúa Kytô. Tuy nhiên, đó cũng là những lời lẽ đòi hỏi tín hữu Philipphê và tất cả chúng ta phải nỗ lực hơn để chiếm lấy Chúa Giêsu, sự hiểu biết, và một tình yêu mà không gì có thể so sánh được.  

 

Đối với những người không có đức tin, những kẻ vô thần, những kẻ theo chủ nghĩa thế tục và tự nhiên, những lời ấy chỉ được viết ra từ một kẻ khùng điên, hay ít nhất cũng là kẻ cuồng tín. Thử hỏi trên đời này ai lại chê giầu sang, phú quý? Ai lại chê tiền bạc và địa vị? Có chăng cũng chỉ vài vị thánh nhân đã dùng tiền của để mua lấy nước Trời, chứ coi mọi sự là rơm rác, thì mấy ai đã làm chuyện này.

 

Hoặc ít ra những lời ấy phải là do Thánh Phêrô, Gioan, hay Giacôbê, những Tông Đồ thân thiết được Chúa Giêsu đưa lên núi cao, chứng kiến cuộc biến hình của Ngài, và được theo Ngài chứng kiến cơn hấp hối trong vườn Cây Dầu. Nhưng nó lại được viết ra bởi một người mà trước đó không lâu đã lùng sục, bắt bớ, giam cầm những môn đệ của Chúa. Hành động của người này hăng say, cuồng nhiệt đến nỗi những Kytô hữu thời đó phải khiếp vía khi nghe đến tên Saulê (tức Phaolô sau này). Tông Đồ Công Vụ đã ghi lại, khi Ananias người được Chúa truyền phải rửa tội cho Phaolô cũng đã thất kinh thưa với Chúa: “Lạy Chúa, con đã nghe nhiều về người này, vì đã gây bao khốn khó cho các thánh nhân của Ngài ở Giêrusalem. Và nay người này có thẩm quyền từ các tư tế để bắt bớ tất cả những ai kêu cầu danh Ngài” (9:13). Thế mà giờ đây thì lại sống chết với niềm tin mà trước đó ngài đã coi như vớ vẩn, nhảm nhí và thù ghét.

 

Vậy nếu câu nói đó đã do một vị Tông Đồ cao cả, được mệnh danh là Tông Đồ Dân Ngoại, một nhà truyền giáo vượt thời gian, và một chứng nhân như thánh Phaolô, thì hẳn nó phải có một ý nghĩa. Thực tế đã chứng minh rằng, Thánh Phaolô không hề bị mất kiểm soát, không hề quá khích, hoặc mê tín khi xác định điều mình tin tưởng và viết lại cho tín hữu Philipphê. Sau đây là những gì ngài đã làm để minh chứng niềm tin vào Chúa Giêsu.

 

Trong thư gửi Giáo Đoàn Côrinthô trước đó, ngài đã nói rõ về những gì mình đã trải qua để minh chứng cho niềm tin của ngài. Trong đó bao gồm 5 lần bị người Do Thái đánh thiếu 1 roi đủ 40. Ba lần bị quất bằng roi da, một lần bị ném đá, ba lần bị đắm tầu, lênh đênh một ngày, một đêm trên biển (2 Côrinthô 24-25). Ngoài ra thì trong những cuộc hành trình ngài đã trải qua nguy hiểm trên sông, nguy hiểm bị cướp bóc, nguy hiểm từ người dân nước và dân ngoại. Tóm lại, thì trong thành phố hay ngoài thành phố, trên biển hay do những người anh em khác…(26).  

 

Xét về mặt tự nhiên, qua những gì mà Thánh Phaolô đã nói, đã làm, chúng ta có thể coi ngài là người thuộc mẫu người Passionate. Con người “đam mê”, với bừng bừng nhiệt huyết, hăng say trong hoạt động, và một suy tư sâu xa, trầm lắng. Theo từ ngữ tâm lý, ngài là người có cảm xúc tính đệ nhất thời, hoạt động tính đệ nhất thời, và âm hưởng tính đệ nhị thời. Một người đã tự tin về mình: “Nếu ai khác có lý do để cậy vào xác thịt, thì tôi càng có lý do hơn: Tôi chịu cắt bì ngày thứ tám, thuộc dòng dõi Israel, họ Benjamin, là người Do Thái, con của người Do Thái, giữ luật thì đúng như một người Pharisêu; nhiệt thành đến mức ngược đãi Hội Thánh; còn sống công chính theo Lề Luật, thì chẳng ai trách được tôi” (Philipphê 3:4-6). Nhưng khi đã bị khuất phục, khi ra tay hành động thì không hề biết mỏi mệt, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn để đi tới. Và đó là những gì ngài đã làm cho Chúa Kytô khi được Ngài chiếm hữu. Khi ông Ananias hoảng sợ không dám rửa tội cho Phaolô, thì Thiên Chúa đã nói với ông: “Vì Ta đã chọn nó để mang danh Ta đến với Dân Ngoại, các vua chúa, và con cái Israel.Ta sẽ cho nó biết sẽ phải chịu đau khổ nhiều vì danh Ta” (Act 9:15-16).

 

Hiểu được con người của Thánh Phaolô, chúng ta sẽ nghiệm ra rằng, nếu trong cuộc đời này, trong cuộc sống này khi chúng ta mang danh Chúa Kytô đến với anh chị em mình, hoặc những lúc vì danh Chúa Kytô mà có phải chịu thiệt thòi, hy sinh, hoặc bị coi thường, thì chúng ta cũng chỉ là mới bắt chước Thánh Phaolô một phần.

 

Cám ơn Thánh Phaolô đã cho chúng ta hiểu thế nào là lòng mến, thế nào là sức mạnh của tình yêu đối với Thiên Chúa, và thế nào là được hy sinh vì tình mến này. Vì tình yêu Chúa Kytô, vì danh thánh Chúa Kytô, và để nhiều người nhận biết, yêu mến Chúa Kytô, ngài đã hy sinh tất cả, từ bỏ tất, chịu đựng tất cả, và sau cùng là hy sinh mạng sống mình. Đây cũng là bài học cho đời sống tông đồ và đời sống của tất cả Kytô hữu chúng ta. Mỗi người cần phải sống với tinh thần này: COI TẤT CẢ NHƯ RÁC RƯỞI ĐỂ ĐƯỢC ĐỨC KITÔ.

 

tmd

 

Tác giả: Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!