Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Nguyễn Thành Long
Tủ Sách CGVN

Văn Kiện Vatican 2

Lectio divina

Suy Niệm & Cầu Nguyện

Học Hỏi Kinh Thánh

Lớp KT Sr Cảnh Tuyết

Nova Vulgata

Sách Bài Đọc UBPT

LỜI CHÚA LÀ ÁNH SÁNG

GH. Đồng Trách Nhiệm

TAN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Video Giảng Lời Chúa

Giáo Huấn Xã Hội CG

Tuần Tin HĐGMVN

Vụn Vặt Suy Tư

Giáo Sĩ Việt Nam

ThăngTiến GiáoDân

Bản Tin Công Giáo VN.

Chứng Nhân Chúa Kitô

Thánh Vịnh Đáp Ca

ThánhVịnhĐápCa (NgọcCẩn)

Phúc Âm Nhật Ký

Tin Vui Thời Điểm

Tin Tức & Sự Kiện

Văn Hóa Xã Hội

Thi Ca Công Giáo

Tâm Lý Giáo Dục

Mục Vụ Gia Đình

Tư Liệu Giáo Hội

Câu Chuyện Thầy Lang

Slideshow-Audio-Video

Chuyện Phiếm Gã Siêu

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Bài Viết Của Lm. Nguyễn Thành Long

Thiên Chúa - Người Cha “Number One”
Một trong những dụ ngôn tiêu biểu cho lòng thương xót của Thiên Chúa đối với tội nhân là dụ ngôn mà nhiều người vẫn quen gọi là dụ ngôn Người Con Hoang Đàng. Thực sự tên gọi của nó đúng hơn phải là dụ ngôn Người Cha Nhận Hậu. Vì trọng tâm của dụ ngôn nhấn mạnh đến thái độtấm lòng của người cha đối với người con, hơn là của người con đối với cha mình. Thánh Luca muốn hướng ống kính vào nhân vật người cha và những hành động của ông dành cho con mình, hơn là vào người con và những nỗ lực trở về của anh.

Sám Hối Ăn Năn - Một Đòi Hỏi Cấp Bách
 Trên bình diện quốc gia, dân tộc, sám hối là yếu tố góp phần mang lại sự thăng tiến cho đất nước. Trong một bài chia sẻ tại giáo xứ Thái Hà, Đức Cha Phó Chủ Tịch HĐGMVN đã khẳng định : “Một chế độ chính trị không biết nhìn nhận sai lầm của mình thì không thể đưa đất nước lên bước thăng tiến cao hơn”. Trên bình diện cá nhân, sám hối là một tiến trình thanh luyện nhắm hoàn thiện mình. Nhưng tại sao lại phải sám hối ? Phải chăng chỉ những ai đã gây tội ác, đã phạm pháp và đang bị ngồi tù,… họ mới cần sám hối ăn năn ?

KIỂM THẢO CUỐI NĂM TRƯỚC THÁNH THỂ CHÚA

VÂNG PHỤC LÀ CHẾT CHO Ý RIÊNG
 Đức cố Hồng Y Fx. Nguyễn văn Thuận trong “Đường Hy Vọng” đã viết : “Nếu khiết tịnh là chết cho nhục dục, thì vâng phục là chết cho ý riêng”. Quả đúng như vậy. Vâng phục là chết cho ý riêng. Cảm nghiệm này cũng rất đúng với tinh thần của bài Tin mừng hôm nay. Trước lời đề nghị của Chúa Giêsu : “Hãy chèo ra chổ nước sâu thả lưới bắt cá”, thánh Phêrô đại diện cho các Tông đồ đã nói lên lời thưa xin vâng, lời chấp nhận chết cho ý riêng mình không phải một lần mà có lẽ trong thâm tâm ngài đã phải lặp lại đến ba lần.

Tiêu cực & Gian dối : Đâu là nguyên nhân của mọi nguyên nhân ?
Chẳng phải chính phủ các nước Tây Phương tài ba gì hơn đâu, cũng chẳng phải họ có 3 đầu 6 tay trong việc quản lí đâu. Điều mà họ hơn, đó là họ có vị thần hỗ trợ đắc lực là thần lương tâm. Cứ mỗi người dân đều có một vị thần lương tâm giám sát, nên đất nước của họ ít tiêu cực, ít gian dối, lừa gạt… Tất nhiên đây là lương tâm Kitô giáo đúng nghĩa. Có lương tâm Kitô giáo chân chính ngay thẳng thì người ta sẽ bớt làm những việc sai trái gian dối tiêu cực… và giả như vì yếu đuối mà làm thì ngay lập tức họ bị toà án lương tâm xét xử ngay, chứ chưa đợi đến toà àn hình sự, toà án đời.

HÀNH TRÌNH “ĐÔNG DU” CỦA CÁC ĐẠO SĨ
 Như vậy, rõ ràng hành trình của các đạo sĩ không chỉ là hành trình của lý trí khám phá, của con tim khao khát, mà còn là hành trình của đức tin soi dẫn. Vì nếu không có đức tin soi dẫn thì có lẽ họ đã lạc lối, và bỏ cuộc khi gặp thử thách. Nếu không có đức tin mách bảo thì có lẽ họ đã không nhận ra một trẻ thơ nghèo hèn là một bậc Đế Vương, là một vị Cứu Chúa. Và nếu không có đức tin soi sáng, chắc chắn họ không dại gì phải sụp lạy trước một hài nhi bé bỏng yếu ớt, càng không dại gì phải uổng phí những lễ vật quí báu của mình, nếu họ không tin nhận đó là Vị Cứu Tinh của họ. Theo ngôn ngữ Thánh Kinh, từ ngữ “sụp lạy” ám chỉ một sự qui phục chỉ dành cho Thiên Chúa.

“Văn hoá thăm viếng” trong hành trình yêu thương phục vụ của Mẹ
Ngày nay, thời đại của nền văn minh fastfood và “mì ăn liền”, con người không còn nhiều thời gian cho nhau. Có chăng người ta chỉ thăm nhau hay đến với nhau có tính cách xã giao, hời hợt. Ngay trong cùng một gia đình, người ta cũng không còn thời gian để hiện diện, để lắng nghe, để chia sẻ với nhau những tâm tư thầm kín, nói chi đến người ngoài. Giữa cuộc sống bộn bề lo toan, vất vả nhọc nhằn, biết cho nhau sự hiện diện là điều rất quý. Hiện diện bên cạnh một bệnh nhân để lắng nghe họ tâm sự cũng là góp phần chữa lành họ. Có mặt bên cạnh một một gia đình đang gặp chuyện bất hoà bất thuận để chia sẻ nỗi niềm của họ cũng là góp phần hàn gắn gia đình họ trước nguy cơ rạn vỡ. Dĩ nhiên để làm được điều đó cần có thời gian để “ở lại”.

LINH MỤC LÀ NGƯỜI CỦA MỌI NGƯỜI
Người ta chủ động tấn công, linh mục chống đỡ vất vả lắm đấy. Không ai được phép sở hữu linh mục và linh mục cũng không được quyền chiếm hữu ai. Linh mục có quyền yêu hết mọi người, nhưng không được giữ lại riêng ai; được phép bắt tay mọi người nhưng không được phép giữ lại đôi tay của ai. Chiếm giữ ai hay giữ lại ai là có chuyện, chuyện to nữa là khác.

Linh Mục – Người Nối Kết với Cộng Đoàn
Để có thể kết nối với các “máy con” là mọi thành phần trong cộng đoàn dân Chúa cách có hiệu quả và vững bền hơn, người linh mục cần có “bộ xử lý” và “đường dẫn” tốt để khỏi bị “kẹt mạng”. Tương quan kết nối giữa linh mục với cộng đoàn dân Chúa cũng phải không ngừng được “nâng cấp” thường xuyên cho phù hợp với tiến bộ khoa học và sự phát triển nhanh chóng của thời đại thông tin cũng như sự phát triển dân trí.

Ra đường không phạm luật mới là chuyện lạ !
Đây là một sự thật phũ phàng tại Việt Nam. Quả thế, tại Việt Nam nếu ai nói rằng tôi không hề phạm luật giao thông thì đó là người nói phét. Ngay cả người nước ngoài khi qua Việt Nam cũng vi phạm luật giao thông thường xuyên. Chắc hẳn không phải là do “văn hoá giao thông” của họ kém đâu, mà là do những yếu tố khách quan khác khiến cho nguời ta phạm luật.

Linh Mục – Người Nối Kết với Anh Em Linh Mục
Qua bí tích Truyền Chức, các linh mục được liên kết với nhau một cách huyền diệu. Các ngài trở nên anh em với nhau trong cùng một lý tưởng, cùng một chí hướng. Tập tục của Phụng vụ : sau Giám mục là các linh mục lần lượt lên đặt tay trên tân linh mục, nói lên sự đón nhận nhau và hiệp thông huynh đệ rõ rệt nhất. Để sống tốt tương quan giữa các linh mục với nhau, người linh mục cần có tinh thần nào ? Thiết tưởng cần có tinh thần đối thoại và lòng bác ái yêu thương.

LINH MỤC - NGƯỜI KẾT NỐI VỚI GIÁM MỤC
Vâng phục luôn là một thách đố đối với các linh mục, vì các ngài cũng là con người mang cái tôi ích kỷ hẹp hòi, thích làm theo ý riêng mình hơn là làm theo ý người khác. Bởi đó để sống đức vâng phục trong tinh thần tín thác, các ngài phải chấp nhận chết đi cho ý riêng của mình, chấp nhận trở nên nhỏ bé để thánh ý Chúa được lớn lên. Đức Hồng Y Fx Nguyễn Văn Thuận trong cuốn “Đường Hy Vọng”, đã nói : “Khiết tịnh là chết cho nhục dục, vâng phục là chết cho ý riêng”.

CÁC THÁNH TỬ ĐẠO - CHỨNG NHÂN CỦA BA NHÂN ĐỨC ĐỐI THẦN
Có người nói rằng làm thánh tông đồ, thánh hiển tu, thánh giáo hoàng, giám mục, thánh đồng trinh… thì khó, chứ còn làm thánh tử đạo thì dễ. Vì chỉ cần chấp nhận để cho người ta chém một cái là bay vèo lên đài vinh quang dành cho các thánh tử đạo. Sự thật có dễ như thế không ?

LINH MỤC - NGƯỜI KẾT NỐI VỚI TRỜI CAO
Để có thể hòa mạng được với đời, linh mục phải nối mạng với trời cao, phải kết nối với “máy chủ” là Đức Kitô. Kết nối qua đời sống cầu nguyện và qua đời sống độc thân khiết tịnh. Đây là tương quan kết nối chiều cao, tương quan nền tảng của mọi tương quan kết nối khác. Thiếu chiều kích tương quan này, mọi tương quan khác sẽ mất gốc và mất sức sống tự căn.

XIN ĐƯỢC LÀM THÁNH VÔ DANH
Có lẽ trong suốt cả năm Phụng vụ không có thời điểm nào mà mầu nhiệm hiệp thông được Giáo Hội đề cao một cách sống động khác thường như là thời gian đầu tháng 11 này. Ngày hôm nay, Giáo hội hướng chúng ta về các thánh, tức là Giáo Hội chiến thắng. Ngày mai Giáo Hội hướng chúng ta về các đẳng linh hồn, tức là Giáo Hội đang thanh luyện. Hướng nhìn như thế để cho chúng ta, những người đang sống trong Giáo hội tại thế, tức là Giáo Hội chiến đấu, biết tìm cho mình một hướng đi, để mai sau chúng ta cũng đạt được vinh quang như các thánh mà chúng ta mừng kính hôm nay.

Mù có phải là bất hạnh không ?
Tuy nhiên, giữa người mù và người sáng, chưa chắc ai bất hạnh hơn ai. Có khi vì mắt sáng tỏ, nên người ta bất hạnh hơn là bị mù loà. Này nha, trong các vụ án trộm cắp, lường gạt, đâm chém, hiếp đáp, ngoại tình,…, bạn có thấy thủ phạm nào là người mù không, ngoại trừ những người sáng mắt ? Trong số những dân chơi cuồng quay nơi các vũ trường ngập ngụa ma tuý, thuốc lắc, bạn có bắt gặp bóng dáng người khiếm thị nào bên cạnh những người mắt sáng ở đó chăng ? Trước vành móng ngựa xét xử các quan tham vô lại, có lẽ bạn cũng khó mà tìm được một bị cáo nào là kẻ mù loà ở đấy; có chăng chỉ toàn là những người cả hai mắt đều tỏ đều tường. Và nếu bạn cất công thắp đuốc đi tìm các tù nhân là người mù trong các trại giam, chắc chắn bạn sẽ thất vọng vì nơi đó chỉ thấy toàn những người có đủ cả hai mắt. Vậy thì ai “bất hạnh” hơn ai ?

TRUYỀN GIÁO : AI CŨNG CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC
Truyền giáo là ơn gọi, là trách nhiệm gắn liền với mọi người Kitô hữu. Bao lâu còn là Kitô hữu thì bấy lâu còn phải loan báo Tin mừng. Có thể chúng ta không có khả năng lôi kéo, thuyết phục để cho người khác theo đạo, nhưng loan báo Tin mừng bằng chứng tá đời sống thì ai ai cũng có thể làm được. Vậy chứng tá cụ thể đó là gì ?

CÁCH THỨC “CHỐNG” BÃO : NHÌN NGƯỜI NGHĨ ĐẾN TA !
Cơn bão Melor đổ bộ vào nước Nhật với cường độ gió còn lớn hơn cơn bão Kétsana nhiều, nhưng xem ra người dân Nhật chỉ việc đóng cửa ngồi trong nhà và rung đùi uống trà đạo. Họ không lo vất vả chằng chống nhà cửa, cũng không lo hụt hơi vắt chân lên cổ mà chạy như ở nước mình. Vì sao vậy ? Đơn giản vì các cơ sở vật chất và các công trình dân sự của họ vững chắc. Cứ xem chất lượng các thiết bị hàng điện máy “Made in Japan” sẽ hình dung được chất lượng hạ tầng cơ sở của họ như thế nào.

TẠI SAO PHẢI CỨ MÌ TÔM MUÔN NĂM !
Nhìn đồ cứu trợ thiên tai ở các nước Âu Mỹ : toàn lương khô, đồ hộp có giá trị, mà thương đồng bào của ta. Cũng là con người, cũng bị thiên tai hành hạ, thậm chí là nặng nề thê thảm hơn, nhưng khi được cứu đói thì thấy đa phần chỉ là mì tôm, có khi mì còn quá đát nữa.  Xin đừng để đồng bào vùng thiên tai bão lụt phải ngậm ngùi chấp nhận sống chung với lời tuyên ngôn : “Mì tôm vạn tuế, mì tôm muôn năm !” Cũng xin đừng để thực trạng này tiếp tục xảy ra : sau khi cơn bão lụt đi qua thì cơn “bão bụng” lại nổi lên hành hạ, chỉ vì ăn mì tôm quá nhiều !!!

Thiên Thần Bản Mệnh – Người Bạn Thân Thiết
Thiên Chúa đặc biệt loan báo cho con người sự có mặt của một đạo binh mà Người gửi xuống để gìn giữ loài người chúng ta : "Này Ta sẽ sai Thiên thần Ta đi trước mặt ngươi và gìn giữ ngươi khi đi đàng, dẫn đưa ngươi đến nơi Ta dọn sẵn cho ngươi" (Xh 23,20). Trong Tân Ước, chính Chúa Giêsu đã được các thiên thần phục vụ, sau khi Ngài chịu ma quỉ cám dỗ trong hoang địa, khi đã hoàn toàn chiến thắng Satan. Ngài còn khẳng định với Nathanael : “Ngươi sẽ thấy trời mở ra và các Thiên thần của Thiên Chúa lên xuống trên Con Người” (Ga 1, 51).

[1] 1 2 3 4 5 6 7 8 [7/8]

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!