Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gioan Lê Quang Vinh
Bài Viết Của
Gioan Lê Quang Vinh
THÁNH LỄ TẠ ƠN MỪNG KIM CƯƠNG LINH MỤC VÀ THƯỢNG THỌ BÁCH NIÊN CHA CÔ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI SSS.
PHỎNG VẤN CHA VINHSƠN PHẠM TRUNG THÀNH DỊP LỄ KIM CƯƠNG CHA CỐ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI
NGÀY ĐẠI HỘI GIAO LƯU GIỚI TRẺ HẠT TÂY BẮC PHÚ THỌ
Nhớ Đức Cha Nicôla, vị Giám Mục kiên trung
ĐƯỜNG HỘI THÁNH ĐI LÀ ĐƯỜNG PHÓ THÁC
PHỎNG VẤN ĐỨC CHA AN-PHONG NGUYỄN HỮU LONG - TÂN GIÁM MỤC PHỤ TÁ GIÁO PHẬN HƯNG HOÁ
CON CÁI HỘI THÁNH GIỮA LÒNG THẾ GIỚI
CON CÁI MẸ TRÀ KIỆU
CHÚNG TA ĐÃ CÓ ĐỨC GIÁO HOÀNG
NHỮNG LÀN KHÓI ĐEN VÀ CHÚ CHIM CÂU
ĐỨC THÁNH CHA THOÁI VỊ, NHÌN TỪ HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO
VỀ SỰ THOÁI VỊ CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 32)
BỒ CÂU VÀ CON RẮN
THỦ DÂM CÓ TỘI HAY KHÔNG?
Chúa Yêsu, nhà Truyền thông vĩ đại nhất
ĐỀN THÁNH ĐỨC MẸ LỮ HÀNH TAM KỲ
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 31)
CHÚA ĐƯA CON ĐẾN DÒNG NƯỚC TRONG LÀNH
DƯỠNG PHỤ ĐẤNG CỨU THẾ
NIỀM HY VỌNG VÀ LÒNG BIẾT ƠN ĐẦU NĂM MỚI
TẢN MẠN VUI BUỒN CUỐI NĂM
“CÁC CON LÀ NHỮNG TẤM GƯƠNG CHO NGƯỜI LỚN”
NƠI GIÁNG SINH ĐI QUA
GIỚI TRẺ CÔNG GIÁO VÀ CÔNG LÝ HOÀ BÌNH
TỤC HOÁ VIỆC CẦU NGUYỆN ?
Giáo dân, nói chung đều tốt cả
Thái Hà, hạt giống hôm nay
NỖI BUỒN FACEBOOK
Đừng tự vất bỏ giá trị sâu xa
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 30)
HÃNH DIỆN TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 29)
Phúc Âm hoá, chạnh lòng thương, tìm công lý
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 28)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 27)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 26)
HÀ NỘI KÝ SỰ 2: TRUYỀN THÔNG LÀ NHƯ THẾ!
HÀ NỘI KÝ SỰ 1: TÔI ĐÃ GẶP NGÀI
Sự Thật là một Quyền Năng
HÃNH DIỆN TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN

  

Theo một bài thơ dân gian Trung Hoa (Tứ Hỉ thi), thì một trong bốn niềm vui của con người là ở nơi xứ lạ quê người được gặp lại bạn cũ (“Tha hương ngộ cố tri”). Trong xã hội vô thần, niềm vui lớn của người Công giáo là được gặp người có Đạo ở nơi làm việc, trong môi trường sinh sống hay bất chợt trên đường mình đi.

Tôi cũng nhiều lần vui mừng khi biết có những “cố tri” như thế. Nhưng có lúc niềm vui cũng không kéo dài lâu lắm. Chẳng hạn một cô bạn đồng nghiệp đang nói chuyện về những Thánh Lễ xa quê tại đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp bỗng chuyển đề tài, quay sang nói với một người khác. Sau đó tôi biết cô ấy ngại nói về Đạo mình nơi công cộng. Nhưng trường hợp đó chỉ là một áng mây mờ nhỏ bay qua trong các mối quan hệ với đồng nghiệp đồng Đạo của tôi.

Khi tham dự Thánh Lễ Chúa Nhật và Lễ trọng, người tín hữu hân hoan hát hay đọc kinh Tin Kính. Có khi họ đáp lại lời Cha chủ tế khi ngài hỏi anh chị em có tin kính Thiên Chúa và các mầu nhiệm trong Hội Thánh không.

Tuy có lúc con người cũng đọc kinh Tin kính hay trả lời một cách hờ hững, nhưng dù sao thì khi đã bước vào nhà thờ để dâng Thánh Lễ, chúng ta đã ít nhiều tuyên xưng đức tin vào một Thiên Chúa quyền năng cao cả và đầy yêu thương.

Đối với tôi, thật là cảm động khi cha Lê Quang Uy trong Thánh Lễ xa quê hỏi cộng đoàn về đức tin một cách rõ ràng, cụ thể, để rồi cả cộng đoàn đáp lại như reo vui: “Thưa con tin”. Và khi ngài nói “Đó là Đức Tin của chúng ta, đó là Đức Tin của Hội Thánh, chúng ta hãnh diện tuyên xưng Đức Tin ấy trong Đức Giêsu Kytô Chúa chúng ta”, thì cộng đoàn như cô đọng lại, như tĩnh lặng đi, như hoà với nhau làm một trong Chúa và với nhau.

Khi từ giã quê hương để về lại Giáo đô Rôma, Đức Thánh Cha Benedictô XVI đã ngỏ lời với người tín hữu Đức quốc:  "Tôi hân hoan tưởng nhớ các nghi thức phụng vụ chúng ta đã cùng cử hành, và niềm vui trong đó, cũng như những khi chúng ta cùng lắng nghe Lời Chúa và hiệp ý cầu nguyện, nhất là tại những nơi trên quốc gia này đã có những nỗ lực trong mấy chục năm để tìm cách loại trừ tôn giáo ra khỏi đời sống của mọi người."

Người ta chưa quên rằng miền Đông nước Đức đã có nhiều chục năm sống với chế độ vô thần. Nhưng chính nơi Đạo Chúa bị ngược đãi ấy, hạt giống Đức Tin vẫn nẩy mầm và vươn cao. Chính trong những gian khổ ấy, người tín hữu luôn vững vàng tuyên xưng lòng tin và niềm hy vọng vào Đấng có quyền năng giải thoát.

Khi thế gian nhận thấy bất lực trong việc loại trừ Đức Tin ra khỏi mặt địa cầu này, thì cố vấn tối cao của họ là đầu mục của quỉ vẽ ra một cách khác xem ra hữu hiệu hơn. Và do vậy mà thế gian nói với người có Đạo: bạn cứ giữ Đạo đi, cứ tuyên xưng Đức Tin đi, nhưng trong nhà thờ thôi nhé. Ra khỏi nhà thờ là không nói gì đến Đức Tin và không cần phải sống điều mình tuyên xưng nữa.

Hội Thánh, dưới luồng sáng rực rỡ của Chúa Thánh Thần, đã nhìn thấy mưu đồ ấy của thế gian, đã luôn nhắc nhở con cái mình tỉnh thức và vững vàng trong niềm tin và niềm hy vọng của mình. Giáo huấn Xã Hội Công giáo dạy rằng “Hội Thánh là bí tích của niềm hy vọng huy hoàng nhất”, thì người Công giáo hiểu rằng không có một lời hứa nào, một hy vọng nào, một viễn cảnh nào có thể lôi kéo họ đi theo, và như thế cũng có nghĩa là sự chọn lựa tuyên xưng “Đức Tin của chúng ta, Đức Tin của Hội Thánh” là sự chọn lựa hoàn hảo nhất.

Thế nhưng, tuyên xưng Đức Tin nghĩa là gì? Rõ ràng tuyên xưng là nói lên, là la lớn lên, là tỏ cho mọi người thấy, như chị Chiara Lubich của phong trào Focolare diễn tả: “Chúng tôi muốn la lớn cho thế giới một lời: Thiên Chúa”.

Chúng ta hiểu rằng chị Chiara muốn nói đến lời Chúa truyền “ hãy đi rao giảng cho muôn dân”, nói cho thế gian về những kỳ công Thiên Chúa đã làm, đem ánh sáng Tin Mừng vào thế gian vốn rất tối tăm này. Và tuyên xưng còn là nỗ lực sống Tin Mừng, để những điều chúng ta làm trong cuộc đời phản ánh lời chúng ta tung hô.

Cha Nguyễn Thể Hiện, trong bài giảng Lễ xa quê cầu nguyện cho Công Lý Hoà Bình vừa qua, đã không ngừng nhắc lại Tông huấn “Người Kitô Hữu Giáo Dân” của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, trong đó có đoạn “giáo dân phải làm chứng về những giá trị của con người và Tin Mừng, là những giá trị có liên hệ mật thiết đến hoạt động chính trị, chẳng hạn như tự do và công lý, tình liên đới, sự tận tụy trung thành và vô vị lợi đối với thiện ích của mọi người, cách sống giản dị, tình thương ưu tiên dành cho người nghèo khổ và người bé mọn nhất.”

Đó là một khía cạnh của việc sống Đức Tin, và là điều mà Đức Thánh Cha gọi là “đem đạo vào đời’. Những khẩu hiệu rỗng tuếch mà thế gian đưa ra “Tốt đạo đẹp đời” chẳng có ý nghĩa gì so với lời giáo huấn của người Cha chung của chúng ta. Ngài đã chỉ rõ đem đạo vào đời là gì, và đâu là đòi hỏi của Tin Mừng xét trên bình diện xã hội.

Lời Đức Thánh Cha Benedictô XVI nói với người dân Đức quốc cũng là lời ngài nói với chúng ta, từng người, ở đây và bây giờ:

"Tôi khuyến khích Giáo Hội tại Đức theo đuổi con đường đức tin với một niềm tin vững vàng để dẫn đưa mọi người về với cội nguồn, về trọng tâm của Tin Mừng Chúa Kitô. Đây sẽ là những cộng đồng tín hữu nhỏ bé, và đã có những cộng đồng này hiện hữu, lòng nhiệt thành của họ đã lan rộng trong một xã hội đa dạng và làm cho những người khác phải tò mò tìm kiếm nguồn ánh sáng đã ban cho có được sự sống dồi dào."

Xin Chúa, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Đồng Công Cứu chuộc, cho chúng con sống Đức Tin nhiệt thành, và giúp mọi người tìm kiếm ánh sáng Chúa giữa thế gian nhiều bóng tối này.

Gioan Lê Quang Vinh, VRNs

 

Tác giả: Gioan Lê Quang Vinh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!