Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gioan Lê Quang Vinh
Bài Viết Của
Gioan Lê Quang Vinh
THÁNH LỄ TẠ ƠN MỪNG KIM CƯƠNG LINH MỤC VÀ THƯỢNG THỌ BÁCH NIÊN CHA CÔ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI SSS.
PHỎNG VẤN CHA VINHSƠN PHẠM TRUNG THÀNH DỊP LỄ KIM CƯƠNG CHA CỐ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI
NGÀY ĐẠI HỘI GIAO LƯU GIỚI TRẺ HẠT TÂY BẮC PHÚ THỌ
Nhớ Đức Cha Nicôla, vị Giám Mục kiên trung
ĐƯỜNG HỘI THÁNH ĐI LÀ ĐƯỜNG PHÓ THÁC
PHỎNG VẤN ĐỨC CHA AN-PHONG NGUYỄN HỮU LONG - TÂN GIÁM MỤC PHỤ TÁ GIÁO PHẬN HƯNG HOÁ
CON CÁI HỘI THÁNH GIỮA LÒNG THẾ GIỚI
CON CÁI MẸ TRÀ KIỆU
CHÚNG TA ĐÃ CÓ ĐỨC GIÁO HOÀNG
NHỮNG LÀN KHÓI ĐEN VÀ CHÚ CHIM CÂU
ĐỨC THÁNH CHA THOÁI VỊ, NHÌN TỪ HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO
VỀ SỰ THOÁI VỊ CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 32)
BỒ CÂU VÀ CON RẮN
THỦ DÂM CÓ TỘI HAY KHÔNG?
Chúa Yêsu, nhà Truyền thông vĩ đại nhất
ĐỀN THÁNH ĐỨC MẸ LỮ HÀNH TAM KỲ
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 31)
CHÚA ĐƯA CON ĐẾN DÒNG NƯỚC TRONG LÀNH
DƯỠNG PHỤ ĐẤNG CỨU THẾ
NIỀM HY VỌNG VÀ LÒNG BIẾT ƠN ĐẦU NĂM MỚI
TẢN MẠN VUI BUỒN CUỐI NĂM
“CÁC CON LÀ NHỮNG TẤM GƯƠNG CHO NGƯỜI LỚN”
NƠI GIÁNG SINH ĐI QUA
GIỚI TRẺ CÔNG GIÁO VÀ CÔNG LÝ HOÀ BÌNH
TỤC HOÁ VIỆC CẦU NGUYỆN ?
Giáo dân, nói chung đều tốt cả
Thái Hà, hạt giống hôm nay
NỖI BUỒN FACEBOOK
Đừng tự vất bỏ giá trị sâu xa
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 30)
HÃNH DIỆN TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 29)
Phúc Âm hoá, chạnh lòng thương, tìm công lý
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 28)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 27)
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 26)
HÀ NỘI KÝ SỰ 2: TRUYỀN THÔNG LÀ NHƯ THẾ!
HÀ NỘI KÝ SỰ 1: TÔI ĐÃ GẶP NGÀI
Sự Thật là một Quyền Năng
NGƯỜI LÀ VUA TRÊN HẾT CÁC VUA

 

Hội Thánh Việt Nam vừa mừng kính các Thánh Tử Đạo trên quê hương mình, gợi nhớ hình ảnh những vì vua tàn bạo đối với dân Chúa. Bước vào Mùa Vọng, trong các bài đọc trong Thánh Lễ, dân Chúa lại bắt gặp những ông vua dân ngoại, kể cả các vua Israel thời Cựu Ước với đầy dẫy những khiếm khuyết, và cả tội lỗi nữa. Trong bối cảnh ấy, Lễ Chúa Kytô là Vua của vũ trụ được mừng kính như một hình ảnh Đức Vua đích thực không chỉ của trần thế, không chỉ của vũ trụ hữu hình và hữu hạn này, mà hơn nữa, Người là Vua của vương quốc vô biên và muôn đời. Vậy đâu là hình ảnh đích thực của vì Vua vĩ đại ấy?

Khi ra trước toà án Philatô để tự nộp mình chịu xử án thay cho nhân loại khốn cùng, Đức Kytô Vua mang lấy thân phận bọt bèo “chẳng còn hình dạng người ta nữa”, nhưng có một điều không ai và không thế lực nào có thể phủ nhận, ấy là vương quyền vĩnh cửu của Người. Do đó, khi Philatô hỏi “Ông có phải là Vua không?” thì Người dịu dàng nhưng cương quyết xác nhận “Ông nói đúng, Ta là Vua”. Có rất nhiều khác biệt rõ nét giữa Vua Giêsu là các vị vua thế trần. Trong những bài viết trước đây về Đức Vua Giêsu, chúng ta đã góp phần chia sẻ về một vài nét đặc biệt của vương quyền Người. Nhưng con người sẽ còn phải ca ngợi đến muôn đời mà không bao giờ nói cho đủ về vương quyền ấy. Cách đây mười năm, chúng tôi lãnh nhận bí tích Hôn Phối; trong thiệp mời đám cưới, chúng tôi viết: Thánh Lễ Hôn Phối sẽ được cử hành tại thánh đường Mai Khôi, Sàigòn, ngày Chúa Nhật Lễ Kính Đức Giêsu Kytô Vua Vũ Trụ, 21 tháng 11 năm 1999. Lúc bấy giờ có vài người không Công giáo khi nhận thiệp cứ ngạc nhiên thắc mắc vì lần đầu tiên họ nghe nói Chúa Giêsu là Vua, lại là Vua vũ trụ. Có ông vua nào ở trần gian này, dù là đại đế, dám xưng mình là vua của vũ trụ đâu? Nhưng câu trả lời thì đã có sẵn.

Trước hết, Đức Giêsu là Vua của mọi con người qua mọi thời đại, là vua của muôn loài trong vũ trụ và là Vua của cả vũ trụ mà chính nhờ Người, Cha của Người đã tạo thành. Tất cả mọi loài là của Người, do đó vương quyền Người là vương quyền tuyệt đối. Các ông vua khác thường nói “giang sơn của trẫm”, nhưng làm gì có chuyện đó. Các triều đại, các thể chế cứ nói đất đai của người này, rừng biển của người nọ, do công người này giành lại, do sức người kia giữ… Tất cả chỉ là những suy nghĩ nông cạn và diễn đạt ở một chừng mực rất hạn hẹp. Mọi vua chúa và mọi thể chế chỉ là những người quản gia cho Đấng Tạo Thành, và do đó, chính họ cũng phải thần phục Đức Vua thật của mọi của cải họ được giao quản lý. Đức Kytô được Chúa Cha, là Cha quyền năng tự bản tính, trao phó tất cả cho Người, để “nhờ Người, với Người và trong Người mà mọi lời chúc tụng và vinh quang đều qui về Chúa là Cha toàn năng đến muôn thuở muôn đời”.

Đức Giêsu là Vua muôn đời. Khi vua Minh Mạng ra chiếu chỉ cấm Đạo thì Tả quân Lê văn Duyệt là Tổng trấn Gia định thành đã tấu trình với nhà vua đại ý rằng mọi vương triều đã qua đi, chỉ có Giáo Hội Đức Kytô còn trường tồn. Tả quân mơ hồ nhìn thấy vương quyền của Chúa Kytô siêu việt trên mọi quyền bính. Ông đã đúng. Ngày Đức Kytô giáng trần, các vua chúa phải tìm đến suy tôn vì họ hiểu chỉ có Người mới cai trị vĩnh viễn. Ngày Người về Trời sau cuộc khổ nạn và Phục Sinh, vương quyền của Người được xác nhận và được bảo đảm, không phải bằng văn bản có thể biến mất, mà bằng văn bản ghi vào bầu trời, vũ trụ bao la, ghi vào giao ước của triều đình Thiên quốc cho đến muôn đời và được đóng ấn của chính Thiên Chúa Cha là Cha của Người.

Đức Giêsu là Vua của các tâm hồn. Vua chúa trần gian dù là uy quyền cũng chỉ cai trị thân xác con người hữu hình và hữu hạn. Không ông vua nào có quyền trên tâm hồn, tình cảm và lý trí con người. Nói cách khác, các vương quyền trần thế dù thừa nhận hay chối bỏ sự hiện hữu của linh hồn thì cũng không làm gì được để chạm đến phần tâm linh cao quí ấy. Các thể chế có thể chế ngự con người và tài sản của họ chứ tuyệt nhiên không thể chiếm cứ phần tâm linh. Cho nên việc đòi hỏi phải yêu kính vua này chủ kia là vô lý. Chỉ có Đức Kytô Vua mới đòi hỏi người ta yêu mến mình. Và việc yêu mến Vua Kytô là việc đương nhiên. Nếu chỉ xét đơn thuần về lý lẽ con người, không ai là không yêu cái đẹp, điều chân thật và điều tốt lành. Đức Kytô là Đường, là Sự Thật và là chính sự sống. Chỉ có tử thần và đầu mục của nó, hoặc ai không biết, mới không yêu Sự Sống muôn đời mà thôi.

Đức Kytô là Vua của muôn vì vua chúa, uy quyền vượt lên trên các vương quyền đến vô cùng. Hạnh phúc của chúng ta là được cai quản bởi một Đức Vua của Tình Yêu và quyền năng. Chúng ta còn hạnh phúc vì bên cạnh Đức Vua cao sang ấy còn có vị Nữ Vương là Mẹ của Người và là Mẹ chúng ta. Mừng Lễ Chúa Kytô Vua chính là đón chào niềm hy vọng ơn cứu độ trong Mùa Vọng đang đến. Phụng vụ Hội Thánh tuyệt vời biết bao khi mời gọi con cái chiêm ngắm những mầu nhiệm trong cái nhìn vừa thẳm sâu vừa gần gũi với cuộc sống mình. Chúng ta nhớ lại lời Đức Thánh Cha Benedicto XVI trong thông điệp Spe Salvi nhắc nhở rằng đức tin và niềm hy vọng là một. Lễ Chúa Kytô vua giúp chúng ta sống niềm trông cậy khi vững lòng tin vào vương quyền của Người, vương quyền vô biên và vô tận.

Lạy Mẹ là Nữ Vương và là Mẹ của Đức Kytô Vua, xin Mẹ dạy chúng con bài công dân giáo dục dành cho công dân của Nước Chúa, một nước chỉ có yêu thương, công lý và sự thật. Nhờ đó, chúng con không ngừng hướng về Đấng chúng con tôn thờ và không bao giờ rời xa Người trong tâm hồn và trong cách sống của chúng con. Amen. 

Gioan Lê Quang Vinh

Tác giả: Gioan Lê Quang Vinh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!