Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Francis Assisi Lê Đình Bảng
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Francis Assisi Lê Đình Bảng

GIỮA BAO LA ĐẤT TRỜI
Có những lúc bốn bề ra trống vắng

Một mình tôi nơi gian cuối nhà thờ
Lõng trĩu buồn như cây lá ngủ trưa
Phơi phong với từng ngày đông, tháng giá

TỚI PHIÊN CHẦU LƯỢT NHỚ VỀ THÔNG CÔNG
Dù ai xuôi ngược đâu đâu,

Nhớ phiên chầu luợt, rủ nhau mà về.
Dù ai buôn bán trăm nghề,
Tới phiên chầu luợt, nhớ về thông công.

NGUYỆN CẦU
Lạy Chúa, lòng tôi như sáp bỏng

Chảy về đâu bến đục, bờ trong

Một nhành lau bỏ rơi, vương vãi

Một chiếc thuyền khuya khoắt ngược dòng

Chở những chiêm bao trôi dạt mãi

Nhọc nhằn thay con vạc, con nông

BÀI NGỢI CA CHÚA TRỜI (Cảm hứng từ kinh nguyện Magnificat)

Ngợi khen Chúa, linh hồn tôi hớn hở

Và reo vui, dâng của lễ đầu mùa

Này, búp xanh chồi. Này, nụ măng tơ

Của mưa móc đầm đìa ơn Cứu Rỗi

MẶT TRỜI Ở PHƯƠNG ĐÔNG
Em vẫn ở bên kia bờ Cựu Ước

Cùng Babel, tầng tháp cổ không lời?

Trông ráng chiều theo khói sóng duềnh khơi

Sao bão cát mù trời, bóng chim, tăm cá

LỜI DÂNG
Đây nhã nhạc mười phương về chầu chực

Ngợp đầy trời ơn phước rất bao la

Bởi tình yêu từ Thiên Chúa Ngôi Ba

Như thác lũ, như hừng đông bát ngát

CON VỀ XỨ MẸ MÙA HOA

Con về xứ đạo, vùng ven

Đồng bưng mấy xã, nước phèn quanh năm

Chờ trăng, trăng tỏ đêm rằm

Mỗi khuya khoắt, mỗi lặng thầm lời kinh

ME NHƯ TRĂNG Ở ĐẦU NGUỒN
Âm hưởng dân ca Quan Họ

Thơ Francis Assisi Lê Đình Bảng
Nhạc Ân Đức
...File kèm Attach file

PHẦN HỒN CỦA MỘT LỄ HỘI DÂNG HOA
Vâng, Tháng 5 dâng hoa Kính Đức Mẹ, từ lâu lắm rồi trong nề nếp sinh hoạt của hầu hết các nhà thờ – xứ đạo Việt Nam ta, đã là một trong những lễ và hội lớn, có bài bản, kinh văn. Nó vừa chuyên chở được một nội dung thiêng thánh, lại vừa thể hiện được khá nhiều màu sắc, nét vẻ, cung cách, khả dĩ thu hút đông đảo quần chúng. Đến để xem, để nghe và để sống chan hòa những khoảnh khắc đức tin – lòng đạo: Nguyện cầu bằng văn hóa nghệ thuật. Phải tài hoa, nho nhã và đạo hạnh lắm, cha ông ta mới cưu mang, sinh thành được cái nỗ lực sáng tạo vận dụng ấy từ nguồn mạch phụng vụ, đưa nó vào đời sống. Rõ ràng, Lễ hội Dâng hoa (LHDH) đã diễn ra trong một không gian – thời gian đậm đặc mùi đạo. Rõ ràng LHDH là cách cử hành nghi thức hiếu sinh thơm thảo nhất của những người con thuần thành dâng lên Mẹ hiền.

NỢ TRĂM NĂM BAO GIỜ TRẢ ĐƯỢC?
Alexandre de Rhodes (1591-1660) trước hết là một nhà truyền giáo đến từ phương Tây - có cái tên rất đỗi Việt Nam là Đắc Lộ - người mà xưa nay vẫn được vinh danh là “ông tổ khai sinh ra chữ Quốc ngữ”. Nhưng, bên cạnh hào quang ấy, vẫn là kẻ hàm oan, vì chính ông đã bị một bộ phận nào đó trong dư luận không đồng tình, gắt gao kết án là kẻ đi dưới bóng cờ thực dân của đoàn quân viễn chinh? Như thế, khác gì bảo, Quốc ngữ - đứa con tinh thần ông đã cưu mang và sinh thành - chỉ là công cụ của một ý đồ thực dân, xâm lược, không hơn không kém? Cứ lấy năm chào đời 1591 của Đắc Lộ làm dấu mốc thì đến nay, kỷ niệm sinh nhật lần thứ 432 của ông. Thời gian đằng đẵng ấy, như đã lùi xa dặm dài mấy trăm năm, còn hơn cả nỗi lo xa bất tri tam bách dư niên hậu.... của tác giả Truyện Kiều! Vâng, đúng thế, sao không để cho gió cuốn đi cho nó thoáng? Nghĩ lại, chạnh xót xa ngẫm ngợi, nếu biết ơn là thước đo phẩm hạnh của một con người tử tế, của một dân tộc có truyền thống hiếu đạo, thuỷ chung và văn minh thì không lý gì chúng ta lại hẹp lòng không hái được một bông hồng, thơm thảo làm quà tặng riêng ông, tạm coi như là chút gì để nhớ, để thương?...

TỪ KINH CẦU ĐỨC BÀ ĐẾN THÁNH MẪU THI KINH
Không còn nghi ngờ gì nữa. Kinh sách, ca vãn, nguyện ngắm về Đức Mẹ Maria, trên thực tế, đã là một trong những kho tàng đức tin và văn hoá rất đỗi phong phú, đa dạng, cả về ý nghĩa, nội dung lẫn hình thức diễn đạt. Kho tàng vô giá ấy khởi đi từ ngọn nguồn rất sâu là thông điệp truyền tin của sứ thần Gabriel, từ lời chào chúc của bà chị Đức Mẹ là thánh nữ Elizabeth, dẫn đến kinh Kính Mừng Ave Maria ta đọc thường ngày. Rồi từ bài tụng ca Magnificat tuyệt vời của Trinh Nữ Maria với lời “xin vâng”, mở ra một kỷ nguyên mới trong Tân Ước, cho đến toàn bộ những kinh nguyện sau này của Hội Thánh, như Sub Tuum Praesidium, Nativitae Mariae; Dormitione Mariae  và kinh Mân Côi... Đặc biệt, Kinh Cầu Đức Bà - một triều thiên chói ngời những tinh tú của Đức Mẹ - đã được chuẩn nhận và phổ biến rất sớm từ năm 1587. 

TÔI LÀM THƠ, NGHĨA LÀ TÔI CẦU NGUYỆN
Này, tôi đến và kêu xin cùng Chúa
Này, muôn kinh cầu nguyện, mỗi lời thơ
Giọt nồng nàn, từ khăn ấm, nhung tơ
Giọt băng giá, từ cơn đau, ruột thắt

NGÔN NGỮ NHÀ ĐẠO TRONG KINH VÃN MÙA CHAY Ở XỨ ĐÀNG TRONG
Trên các phương tiện truyền thông suốt những năm qua, chúng tôi đã nhiều lần nói tới mảng kinh văn của các giáo phận theo truyền thống Thừa Sai hoặc thuộc Dòng ĐaMinh ở Bắc bộ: Hà Nội, Phát Diệm, Hải Phòng, Bùi Chu, Bắc Ninh, Thái Bình. Nay, nhân mùa Chay – mùa Thương Khó yên ả, thư nhàn, xin mời bạn đọc cùng chúng tôi bơi thuyền qua sông Gianh, xuyên suốt rẻo đất khúc ruột Trung bộ và ở lại cùng người phương Nam một chuyến xem sao. 

CHÚA NHẬT LỄ LÁ - NÉM ĐÁ - PHỤC SINH
 Từ Chúa Nhật lễ Lá đến Chúa Nhật Phục Sinh - thời gian tuy vắn vỏi chỉ diễn ra trong 7 ngày – nhưng lại được coi như đỉnh điểm của Phụng vụ, vì bước vào “tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu” được gọi là Tuần Thánh. Chúa Nhật Lễ Lá ở xứ đạo làng quê tôi thiêng liêng, đông vui, sầm uất lắm. Người người, nhà nhà, hàng xứ, hàng tổng cơm nắm cơm gói, lặn ngòi ngoi nước, bảo nhau về dự lễ. Có cả một “Festival-ngày hội lá dừa” rất đặc trưng, đáng ghi vào sử sách. Tôi nghĩ, rừng cây ôliu của Do Thái chẳng thấm vào đâu, làm sao sánh được với cây dừa bạt ngàn của Việt Nam tôi? 

Cây Cao Bóng Cả
Lời thơ: Đình Bảng

Lm Thái Nguyên
...File kèm Attach file

Nhà Sử học Công giáo Phêrô Vinh Sơn Phạm Đình Khiêm (1920-2013).
Cũng đúng hôm nay, 13.3.2023, giỗ 10 năm nhà Sử học Công giáo Phêrô Vinh Sơn Phạm Đình Khiêm (1920-2013). Thời gian cứ trôi đi miệt mài. Hỏi mấy ai còn nhớ?

NÓI CHUYỆN LÒNG ĐẠO DÂN GIAN MÙA CHAY
Dường như năm nào cũng vậy. Cứ sau mấy ngày đầu Xuân ăn Tết no nê, hỉ hả là y như phải hãm mình ép xác, rầu rĩ bước ngay vào Mùa Chay, khởi đầu là thứ Tư lễ Tro. Lại tiếp nối chuyện dài nhiều tập về ăn chay, giữ chay, kiêng thịt, dọn mình xưng tội, rước lễ, làm việc lành phúc đức, nhân mùa Phục Sinh, theo luật Hội thánh dạy. Cái lịch giữ đạo ăn chắc mặc bền này xem ra đã thâm căn cố đế, khó dời đổi.

KINH TRUYỀN TIN

Có những phút đầu tiên, thiêng liêng quá

Tưởng chừng như chuyện cổ tích, trong mơ

Trí và lòng đương ràng rịt dây tơ

Hoa lá cũng trầm tư, không tiếng động

ĐI TÌM THỜI GIAN ĐÃ MẤT - NGẮM MƯỜI LĂM SỰ THƯƠNG KHÓ ĐỨC CHÚA GIÊSU

"Của cải mẹ cha cho, có vậy

Để dành, khi con lớn, con khôn

Những câu kinh sách, phiên chầu lễ

Đã thấm vào da thịt, máu xương

Đã nên nhân đức, nên lòng đạo

Nuôi sống cả đời con, xác hồn”.

[1] 1 2 3 [3/3]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!