|
|
Bài Viết Của Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
|
QỦY ÁM HAY TÂM THẦN?
|
|
Tâm Lý Tha Thứ Trên Hành Trình Tìm Hạnh Phúc
Truyện kể một lữ hành mồ hôi nhễ nhãi vác trên vai một cái bao đựng đầy
sỏi đá. Bước đi của người này như bị ghì lại bởi sức nặng của thời gian và sức
nặng trong chiếc bao. Có người nhìn thấy đã khuyên anh ta bỏ đi những viên sỏi
đá đó, nhưng anh không nghe. Sau cùng vì thấy không thể tiếp tục đi được nữa,
nên anh đành lòng ngồi xuống bên vệ đường, mở chiếc bao, lựa tìm những viên nhỏ
nhất bỏ đi. Như một phép mầu, anh thấy nhẹ nhõm và bước đi những bước mạnh mẽ
hơn... |
|
THÁNG 11 VÀ ĐẠO HIẾU
Truyền thống Giáo Hội
Công Giáo về tháng 11 có liên quan đến điều mà người Việt Nam chúng ta gọi là
đạo hiếu. Theo đó, Giáo Hội dành riêng tháng 11 để kính nhớ các tín hữu đã qua
đời, còn gọi là tháng các linh hồn. Một tháng dành riêng để tưởng nhớ và cầu nguyện
cho cha mẹ, ông bà, tổ tiên, anh chị em và mọi người thân yêu, bạn hữu đã ra đi
về bên kia thế giới. Việc làm này khiến chúng ta liên tưởng đến chữ hiếu, đạo
hiếu, và việc thờ cúng ông bà, tổ tiên vẫn thường được thực hành theo quan niệm
tâm linh người Việt Nam. |
|
PHONES* VÀ TRẺ EM DƯỚI CÁI NHÌN GIÁO DỤC (2)
|
|
TÔN TRỌNG VÀ BÀN HỎI TRONG TỪNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI QUYẾT ĐỊNH
Chồng của em rất thương yêu em và lo lắng cho gia đình, nhưng anh ấy có thói quen thích cái gì là tự đi làm mà không bàn hỏi với em một vấn đề gì hết, và em là người sau cùng biết chuyện ấy khi nó đã xảy ra bất luận tốt hay xấu. Những lúc như vậy em hỏi tại sao anh không bàn với em, thì anh ấy nóng giận và bỏ đi không thèm nghe em phân tích đúng hay sai. Trong trường hợp này em phải làm gì, và anh ấy phải làm gì để vợ chồng có sự hòa hợp và biết tôn trọng nhau, hiểu nhau nhiều hơn?
|
|
MONICA XƯA VÀ NAY
Monica là vị thánh nữ được tôn kính trong Giáo Hội Công Giáo và
Chính Thống Giáo từ thế kỷ thứ Tư. Lễ kính vào ngày 27 tháng 8 hàng năm. Thánh
nữ sinh năm 331 hoặc 332 AD tại Thagaste, Phi Châu nay là Souk Ahras, Algeria,
và qua đời năm 387 AD. Cũng có sử liệu ghi thánh nữ sinh năm 322 AD và qua đời
năm 387 AD tại Ostia Antica, Ý trên đường trở về quê hương sau khi Augustine
con bà được ơn trở lại. Thánh nữ được an táng tại Ostia. |
|
PHẢI CHUẨN BỊ GÌ SAU COVID-19
Trong Tâm Lý Học có hội chứng Post-Traumatic Disorder (Hậu chấn tâm lý sau một khủng hoảng), diễn tả về sinh hoạt tâm lý, tâm sinh lý của một người sau khi đã trải qua một biến cố kinh hoàng, khủng khiếp và sợ hãi. Thí dụ, sau một thời gian dài bị cầm tù, tra tấn, đối xử dã man, sau một cuộc ly dị đầy đắng đót, tranh cãi, sau một tai nạn giao thông tưởng chừng đã chết, sau một lần bị cướp hãm hiếp, tra tấn, sau lần trên đường vượt biên bị hải tặc, lênh đênh trên biển cả nhiều ngày trong vô vọng, hoảng sợ, hoặc sau một cơn động đất, sóng thần... Đối với thế giới, cơn đại dịch Vũ Hán (đại dịch Covid-19) hiện nay chính là một biến cố lịch sử kinh hoàng, mà khi nó đi qua, chắc chắn sẽ để lại những hậu chấn tâm lý (post-traumatic) bao gồm những khía cạnh tâm lý, xã hội, văn hóa, chính trị, giáo dục cũng như tâm linh trên bình diện cá nhân, quốc gia và quốc tế. |
|
QUÂN CẤM ĐẠO
Chính quyền Trung Cộng triệt hạ các nhà thờ, các tượng thánh giá, cho nhân viên đến nhà các tín hữu bắt gỡ bỏ hình Chúa Mẹ xuống, thay thế bằng hình Tập Cận Bình, hình các đảng viên Đảng Cộng Sản. Nhà nào từ chối sẽ gặp rắc rối, và mất sự trợ cấp. Cũng tại Trung quốc, người dân bị cưỡng bức phải phá thai theo kế hoặch hóa gia đình của nhà nước. Những tin tức về dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, đan viện Thiên An Huế, dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà tại Việt Nam. Đốt nhà thờ chính tòa Thánh Phêrô và Phaolô tại Nantes, nước Pháp. Bắt và hãm hiếp các nữ tu. Đối xử bất công với các Kitô hữu ở Ấn Độ, tại các nước Trung Đông. Đòi loại bỏ năng quyền bất khả xâm phạm của bí tích Hòa Giải tại Úc. Đặc biệt, nhân danh sức khỏe công cộng trong mùa dịch Vũ Hán (Covid-19), các chính quyền địa phương tại Hoa Kỳ ra lệnh đóng cửa các nhà thờ, hạn chế việc thờ phượng, nhưng lại mở cửa nhà tù, cho phép những cuộc tụ họp, biểu tình, bạo loạn. Giữa những biến cố này, một cụm từ “Quân Cấm Đạo”.đã xuất hiện trong tâm trí tôi. |
|
KINH CẦU CHO HIỆP CHỦNG QUỐC HOA KỲ (Do Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò soạn)
|
|
BÁCH ĐẠO TRONG THỜI ĐẠI MỚI
Công Giáo là một tôn giáo có nguồn gốc bị bách hại, trù dập và ghét bỏ. Ngay từ ban đầu. Chúa Giêsu, Đấng sáng lập và là đầu của Giáo Hội này đã nói tiên tri: “Vì danh Thầy, người ta sẽ ghét bỏ anh em, nhưng ai bền đỗ đến cùng sẽ được cứu độ” (Mt 10:22). - You will be hated by everyone on account of My name, but the one who perseveres to the end will be saved. Bản thân Ngài, Chúa Giêsu cũng chịu cùng số phận. |
|
ĐI TÌM 10 NGƯỜI CÔNG CHÍNH - Theo cái nhìn Sáng Thế Ký (18:16-33)
|
|
NHỚ VỀ NGƯỜI CHA NHÂN NGÀY HIỀN PHỤ
Cũng như vợ ông, ông là người có nhiều tên gọi: Cha,
bố, ba, tía, thầy, hoặc cậu... Tất cả đều qui về một người, mà thiếu người này
gia đình không còn mang ý nghĩa của một sự kết hợp vợ chồng đúng nghĩa và đầy
đủ. Hôn nhân không còn là một cuộc phối hợp tự nhiên, truyền thống, luân lý và
đạo đức giữa một người nam và một người nữ. Gia đình nếu thiếu vắng bóng dáng
người này, nó cũng không còn là nền tảng vững chắc cho quốc gia và xã hội. Ngày
Hiền Phụ, cũng như ngày Hiền Mẫu, là ngày các người con dùng để bày tỏ tình
cảm, lòng yêu mến và tri ân người đàn ông này. |
|
THƯ CỦA ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC VIGANO CỰU SỨ THẦN TÒA THÁNH TẠI HOA KỲ GỬI TỔNG THỐNG TRUMP
Thưa
Ngài Tổng Thống,
Trong
những tháng gần đây, chúng ta đang chứng kiến sự hình thành của hai chiều đối
nghịch mà tôi gọi theo Thánh Kinh (Bibilical): con cái sự sáng và con cái sự
tối tăm. Con cái sự sáng là thành phần đa số rõ ràng nhất của nhân loại, trong
khi con cái tối tăm đại diện cho một thiểu số nhất định. Và thật vậy, thành
phần trước là chủ đề cho một hình thức kỳ thị. Nó đặt họ trong một tình huống
trở thành thiểu số về luân lý so với những kẻ đối đầu của họ, thường là những
người nắm giữ những vị trí chiến lược trong chính quyền, trong chính trị, trong
kinh tế, và trong truyền thông. Một cách hiển nhiên, trong một cách thức không
thể giải thích, sự thiện lại bị giữ làm con tin bởi sự ác và bởi những người
giúp họ hoặc thoát khỏi sự sợ hãi hay lợi ích cá nhân.
|
|
Kinh Mân Côi
“Nếu Phanxicô muốn lên thiên đàng, thì phải siêng năng lần hạt”.
Ðọc và suy ngắm Kinh Mân Côi cách sốt sắng là cầu nguyện. Và hôm nay,
Phanxicô đã về trời và đã được tuyên phong hiển thánh vì đã thực hành theo lời
khuyên của Đức Mẹ. |
|
Lòng thương xót không bỏ rơi những ai bị lãng quên! (BÀI GIẢNG LỄ CHÚA TÌNH THƯƠNG Của ĐTC Phanxicô)
Chúa Nhật tuần qua, chúng ta đã cử hành cuộc phục sinh của Chúa; hôm nay
chúng ta chứng kiến sự phục sinh của các môn đệ của Ngài. Đã qua một tuần, một
tuần từ khi các môn đệ nhìn thấy Chúa Sống Lại, nhưng thay vào đó, họ vẫn sợ hãi,
khép nép sau “những cánh cửa đóng kín” (Jn 20:26), ngay cả đến
không có thể chinh phục được Thomas, người duy nhất vắng mặt, về sự phục sinh.
Chúa Giêsu đã làm gì trong khi đối diện với sự rụt rè yếu kém niềm tin này?... |
|
“NHÂN LOẠI SẼ KHÔNG ĐƯỢC BÌNH AN CHO ĐẾN KHI QUAY VỀ VỚI SUỐI NGUỒN TÌNH THƯƠNG CỦA CHA”.
Chúng ta thường nghe kể về tình cảm tốt, thái độ tử tế, và tấm
lòng rộng rãi của người này người kia đối với những kẻ sa cơ, thất thế, hoặc
gặp khốn khó giữa đường. Mercy theo tự điển Anh-Việt của Nguyễn Văn Khôn dịch là: Lòng thương người, thương hại, thương xót, lân ái, từ bi. Divine Mercy: Lòng lân mẫn của Thượng Đế. Nhứt tội nhứt xá, vạn tội vạn xá, tội gì cũng có thể lấy lòng từ
bi mà khoan xá được.
|
|
ĐỪNG SỢ! ĐỪNG ĐẦU HÀNG SỢ HÃI (Bài giảng Lễ Vọng Phục Sinh 2020 của ĐTC Phanxicô)
“Sau ngày Sabbath” (Mt 28:1), những phụ nữ ra mộ. Tin Mừng của
thánh lễ Vọng đã bắt đầu như thế: với ngày Sabbath. Nó là một ngày của Tam Nhật
Phục Sinh mà chúng ta muốn bỏ quên khi chúng ta chờ đợi một cách nôn nóng đi
qua từ thập giá Thứ Sáu đến vui mừng Alleluia của Chúa Nhật Phục Sinh. Mặc dù
năm nay chúng ta đang trải nghiệm, hơn bao giờ hết, một sự im lặng bao trùm Thứ
Bảy Tuần Thánh. Chúng ta có thể tưởng tượng chính mình trong vị trí của những
người phụ nữ ngày hôm đó. Các bà, giống như chúng ta, đã nhìn thấy trước mắt
một bi kịch đau thương, một thảm trạng không lường trước đã xảy đến một cách
quá bất ngờ. Họ đã chứng kiến cái chết và điều này đã đè nặng tâm hồn họ. Đau
đớn hòa nước mắt: Phải chăng họ đau khổ với cùng một số phận như Thầy mình? Rồi
sợ hãi nữa về tương lai, và tất cả những gì cần được xây dựng lại. Một kỷ niệm
đau đớn, một hy vọng bị dập tắt. Đối với họ, cũng như chúng ta, nó là một thời
khắc đen tối nhất. |
|
[1]
10 11
12
13
14
15
16
17
18
19 [11/20] |
|