Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gioan Lê Quang Vinh
Bài Viết Của
Gioan Lê Quang Vinh
THÁNH LỄ TẠ ƠN MỪNG KIM CƯƠNG LINH MỤC VÀ THƯỢNG THỌ BÁCH NIÊN CHA CÔ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI SSS.
PHỎNG VẤN CHA VINHSƠN PHẠM TRUNG THÀNH DỊP LỄ KIM CƯƠNG CHA CỐ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI
NGÀY ĐẠI HỘI GIAO LƯU GIỚI TRẺ HẠT TÂY BẮC PHÚ THỌ
Nhớ Đức Cha Nicôla, vị Giám Mục kiên trung
ĐƯỜNG HỘI THÁNH ĐI LÀ ĐƯỜNG PHÓ THÁC
PHỎNG VẤN ĐỨC CHA AN-PHONG NGUYỄN HỮU LONG - TÂN GIÁM MỤC PHỤ TÁ GIÁO PHẬN HƯNG HOÁ
CON CÁI HỘI THÁNH GIỮA LÒNG THẾ GIỚI
CON CÁI MẸ TRÀ KIỆU
CHÚNG TA ĐÃ CÓ ĐỨC GIÁO HOÀNG
NHỮNG LÀN KHÓI ĐEN VÀ CHÚ CHIM CÂU
ĐỨC THÁNH CHA THOÁI VỊ, NHÌN TỪ HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO
VỀ SỰ THOÁI VỊ CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 32)
BỒ CÂU VÀ CON RẮN
THỦ DÂM CÓ TỘI HAY KHÔNG?
Chúa Yêsu, nhà Truyền thông vĩ đại nhất
ĐỀN THÁNH ĐỨC MẸ LỮ HÀNH TAM KỲ
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 31)
CHÚA ĐƯA CON ĐẾN DÒNG NƯỚC TRONG LÀNH
DƯỠNG PHỤ ĐẤNG CỨU THẾ
NIỀM HY VỌNG VÀ LÒNG BIẾT ƠN ĐẦU NĂM MỚI
TẢN MẠN VUI BUỒN CUỐI NĂM
“CÁC CON LÀ NHỮNG TẤM GƯƠNG CHO NGƯỜI LỚN”
NƠI GIÁNG SINH ĐI QUA
GIỚI TRẺ CÔNG GIÁO VÀ CÔNG LÝ HOÀ BÌNH
TỤC HOÁ VIỆC CẦU NGUYỆN ?
Giáo dân, nói chung đều tốt cả
Thái Hà, hạt giống hôm nay
NỖI BUỒN FACEBOOK
Đừng tự vất bỏ giá trị sâu xa
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 30)
HÃNH DIỆN TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 29)
Phúc Âm hoá, chạnh lòng thương, tìm công lý
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 28)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 27)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 26)
HÀ NỘI KÝ SỰ 2: TRUYỀN THÔNG LÀ NHƯ THẾ!
HÀ NỘI KÝ SỰ 1: TÔI ĐÃ GẶP NGÀI
Sự Thật là một Quyền Năng
ĐƯỜNG HỘI THÁNH ĐI LÀ ĐƯỜNG THÁNH GIÁ

 

Khi người ta cố gắng loại trừ Thiên Chúa ra khỏi xã hội thì rõ ràng có một hiện tượng trái ngược: bóng Thánh Giá xuất hiện nhiều hơn ở mọi nơi và mọi lúc. Lòng người lúc ấy thấy gắn bó với Chúa đặc biệt. Ngay cả trên TV, trong phim truyện, nhân vật đeo Thánh Giá nhiều hơn và cảnh nhà thờ cũng được chiếu thường xuyên hơn. Dấu Thánh giá là dấu của khổ nạn nhưng cũng là dấu của vinh quang và niềm hy vọng.

Hàng tuần Hội Thánh kính cuộc Khổ nạn của Chúa Giêsu vào ngày thứ sáu. Hàng năm có Mùa Chay, Tuần Thánh và nhất là ngày Thứ Sáu Thánh để dân Chúa tôn vinh mầu nhiệm đau khổ của Người. Nhưng một cách đặc biệt, giữa tháng 9, Hội Thánh có một ngày Lễ tôn vinh Thánh Giá Chúa Giêsu (14/9) và ngày hôm sau, Hội Thánh kính những nỗi thống khổ của Mẹ, Đấng Đồng Công cứu chuộc loài người. Như thế, mầu nhiệm Thánh Giá rất quan trọng trong đời sống Hội Thánh.

Đau khổ đi theo con người như một định mệnh. Định mệnh này chính con người gây ra khi tự mình bứt ra khỏi vòng tự do và hạnh phúc nơi Thiên Chúa, để chọn một cái độc lập giả tạo. Độc lập khỏi Thiên Chúa chính là lao vào vòng nô lệ cho tội. Đây là định lý chính xác hơn cả định lý toán học. Thiên Chúa là bầu khí quyển. Đòi thoát ra khỏi bầu khí quyển ấy ư? Con người tự mình nộp mạng cho tử thần. Mầu nhiệm Thánh giá kéo con người ra khỏi định mệnh ấy.

Mới đây có một bạn sinh viên trường Bách Khoa gửi tôi tin nhắn: “Bạn bè hỏi em là theo đạo Chúa được cái gì, sao con người vẫn khổ vậy, Chúa đâu?” Câu hỏi này chẳng phải là mới. Đọc lại Thánh Vịnh, chúng ta bắt gặp lời dân ngoại cười nhạo dân Chúa: “Chúa chúng nó ở đâu?” (TV 123). Còn bây giờ, người ta cũng lặp lại câu hỏi đó mà lại thêm những lời báng bổ. Khi nghĩ đến những chuyện này, tôi vẫn tự hỏi hoá ra chẳng lẽ thiên hạ mấy ngàn năm không thể văn minh hơn? Nhưng nghĩ thì nghĩ vậy thôi, chứ câu trả lời cho các vấn nạn muôn thuở chỉ có thể tìm thấy nơi Thánh Giá Đức Kytô.

Con Thiên Chúa vác Thánh giá lên đồi Canvê. Mẹ thánh của Người đau khổ cùng cực bên cạnh Người không chỉ trên đường Canvê mà là từ ngày Mẹ thưa Xin Vâng. Bé Samuel nhà chúng tôi chưa đi học, mới tập đánh vần A, B, C, nhưng khi chúng tôi hỏi viết tên Mẹ Maria thế nào, Samuel đánh vần ngay: X-I-N V-A-N-G. Hoá ra bé nhìn ảnh Mẹ dưới chân Thánh Giá và ngày nào cũng thấy từ Xin Vâng và nghĩ đó là tên gọi của Mẹ. Thế mà lại hoàn toàn chính xác.

Vậy thì Hội Thánh là thân mình mầu nhiệm của Đức Kytô và là con cái của Mẹ Đồng Công, thì không thể nào đi con đường khác ngoài con đường khổ giá. Nhưng đường khổ giá là con đường nào? Ngày còn học phổ thông, chúng tôi bị cô giáo nạt bắt phải thuộc “thơ” của anh thợ thơ Tố Hữu: “Chuông đạo hát vô tư, Chuông khuyên, lời uỷ mị: Con, nhận khổ đời con, Để nhẹ thoát linh hồn, Thiên đàng trong nhẫn nhục, Oán thù là địa ngục. Cười vui theo gió quên". (Tôi mới tra lại trên Internet chứ “thơ” này tôi đã quên từ cái lúc chưa kịp nhớ!) Nếu đường Thánh giá là đường “nhẫn nhục”, “cười vui theo gió quên” thì hẳn Hội Thánh là tập hợp những con người ngu dại, ít học, không muốn tìm hạnh phúc!

Vậy đường Thánh giá mà Hội Thánh đi theo khác hẳn kiểu người đời lầm tưởng: là chịu đựng, là cắn răng với cái khổ, là lầm lũi bước đi mặc đời lầm than. Không, đường Thánh giá là con đường tuy khổ nhưng đẹp, tuy gian nan nhưng vinh quang. Tại sao thế?

Khi Đức Giêsu chấp nhận đường khổ giá, thì Người chỉ có một mục đích. Mục đích này đã được Đức Thánh Cha Benedicto tái khẳng định trong Thông Điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu” rằng “Chúa Giêsu là hiện thân của tình yêu Thiên Chúa”, và cái chết của Chúa Giêsu là “dạng thức cao nhất của Tình Yêu”. Vậy đường Thánh Giá là đường tình yêu.

Khổ nạn và cái chết của Đức Giêsu không phải là cùng đích của mầu nhiệm Cứu độ, mà chính sự Phục Sinh vinh hiển của Người mới là trung tâm và cùng đích. Do đó, đường Thánh Giá là đường hy vọng.

Chúng ta khi suy ngắm con đường Chúa đi cũng cảm nghiệm được rằng đường Thánh Giá là đường phục vụ. Sứ mạng và bản chất của Hội Thánh là ra đi loan báo Tin Mừng Tình Yêu và hy vọng, thì hệ quả tất nhiên là phục vụ.

Chính vì yêu thương, hy vọng và phục vụ mà Hội Thánh đi con đường Thánh giá, chứ không phải vì không hiểu biết hay vì yếu kém. Và khi đi trên con đường ấy, Hội Thánh mang sứ mạng đi tìm công lý, bình an và cứu độ, cũng như Đức Kytô đi đường Thánh giá là để trả lại những giá trị ấy cho cõi nhân sinh. Như vậy, Hội Thánh không chấp nhận bất cứ hình thức thoả hiệp nào với cỏ dại bên vệ đường để tìm dễ dãi mà quên nhìn về phía trước nơi có ánh bình minh của ơn cứu độ.

Hội Thánh cũng không chấp nhận những bất công và để cho con cái mình mất mát thua thiệt. Chấp nhận Thánh giá với Đức Kytô là thái độ can đảm, biết làm chứng cho ánh sáng và công lý, chứ không hế là nhẫn nhục vô ích và vô lý. Chúa Giêsu nói: “Ai muốn theo Ta, hãy bỏ mình, vác thánh giá hàng ngày mà theo Ta”. Vác thánh giá không phải là cắn răng chịu đựng, mà trước hết là can đảm sống trọn kiếp người với những vui buồn, thành công và thử thách. Vác thánh giá là ôm ấp niềm hy vọng, là chọn lựa vinh quang, là ra đi phục vụ trong yêu thương. Chúng ta nhớ lại Lời Chúa Giêsu: “Nước Trời chỉ dành cho người có sức mạnh”. Mà sức mạnh ấy từ đâu đến nếu không phải từ nơi Thánh giá ơn Cứu độ?

Lạy Mẹ Đồng công cứu chuộc loài người, xin Mẹ nâng đỡ chúng con, để chúng con vững tin và bước theo Chúa Giêsu, gắn bó với Người với niềm tin và tình yêu không gì lay chuyển được. 

Gioan Lê Quang Vinh

Tác giả: Gioan Lê Quang Vinh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!