Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gioan Lê Quang Vinh
Bài Viết Của
Gioan Lê Quang Vinh
THÁNH LỄ TẠ ƠN MỪNG KIM CƯƠNG LINH MỤC VÀ THƯỢNG THỌ BÁCH NIÊN CHA CÔ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI SSS.
PHỎNG VẤN CHA VINHSƠN PHẠM TRUNG THÀNH DỊP LỄ KIM CƯƠNG CHA CỐ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI
NGÀY ĐẠI HỘI GIAO LƯU GIỚI TRẺ HẠT TÂY BẮC PHÚ THỌ
Nhớ Đức Cha Nicôla, vị Giám Mục kiên trung
ĐƯỜNG HỘI THÁNH ĐI LÀ ĐƯỜNG PHÓ THÁC
PHỎNG VẤN ĐỨC CHA AN-PHONG NGUYỄN HỮU LONG - TÂN GIÁM MỤC PHỤ TÁ GIÁO PHẬN HƯNG HOÁ
CON CÁI HỘI THÁNH GIỮA LÒNG THẾ GIỚI
CON CÁI MẸ TRÀ KIỆU
CHÚNG TA ĐÃ CÓ ĐỨC GIÁO HOÀNG
NHỮNG LÀN KHÓI ĐEN VÀ CHÚ CHIM CÂU
ĐỨC THÁNH CHA THOÁI VỊ, NHÌN TỪ HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO
VỀ SỰ THOÁI VỊ CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 32)
BỒ CÂU VÀ CON RẮN
THỦ DÂM CÓ TỘI HAY KHÔNG?
Chúa Yêsu, nhà Truyền thông vĩ đại nhất
ĐỀN THÁNH ĐỨC MẸ LỮ HÀNH TAM KỲ
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 31)
CHÚA ĐƯA CON ĐẾN DÒNG NƯỚC TRONG LÀNH
DƯỠNG PHỤ ĐẤNG CỨU THẾ
NIỀM HY VỌNG VÀ LÒNG BIẾT ƠN ĐẦU NĂM MỚI
TẢN MẠN VUI BUỒN CUỐI NĂM
“CÁC CON LÀ NHỮNG TẤM GƯƠNG CHO NGƯỜI LỚN”
NƠI GIÁNG SINH ĐI QUA
GIỚI TRẺ CÔNG GIÁO VÀ CÔNG LÝ HOÀ BÌNH
TỤC HOÁ VIỆC CẦU NGUYỆN ?
Giáo dân, nói chung đều tốt cả
Thái Hà, hạt giống hôm nay
NỖI BUỒN FACEBOOK
Đừng tự vất bỏ giá trị sâu xa
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 30)
HÃNH DIỆN TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 29)
Phúc Âm hoá, chạnh lòng thương, tìm công lý
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 28)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 27)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 26)
HÀ NỘI KÝ SỰ 2: TRUYỀN THÔNG LÀ NHƯ THẾ!
HÀ NỘI KÝ SỰ 1: TÔI ĐÃ GẶP NGÀI
Sự Thật là một Quyền Năng
“…VÌ LẼ CÁC CON THUỘC VỀ ĐẤNG KITÔ”

CN26B. 

Trong khi khát vọng lớn của đời người là được tự do, và tự do là quà tặng lớn lao của Thiên Chúa dành cho nhân loại, thì nhân loại vẫn bị ràng buộc tưởng không tài nào gỡ ra được. Những ràng buộc đến từ tứ bề thập hướng làm cho con người cứ mãi loay hoay và vướng víu. Và khi họ hả hê la lên rằng mình tự do thì có khi họ lại vướng vào vòng bi luỵ khác của kiếp nhân sinh. Chỉ có một “thuộc về” mang lại tự do thật cho con người, ấy là  “thuộc về Đấng Kytô”.

Các môn đệ đã bỏ hết mọi sự mà đi theo Đức Kytô, đi theo không chỉ là bước với Người trên những nẻo đường Palestine vất vả, mà còn nên đồng hình đồng dạng với Người, như cành nho chia sẻ sức sống từ thân nho. Và Chúa Giêsu không ít lần nhắc nhở rằng các ông thuộc về Người để các ông vững tâm bước theo Người. “Thầy không gọi các con là tôi tớ, nhưng là bạn hữu”, “các con hãy ở lại trong Thầy”…

Đặc biệt trong đoạn Tin Mừng Chúa Nhật 26 hôm nay, Chúa Giêsu không chỉ hứa phần thưởng cho những người thuộc về Người mà thôi, nhưng còn là phần thưởng cho những ai cư xử tốt với những người ấy nữa. Hoá ra khi người ta cư xử tốt với môn đệ Chúa, họ cũng là môn đệ của Người và thuộc về Người. Vậy thì dấu chỉ nào cho thấy ai thuộc về Đức Kytô, những người mà trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã nghĩ đến việc ở lại với họ vì “yêu họ đến cùng”?

Những người thuộc về Đức Kytô trước hết là những người sẵn sàng từ bỏ tất cả để bước theo Người, từ bỏ đời sống với những ràng buộc, dù là ràng buộc “êm ái nhất” như lời Đức cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn văn Thuận diễn tả. Họ từ bỏ để nhẹ nhàng thanh thoát bước theo Chúa, gói cuộc đời mình trong tình yêu Chúa.

Những người thuộc về Đức Kytô là những người lăn xả vào giữa giòng đời để giành lấy công lý, tình yêu và sự sống cho anh chị em mình. Họ sẵn sàng chịu áp bức, chịu gian khổ và lắm khi bị thế gian lên án, để chọn đứng phía bên hữu Thánh Giá Chúa, để mắng vào kẻ dữ đang mỉa mai Chúa, và họ bênh vực cho chân lý, rằng “Người có tội gì đâu?”.

Thuộc về Đức Kytô còn là những con người dù chưa đứng trong hàng môn đệ, vẫn nhân danh Đức Kytô mà xua trừ ma quỉ, xua trừ sự ác và xua trừ những mưu mô hiểm độc. Môn đệ Chúa có thể không hiểu họ, có khi không tin họ, nhưng Chúa bảo: “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta”. Điều này dễ hiểu. Cuộc đời này, thế gian này thật sự chỉ có hai nhóm: theo Chúa và theo thần ác. Ai tìm cách loại trừ “đầu mục của quỉ” thì đứng về phía ánh sáng của Thiên Chúa.

Chúa Giêsu đã hứa phần thưởng cho những người “thuộc về Chúa” và phần thưởng cho những người ủng hộ họ nữa. “Cho một chén nước cho anh em” nghĩa là gì nếu không phải là nâng đỡ, ủi an, trợ giúp và lên tiếng bênh vực? Khi cuộc sống đã ổn định, người ta ít khi muốn bước ra khỏi vị trí của mình để trao một bát nước, nhưng chính hành động nhỏ bé ấy giúp hoàn thành bức chân dung người môn đệ đích thực.

Hồi tôi còn sinh viên, bạn bè kháo nhau một chuyện cũng hay hay. Vào một giờ học chính trị mà tôi không đi học, thầy giáo nói: “Tôn giáo là mê tín”. Trong giảng đường hôm ấy chắc chắn có nhiều người có đạo, nhưng chỉ một bạn nữ lớp tôi, con cán bộ cấp cao, đứng lên nói: “Em không nghĩ vậy, tôn giáo khác với mê tín”. Sau này bạn ấy lập gia đình rồi theo chồng sang Pháp chứ không đi con đường của bố mẹ. Ai có thể quả quyết cô bạn ấy không thuộc về Đức Kytô?

Tin Mừng Chúa Nhật 26 năm B đòi chúng ta tự vấn lương tâm: chúng ta thuộc về Đức Kytô theo nghĩa nào và mức độ nào? Chúng ta tự hào mình là môn đệ Chúa nhưng đã mấy lần can đảm và nhân hậu trao bát nước lã cho những đồng môn đang lao nhọc vất vả, bị lên án và thử thách trăm bề?

Xin Mẹ Maria, Đấng đã thuộc trọn về Đức Kytô trong tước hiệu Đồng Công Cứu Chuộc, giúp chúng con hành xử như một môn đệ thật sự của Đức Kytô, hiền lành nhưng can đảm, nhân hậu nhưng bất khuất, và sẵn sàng liên đới với anh em mình bởi vì đã gắn bó với thân mình mầu nhiệm Chúa Kytô.

Gioan Lê Quang Vinh

Tác giả: Gioan Lê Quang Vinh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!