Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Francis Assisi Lê Đình Bảng
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Francis Assisi Lê Đình Bảng

BAO GIỜ CHO ĐẾN THÁNG MƯỜI
Tôi từ Phố Hiến xa xôi
Ruổi theo con nước, bãi bồi long đong
Hôm vô tới xứ Đàng Trong
Gặp em ở miệt Ba Giồng mới lên

TỪ KINH NHẬT MỘT “MAGNIFICAT” ĐẾN BÀI THƠ “LA VIERGE À MIDI”... VÀ...
Paul Claudel (1868-1955)... chẳng hiểu vì một động cơ huyền nhiệm nào? Sau khi dự thánh lễ ban sáng, đến chiều, trở lại nhà thờ Đức Bà Notre Dame Paris một lần nữa. Chàng nhớ rõ ràng: “Hôm nay, Thứ Bảy, ngày cuối tuần, kính Đức Mẹ. Vẫn một thói quen, có buổi hát kinh chiều trọng thể kính Đức Mẹ... Tôi vào nhà thờ, dừng lại nơi cột trụ có đặt tượng Đức Mẹ ẵm bồng Chúa Giêsu Hài Đồng, một tác phẩm điêu khắc tôn giáo có giá trị nghệ thuật từ thế kỷ XIV... Khi ca đoàn xướng kinh Magnificat, bỗng xảy ra một biến cố phi thường... Trong giây lát, lòng tôi xúc động khôn tả. Đôi mắt tinh thần của tôi mở ra và tôi đã tin. Ôi, những kẻ có đức tin phúc đức là dường nào! Tất cả trở thành sự thật: Thiên Chúa hiện hữu, Ngài đang có mặt nơi đây. Ngài là Đấng hằng sống. Ngài hiện hữu thật sự, như chính tôi hiện hữu. Ngài yêu thương tôi và kêu mời tôi đến với Ngài... Nước mắt tôi dàn dụa và tôi bật khóc nức nở... 

VĂN CÔI THÁNH NGUYỆT TÁN TỤNG THI CA.

Tác giả - Tác phẩm. Trên đây là tên nguyên thuỷ của bản “kinh vãn” - nghĩa là bản kinh biên soạn theo thể văn vần (thi ca) và để xướng ngâm theo cung giọng vãn ca - được các cộng đoàn dân Chúa thuộc tỉnh Dòng ĐaMinh - Hải Phòng, Bùi Chu (Nam Định), Thái Bình, Bắc Ninh - ngâm ngợi một cách có bài bản, thành thuộc và nhịp nhàng. Nghe phảng phất chút nào đấy cung giọng ngọt ngào của những bài dân ca Bắc bộ: Quan họ, hát chèo, ca trù. Đã thành một thói quen lành thánh, hằng năm cứ vào độ tháng10 dương lịch, có ai về các miền đạo sung túc và thuần thành này ở vùng đồng đất chân quê sông Hồng và sông Thái Bình mà xem. Người người, nhà nhà, thôn trên xóm dưới cứ là rộn ràng thi đua kiệucờ, trống chiêng, tập tành, ca vãn. Không chỉ ở những buổi kinh lễ, chầu tạ chung ở nhà thờ giáo xứ, nhà nguyện của các họ lẻ; mà còn ở ngay trong từng đoàn hội, trong các căn hộ gia đình. Hàng chục, hàng vài trăm người như một. Chẳng ai mà không xướng đọc lên vanh vách, như đã thuộc nằm lòng từ bao giờ những câu kinh bổng trầm, có lúc hân hoan, chộn rộn, có khi sầu muộn, bi thương, nhưng rất mực khoan thai, dịu dàng. “Vườn Rosa bao quanh trái đất Cảnh thiên nhiên thật rất diệu huyền Thử truy cùng cho đến căn nguyên Xem ai đã gây nên vậy tá...

...File kèm Attach file

MỘT CHÚT TÌNH CỎ HOA

Thơ: Lê Đình Bảng
 (Kính dâng Thánh Phanxico Assisi, Bổn mạng)

Như cỏ hát với bình minh, tôi hát
Ngày ra GIÊNG, bông đẫy hạt, man vàn
Cả đồng mùa xanh lục diệp, tràng giang
Và sông suối chảy, đập tràn, hoan hỷ

NHỮNG MÙA TRĂNG TUỔI MỌN
Mấy hôm nay, ảnh hưởng cơn bão Ophilia từ đâu ghé qua, nơi tỉnh lẻ tôi ở cứ sụt sùi, ướt át, lạnh tê, lạnh tái cả ngày. Mất hẳn cái phong vị vào Thu huê tình, lãng mạn của một thuở một thời ngất ngây trong cảm xúc bay bổng, khi ngồi trong lớp, giảng về Truyện Kiều cho học trò, những năm trước 1975 ở Sài gòn:

“người lên ngựa, kẻ chia bào

… rừng phong, Thu đã nhuốm màu quan san”.

Bập bềnh trên sông bao la... rằm trung thu, nhớ Lm - nhạc sĩ Phương Linh
Hôm mới rồi, kẻ viết bài này làm nhiệm vụ - thay cha mẹ nó bận đi làm ăn xa nhà – đón đứa cháu nội đang gửi học lớp chồi bán trú về. Trời Sài Gòn bỗng dưng mưa ào ào, ngập lụt cả sân trường. Ngồi chờ trong lớp, ngó quanh quất, thấy rặt những đồ chơi bằng gỗ, bằng nhựa, đủ kiểu dáng, đủ sắc màu, nom cứ như là chợ trời. Lại có cả súng đạn, gươm đao, xe tăng, hỏa tiễn, siêu nhân, người dơi, người máy nữa... Tìm mãi, chẳng thấy chút bóng dáng gì của thiên nhiên như núi sông, trăng nước, loài vật, cỏ cây, hoa lá, mùa màng. Thầm nghĩ, thế giới trẻ thơ bây giờ cũng đang bị cuốn vào nhịp sống tốc độ vô cảm của đô thị-công nghiệp hóa của người lớn rồi. Hèn chi đám học trò con nít dám đặt bút viết câu mở đầu bài luận văn rất ư là tỉnh bơ thế này "Nhà em có...nuôi...một...ông nội"!

TÔI SẼ LÀM MƯA HOA HỒNG
Trên đây là lời tâm nguyện thiết tha của một cô bé, để rồi sau đó trở thành một nữ tu trẻ dòng kín Cát Minh. Muốn là cơn mưa hoa hồng. Một linh mục truyền giáo phương xa. Một thầy phó tế. Một tiến sĩ hội thánh. Thậm chí muốn được sống những năm tháng cuối đời tại dòng kín Hà Nội xa xăm kia. Tôi muốn nhiều, thật nhiều, muốn tất cả .Đấy là tiếng nói khát yêu của con sơn ca líu lo bên lòng bạn tình Giêsu chí ái. Con chim ấy, trái tim ấy, giọng hót ấy, vòng nguyệt quế và chùm hào quang ấy chính là Thánh Nữ Tê rê sa Hài Đồng Giêsu (1873-1897), quê thành Lisieux, nước Pháp. Tôi mạn phép gọi Nàng là vì sao lẻ loi, hắt bóng lên bầu trời thế giới ở những ngày tháng vụt tàn của thế kỷ XIX.

TÔI CÓ LÀ CHI CŨNG NHỜ ƠN CHUÁ
Tạ ơn Chúa,đã cho tôi được sống
Hít thở no nê sinh khí đất trời
Và thấm nhuần ơn mưa móc sinh sôi
Trong gió lá của bốn mùa suối tưới

CÔNG GIÁO VIỆT NAM VÀ DI SẢN HÁN NÔM
 Xưa nay, người ta vẫn có định kiến - nếu không muốn nói là cường điệu - rằng Công giáo Việt Nam làm gì có Hán Nôm? Cũng vậy, là một tôn giáo của phương Tây, du nhập từ biên cương ngoại lai nào xa lắc xa lơ, Công giáo Việt Nam làm sao sở hữu được kho tàng sách vở, tư liệu viết bằng Hán Nôm? Thậm chí, có người còn kết án là Công giáo muốn tiêu diệt truyền thống văn hoá, khi khai sinh và cổ xuý phát triển chữ Quốc ngữ? Hoặc giả, có chăng, chỉ là những khái niệm vá víu, mơ hồ, vay mượn, cùng lắm, chỉ là vài ba quyển sách nghèo nàn về đạo, về giáo lý; đọc lên, thuần là kinh kệ, phép tắc, lễ nghi, tế tự của nhà thờ nhà thánh; do cha cố ghi chép bằng thứ Quốc ngữ thô mộc mới ra lò, còn phôi thai, hoặc đôi khi pha lẫn ít nhiều ngoại văn rất xa lạ (La Tinh, Bồ, Pháp), để sử dụng tạm thời trong việc hành đạo. Cụ thể, là Phép Giảng Tám Ngày, quyển sách Giáo lý Công giáo đầu tiên (1651) dành cho người Việt đặng vào đạo.(1) Sự thật không hề đơn giản và khô khốc đến thế đâu. Mà một khi đã nói về kinh kệ thì chẳng cứ gì Công giáo. Đạo nào cũng thế thôi, nghĩa là luôn sẵn có đấy một số ngôn ngữ thuộc về một phạm trù rất riêng, trong khuôn khổ kinh kệ. Mà kinh kệ thì thiên kinh vạn quyển, bát ngát mênh mông, kể sao cho xuể. Bởi thế, khi không, tại sao miệng đời có câu “Kinh nhà đạo, gạo nhà chùa.”Cứ lấy trường hợp của kinh sách nhà Phật ở nước ta làm thí dụ. Mấy ngàn năm vào Việt Nam rồi - thậm chí, đã được triều đại nhà Lý tôn làm quốc giáo - xin hỏi chứ, được bao nhiêu người con Phật miệng khấn tay vái mà lòng trí hiểu được ngọn ngành ý nghĩa thâm sâu của các kinh sách ghi chép bằng đủ thứ chữ: Phạn, Pali, Tây Tạng, Hán, Mông Cổ, Mãn Châu, Khotaese, Nhật Bản, Triều Tiên...? Riêng bản thân kẻ viết bài này, đã nhiều phen có cảm giác rơi vào cái mê cung mịt mù không lối ra ấy. Thế thì, ba cái chữ nghĩa... lẻ tẻ La Tinh, Bồ hoặc Pháp ngữ tản mạn gặp thấy đó đây còn sót lại nơi các trang sách kinh của Công giáo Việt Nam có gì phải ca cẩm ầm ĩ cho lớn chuyện? Kinh sách ấy vẫn tồn tại, vẫn được lưu truyền và từng bước được cập nhật, trở thành “của nuôi linh hồn” bao thế hệ người bên đạo. Đặc biệt, kinh qua những thời buổi cấm cách, những cơn chinh chiến, gió bụi, những lúc khốn cùng, cô đơn, cô độc, tuyệt vọng, không biết cậy dựa vào đâu.

TẢN MẠN ĐÔI ĐIỀU
Hai phạm trù, hai lĩnh vực khác biệt. Một đàng quy hướng về cõi tinh thần, tâm linh và một đàng thiên trọng về đường mỹ cảm, nghệ thuật. Trên lý thuyết, một bản văn về đức tin hoặc văn học, tuy cùng sử dụng phương tiện diễn đạt, hình thức chuyển tải là ngôn ngữ văn tự, nhưng cả hai không hẳn đồng nhất về nội dung, mục đích. Thực tế trái lại. Dù Đông hay Tây, kim hay cổ, dường như hai phạm trù riêng rẽ này vẫn phải có nhau, cần đến nhau, nương tựa vào nhau, bổ sung bù đắp qua lại với nhau, như một quan hệ biện chứng. Bởi khi văn dĩ tải đạo và thi ngôn kỳ chí thì đạo mở lối chỉ đường cho thơ văn thấu cái minh triết, trụ cái bền vững, đạt cái thăng hoa miên viễn.

Mẹ La Vang, Mẹ Giáo Hội Việt Nam
Ngày nay không còn nghi ngờ gì nữa, nói đến La Vang là nói đến một sự gắn kết diệu kỳ giữa Đức Mẹ và một địa danh có thật (La Vang, Quảng Trị), ở vào một thời điểm có thật trong lịch sử (đời Cảnh Thịnh 1798) đã kinh qua, đã được cảm nghiệm, nhìn nhận và xác tín trong dòng thời gian trên 200 năm (1798-2000). Nói thế không có nghĩa là mối cơ duyên nghĩa tình giữa trời cao với đất thấp, giữa Đức Trinh Nữ Maria với tín hữu Việt Nam chỉ có và chỉ bắt đầu từ sự kiện Đức Mẹ hiện ra ở La Vang vào năm 1798, triều vua Cảnh Thịnh. ...File kèm Attach file

VỀ LAVANG, VỀ NHÀ MẸ TRĂM GIAN
Ơi, cái nắng của mùa Thu, tháng 8
Đã vàng hơn, hay không thể vàng hơn
Đưa nhau về, thầm hỏi Huế, sông Hương
Vẫn mải miết, một dòng xanh ngút ngát

MỘT CHÚT TÂM TÌNH CỎ HOA
Đã có một thời xa lắm, khoảng những năm 1947-1954, tuổi trẻ chúng tôi mê mẩn đọc những sách truyện dịch nhiều chương hồi, như Tam Quốc, Thủy Hử, Sử Ký Tư Mã Thiên.v.v… Trở về với khung cảnh xứ đạo – làng quê thì lại sẵn có một thứ văn học rất đặc thù là kinh sách, ca vãn, tuồng truyện. Nhà nhà, người người cứ là ra rả ngâm ngợi hoặc vùi đầu vào Sấm Truyền Cũ và Hạnh Các Thánh. Sách in đẹp, chữ lớn, lại có nhiều tranh ảnh minh họa. Vừa đọc vừa mân mê, nương ghé từng trang giấy mỏng tanh còn thơm mùi lá trầm, hoa sứ, ai đánh dấu sẵn trong ấy. Lại cũng có một thời chưa xa lắm (1955-1970) – khi chiến tranh rình rập ngay trước cửa nhà mình – ai nấy đọc Hồn Bướm Mơ Tiên, Tiêu Sơn Tráng Sĩ, Bướm Trắng, Gió Đầu Mùa, Nắng Trong Vườn của Tự Lực Văn Đoàn. Hít thở một làn gió mới từ văn học Tây phương. Thế rồi giặc giã đao binh cường tập, sống nay chết mai, học hành, cơm áo bấp bênh. Truyện võ hiệp kỳ tình của Kim Dung được dịp du nhập ồ ạt. Đi đến đâu, gặp người nào cũng thấy ăn, nói, viết và cả triết lý sặc mùi “luyện chưởng”. Trong bối cảnh nhập nhằng sáng tối ấy, đỏ con mắt mà chẳng tìm đâu ra bóng dáng những tập truyện Công giáo. Có chăng, là nghe thiên hạ kể về Một Linh Hồn (1940) của Thụy An; Chân Trời Cũ (1941) của Hồ Dzếnh; Những Ngày Đẫm Máu (1953) của Phương Khanh; Đời Anh (1959) của Võ Thanh; Trái Cam Máu (1959) của Nguyễn Duy Tôn và Xóm Giáo (1965) của Hà Châu. Mỗi nhà văn, mỗi tác phẩm chợt ẩn chợt hiện, lẻ loi, hoa trôi bèo dạt.

Trường ca TỰ TÌNH KHÚC
Con vào nhà Đức Chúa Trời
Nhớ, quên. Còn, mất. Đã rơi rụng nhiều
Xét mình, còn chẳng bao nhiêu
Để làm lưng vốn mang theo, sống đời

Ở MỘT MIỀN QUÊ KHÁC
Có loài hoa nào lạ đời, xuyên tuyết

Như kẻ tha hương, chạnh nhớ, thèm về

Cái ổ rơm, bờ duối dại, đường đê

Và hết thảy những gì đang tàn lụi

GIỮA BAO LA ĐẤT TRỜI
Có những lúc bốn bề ra trống vắng

Một mình tôi nơi gian cuối nhà thờ
Lõng trĩu buồn như cây lá ngủ trưa
Phơi phong với từng ngày đông, tháng giá

TỚI PHIÊN CHẦU LƯỢT NHỚ VỀ THÔNG CÔNG
Dù ai xuôi ngược đâu đâu,

Nhớ phiên chầu luợt, rủ nhau mà về.
Dù ai buôn bán trăm nghề,
Tới phiên chầu luợt, nhớ về thông công.

NGUYỆN CẦU
Lạy Chúa, lòng tôi như sáp bỏng

Chảy về đâu bến đục, bờ trong

Một nhành lau bỏ rơi, vương vãi

Một chiếc thuyền khuya khoắt ngược dòng

Chở những chiêm bao trôi dạt mãi

Nhọc nhằn thay con vạc, con nông

BÀI NGỢI CA CHÚA TRỜI (Cảm hứng từ kinh nguyện Magnificat)

Ngợi khen Chúa, linh hồn tôi hớn hở

Và reo vui, dâng của lễ đầu mùa

Này, búp xanh chồi. Này, nụ măng tơ

Của mưa móc đầm đìa ơn Cứu Rỗi

MẶT TRỜI Ở PHƯƠNG ĐÔNG
Em vẫn ở bên kia bờ Cựu Ước

Cùng Babel, tầng tháp cổ không lời?

Trông ráng chiều theo khói sóng duềnh khơi

Sao bão cát mù trời, bóng chim, tăm cá

[1] 1 2 3 [2/3]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!