Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gioan Lê Quang Vinh
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Gioan Lê Quang Vinh

NHỮNG KẺ “KHÔNG THÔNG VIỆC ĐỜI”

Cụ Phan Sào Nam viết: Nói về lợi ích của Thiên Chúa giáo đối với quốc gia, có bốn điều quan trọng: 1. Thiên Chúa giáo chú trọng việc tương thân tương ái, biết hợp quần đoàn thể, có cái cảm tình không ước hẹn mà đồng tâm. Đó là lợi ích thứ nhất (xem chỗ quốc dân tụ tập để nghe giảng đạo, thì thấy ngay được sự tương thân tương ái đó). 2. Thiên Chúa giáo chuyên chú trọng về linh hồn mà coi khinh thể xác, cho nên khi dồn ra làm việc nghĩa thì có được cái phong thái coi nhẹ việc sống mà dám chết. Đó là lợi ích thứ hai (xem lúc giao chiến, nếu có giáo dân tham gia thì thấy họ là những người coi đi đến cái chết như đi về nhà). 3. Thiên Chúa giáo đều biết: trước hãy lo cho công lợi đã, sau mới đến tư ích, trước lo việc nước, sau mới đến việc nhà. Khi vào làm việc lợi ích công cộng cho xã hội thì toàn thể mọi người tin yêu nhau, nên dễ bề tập họp. Đó là lợi ích thứ ba. 4. Thiên Chúa giáo chuyên chú trọng về thờ phụng Thượng đế, không thờ thần nào khác, cho nên bớt được tất cả mọi sự tốn kém vô ích về tế tự. Đó là lợi ích thứ tư.”

BỐ ƠI IM LẶNG MÃI SAO BỐ?
Rồi chúng con lớn lên. Cuộc đời với những gai chông, những thử thách làm chúng con sợ hãi. Nhưng khi  nhìn lên Thánh Giá Chúa, chúng con thấy an lòng. Chúng con an lòng cả khi hàng xóm chiếm đoạt của cải nhà mình, chúng con an lòng khi trộm cuớp bao vây tứ bề. Bố bảo đừng lo và cũng đừng nói gì cả, sống bình an là tốt nhất. Nhưng rồi cái bình an vì khiếp hãi ấy cũng mau qua, khi mình chẳng còn lại gì thì chúng con cũng vừa lớn đủ để thấy rằng bình an ấy là phù du, hiền lành ấy là nhu nhược và nhẫn nhục ấy chỉ là cớ vấp phạm cho người khác. Lúc ấy chúng con cũng vừa hiểu ra Lời của Chúa Giêsu: “Nước Trời chỉ dành cho người có sức mạnh”.

HỌ MUỐN HẠ CHÚA KHỎI THÁNH GIÁ!
Vẫn có người nói đất không là tôn giáo, cá nhân không là tôn giáo. Và bây giờ có người bảo, Thánh Giá trên đỉnh Đồng Chiêm có là tôn giáo đâu. Đó là công trình xây dựng trái phép, là việc làm chưa được chấp thuận. Hai ngàn năm trước, toà án Do thái kết án Đức Giêsu và hạ lệnh đóng đinh Người vào Thánh giá. Và ánh sáng hồng ân cứu độ toả lan đến từng ngõ ngách của trần gian này. Bây giờ có người bảo “Thánh giá có phải là tôn giáo đâu”.

CỜ THÁNH GIÁ PHẢI GIƯƠNG CAO !
Trong sân trường đại học, tôi chợt chú ý đến một nhóm sinh viên đang thảo luận sôi nổi và vui vẻ. Một cô gái nói: “Để tôi giải thích cho ông. Lễ bổn mạng ca đoàn nghĩa là…” Tôi biết cô này có đạo, và tôi hỏi anh chàng đang lắng nghe cô ấy: “Còn em thì…”. Cậu sinh viên đáp: “Dạ em không có đạo”. Tôi bảo: “Em đừng nói vậy. Em nên nói là em chưa có đạo mới đúng chứ”. Thế là cậu ấy hào hứng hẳn lên: “Dạ, đúng thế.” Và cậu sinh viên kể về những người cậu biết trước kia không có đạo mà đã xin theo đạo. Và cậu ta còn bảo: “Hôm Giáng sinh em đi học, cô giáo nói “Không biết sao nhiều người ở Việt nam sợ Chúa Giêsu quá”.

GIOAN, TÔNG ĐỒ TÌNH YÊU VÀ CÔNG LÝ
Tình yêu là giá trị cao cả nhất trong các giá trị, và là một trong bốn giá trị căn bản của đời sống xã hội. Học Thuyết Xã Hội Công Giáo nhấn mạnh “Chính từ nguồn cội yêu thương sâu xa ấy mà các giá trị như sự thật, tự do và công lý đã khai sinh và phát triển”. Điều này có thể hiểu như thế này: định chế xã hội nào coi thường sự thật, tự do và công lý thì đã không khởi đầu và xây dựng bằng tình yêu. Và tình yêu đích thực phải hướng đến công lý, không chấp nhận bất cứ gian dối và giả trá nào.

CHỦ QUÁN TRỌ THỜI MỚI VÀ DÂN CHÚA
Giáng Sinh là một mầu nhiệm cao cả và tội lỗi cũng là mầu nhiệm. Tất cả những gì lố lăng và tàn nhẫn mà thế gian cùng các đồng minh của nó tạo ra để nhắm bắn vào Mặt Trời công chính sẽ bị thiêu tàn trong ánh sáng vĩnh cửu. Mừng Lễ Giáng Sinh là mừng luồng ánh sáng muôn đời đang chiếu giãi vào bóng tối. Chúng ta tin rằng những nỗ lực của bóng tối rồi cũng sẽ biến tan.

DÒNG CON ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM MIỀN SÀIGÒN MỪNG ĐẠI LỄ
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm được Đức Cha Eugène Marie Joseph ALLYS thuộc Hội Thừa Sai Paris cùng với Cha Alexandre Paul Marie Chabanon (sau này làm giám mục năm 1930) thàng lập năm 1920 tại Huế. Nhà Dòng ra đời từ nỗi ưu tư của hai đấng sáng lập về lớp trẻ đang cần được giáo dục về Đức tin và văn hoá. Chín mươi năm với bao thăng trầm của lịch sử, Hội Dòng đã ngày càng thực hiện sứ mạng của mình “để tôn vinh Thiên Chúa hơn và cứu rỗi các linh hồn, trong sức mạnh Chúa Thánh Linh, Con Đức Mẹ Vô Nhiễm tự nguyện bước theo Chúa Giêsu vác Thánh Giá và yêu mến Mẹ Maria Vô Nhiễm với hết tình con thảo”. Đây chính là linh đạo của Hội Dòng.

QUÁ NHIỀU NGUY CƠ NÊN CẦN TỈNH THỨC
Trong bối cảnh xã hội hôm nay, người Công giáo như phải ngồi vào chiếc xe chạy rất nhanh mà tay thì bị trói, chân người nào ngồi bên cạnh cứ nhấn ga, cho nên lời mời gọi tỉnh thức lại trở nên cấp bách và thôi thúc mạnh mẽ.

MÙA VỌNG NÀY TOÀ THÁNH ĐÃ THỔI CHO BỪNG LÊN
Nhiều năm trước, khi Đức Hồng y Etchegaray lúc ấy còn là Chủ tịch Hội Đồng Công Lý và Hoà Bình của Toà Thánh sang Việt nam lần đầu, chúng tôi được tháp tùng Cha Vũ Khởi Phụng vào yết kiến ngài tại toà Tổng Giám Mục Sàigòn. Ấn tượng đẹp và lớn nhất mà chúng tôi còn giữ đến hôm nay chính là nụ cười và phong thái lắng nghe của ngài, sự lắng nghe của người mục tử chân chính, đem đến niềm hy vọng cho Dân Chúa. Năm nay tôi không được vinh dự gặp lại ngài khi ngài đến dâng lễ cùng với Đức Tổng Giám Mục Giuse Hà nội, nhưng lòng tôi lại bừng lên và cảm được trọn vẹn ý nghĩa Mùa Vọng đang đến khi nghe những lời Đức Hồng Y nói lúc cuối lễ.

NGƯỜI LÀ VUA TRÊN HẾT CÁC VUA
Cách đây mười năm, chúng tôi lãnh nhận bí tích Hôn Phối; trong thiệp mời đám cưới, chúng tôi viết: Thánh Lễ Hôn Phối sẽ được cử hành tại thánh đường Mai Khôi, Sàigòn, ngày Chúa Nhật Lễ Kính Đức Giêsu Kytô Vua Vũ Trụ, 21 tháng 11 năm 1999. Lúc bấy giờ có vài người không Công giáo khi nhận thiệp cứ ngạc nhiên thắc mắc vì lần đầu tiên họ nghe nói Chúa Giêsu là Vua, lại là Vua vũ trụ. Có ông vua nào ở trần gian này, dù là đại đế, dám xưng mình là vua của vũ trụ đâu? Nhưng câu trả lời thì đã có sẵn.

TIẾN HOÁ, HOÁ RA CŨNG CHƯA TIẾN !
Thật ra thuyết Tiến Hóa đã được cộng đồng khoa học chấp nhận. Những người tổ chức hội nghị về thuyết Tiến Hóa tại  Đại học Giáo hoàng Piô V tại Rome  sắp tới đây cũng đồng ý như thế. Ngay từ khi tác phẩm “On the Origin of Species (Nguồn gốc các loài)" của Darwin ra đời năm 1859, nó đã được đón nhận như một khám phá quan trọng của khoa sinh vật học. Nhưng, có hai chữ nhưng quan trọng, thứ nhất là khi du nhập vào Việt nam xã hội chủ nghĩa, thuyết Tiến hóa được dạy như là một minh chứng rằng mọi vật tự mình có chứ không có Thiên Chúa tạo thành. Điều chứng minh này hoàn toàn không nằm trong ý định của cha đẻ thuyết Tiến hóa, và cũng phi lý xét về mặt khoa học. Cái nhưng thứ hai là cho dù đã được đón nhận qua hơn một thế kỷ, dần dà giả thuyết ấy lộ rõ những bất cập của nó. Và nhiều học giả đã đồng ý rằng lý thuyết này là một điều không thể xảy ra theo khoa học.

CÁCH ỨNG XỬ LÀM ĐẸP CUỘC SỐNG
Có một cha xứ khó tính nọ quyết định ăn chay 40 đêm ngày và đi tham dự buổi tĩnh tâm Mùa Chay đặc biệt. Cha được đánh động rất nhiều, nên khi vừa đi tĩnh tâm về tới nhà xứ, cha chạy vội vào khoe với bà giúp việc: “ Bà ơi, bà có biết không, cha xứ cũ của bà đã chết rồi”.  (Ý cha muốn nói rằng: con người cũ của cha đã chết, và bây giờ cha đã thành một người mới). Nói xong, cha lấy một tấm bảng viết dòng chữ: "Cha xứ cũ của quý vị đã chết!" và cắm ở trước nhà thờ để báo cho mọi người biết cha đã được thay đổi. Được vài ngày sau, cha lại khó tính như xưa . Nhân lúc cha đang cử hành lễ Phục Sinh, bà giúp việc ra nhổ tấm bảng của cha lên và thay thế vào một tấm bảng khác.  Sau khi làm lễ xong, cha bước ra khỏi nhà thờ và thấy tấm bảng của cha đã được thay thế bằng một tấm bảng mới. Cha tò mò lại xem ai viết gì trên tấm bảng. Cha ngạc nhiên thấy dòng chữ: "Chết 3 ngày thì Ngài đã sống lại".

NGHÈO KHÓ VÌ BIẾT XIN VÂNG
Chúa không hề bảo là hễ nghèo thì tất yếu vào Nước Trời và giàu thì tất yếu không vào được Vương Quốc ấy. Vấn đề là mối tương quan với Thiên Chúa và tha nhân, mối tương quan quyết định cho vận mạng con người hôm nay và mai sau. Người giàu lẫn người nghèo có thể vào được Nước Trời, nếu cậy dựa vào Chúa, chứ không phải vào mình.

ĐƯỜNG HỘI THÁNH ĐI LÀ ĐƯỜNG KHIÊM HẠ
Người lớn đi thì chọn đường dễ đi, đường gần nhất và đường làm sao cho mình được nổi bật. Nhưng trẻ em thì không thế. Trẻ em luôn đi con đường mà bố mẹ dắt đi, và chính niềm tin yêu vào bố mẹ giúp cho trẻ luôn bình an và bao giờ cũng đi đến đích mà không một chút ưu tư. Thánh Têrêsa chẳng bao giờ làm theo ý riêng của mình. Trong “Một Tâm Hồn”, Thánh nữ thuật lại những lúc phải chịu đựng những bực bội phiền toái, chị vẫn không né tránh, không tìm con đường khác theo ý mình. Sống phó thác chính là đi trên con đường khiêm hạ.

“…vì lẽ các con thuộc về Đấng Kitô”
Những người thuộc về Đức Kytô trước hết là những người sẵn sàng từ bỏ tất cả để bước theo Người, từ bỏ đời sống với những ràng buộc, dù là ràng buộc “êm ái nhất” như lời Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận diễn tả. Họ từ bỏ để nhẹ nhàng thanh thoát bước theo Chúa, gói cuộc đời mình trong tình yêu Chúa.

AI SẼ NGỒI CHIẾC GHẾ ẤY ĐÂY?
Ngày ấy Đức Cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi hay nói đùa với tôi: “Con thấy không, người ta bảo Làm chi cũng chẳng làm chi, Dẫu có thế nào cũng chẳng làm sao”. Lúc đó tôi còn quá trẻ chưa hiểu hết nghĩa sâu xa của sự nhận định về phù vân trong mấy câu ấy. Rồi có lần ngài nhận được thư mời của một cộng đoàn nọ, ngài đưa cho tôi xem mấy từ “kính mời Đức Cha quang lâm…” và ngài cười bảo: “lại là quang lâm!”. Đức Cha muốn nói việc ngài đến không nên diễn tả quá mức như thế, và ngài dạy cho mọi người điều mà Đức Giêsu nói với các môn đệ: những vinh quang và quyền lực trên cõi đời này chẳng là gì cả. Giá trị thật còn nằm ở nơi xa hơn.

DÂN THÁNH CỦA THIÊN CHÚA TUYÊN TÍN
Hướng về Đại Hội Dân Chúa không chỉ là hướng về một cuộc họp hội, mà là cùng nhìn lại con đường Chúa Giêsu đã khai mở, con đường Hội Thánh đã chỉ hướng và con đường mỗi người tự vạch ra theo sự hướng dẫn của Thần Khí.

ĐƯỜNG HỘI THÁNH ĐI LÀ ĐƯỜNG THÁNH GIÁ
Hội Thánh cũng không chấp nhận những bất công và để cho con cái mình mất mát thua thiệt. Chấp nhận Thánh giá với Đức Kytô là thái độ can đảm, biết làm chứng cho ánh sáng và công lý, chứ không hế là nhẫn nhục vô ích và vô lý. Chúa Giêsu nói: “Ai muốn theo Ta, hãy bỏ mình, vác thánh giá hàng ngày mà theo Ta”. Vác thánh giá không phải là cắn răng chịu đựng, mà trước hết là can đảm sống trọn kiếp người với những vui buồn, thành công và thử thách. Vác thánh giá là ôm ấp niềm hy vọng, là chọn lựa vinh quang, là ra đi phục vụ trong yêu thương. Chúng ta nhớ lại Lời Chúa Giêsu: “Nước Trời chỉ dành cho người có sức mạnh”. Mà sức mạnh ấy từ đâu đến nếu không phải từ nơi Thánh giá ơn Cứu độ?

HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO: XÂY DỰNG NGÔI NHÀ SỰ SỐNG (bài 3)
Thực trạng phá thai ở nhiều nước đã đến mức báo động, riêng ở Việt nam càng khủng khiếp hơn do nhiều nguyên nhân. Nền giáo dục thiếu nhân bản và hoàn toàn vắng bóng các giá trị siêu việt ngày càng làm cho giới trẻ nao núng, mất khả năng phân biệt cái tốt cái xấu, mất ý thức trách nhiệm và không còn ý thức về những giá trị tinh thần và tâm linh. Trong mục Bảo Vệ Sự Sống trên website www.huongvedaihoidanchua.net, người ta đọc thấy việc phá thai xảy ra dễ dàng mỗi ngày, trở thành nỗi đau âm ỉ cho con người và xã hội.

THÀ CHÚA ĐỂ CHÚNG CON CÂM ĐI
Lời Thánh Vịnh 39 vang lên quen thuộc với dân Thiên Chúa: “Tôi đã loan truyền đức công minh Chúa trong Ðại Hội, thực tôi đã chẳng ngậm môi, lạy Chúa, Chúa biết rồi”. Thế nhưng trong cuộc đời con người, có những lúc miệng họ phải ngậm lại vì nhiều thế lực gian tà chung quanh lên tiếng quá lớn, chát chúa và hung hăng. Sứ mạng của Đấng Cứu Thế là trả lại tiếng nói cho người câm, âm thanh cho người điếc và ánh sáng cho người mù. Và hôm nay, Chúa Giêsu một lần nữa dùng quyền năng của mình và lên tiếng: “Ephata”, hãy mở ra.

[1] 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 [7/11]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!