Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Nguyễn Thành Long
Bài Viết Của
Lm. Nguyễn Thành Long
ĐỐ VUI NĂM MẬU TUẤT – 2018
ĐƯỜNG GIÊSU – ĐƯỜNG VỀ NHÀ CHA
MẸ FATIMA - MẸ CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
Một Đức Kitô “rất Chúa” và cũng “rất người”
Thánh sử Mathêu - 21.9 - BỨC TRANH ĐỔI ĐỜI TUYỆT ĐẸP
Lễ thánh Monica: BÀ MẸ CÔNG GIÁO ANH HÙNG
TIỆC LY - BỮA TIỆC CỨU ĐỘ (Thứ Năm Tuần Thánh)
TRI ÂN NGƯỜI CỨU MẠNG
MÙNG 2 TẾT - MẮC NỢ MẸ CHA
MỒNG MỘT TẾT - XUÂN TẠ ƠN VÀ CẦU BÌNH AN
Đấu nào ta đang đong cho Chúa và cho tha nhân?
Tôi đang làm chứng hay phản chứng về đạo?
Lần Chuỗi Mân Côi – một việc đạo đức đang bị giới trẻ “xếp xó”
Nước Thiên Chúa – Nước vĩnh hằng
‘MÃN TANG’ HỒNG ÂN LINH MỤC (Bài chia sẻ dịp Tạ Ơn 3 năm Linh Mục - Khóa 9, Gp. Phan Thiết)
Thứ Sáu Tuần Thánh - Suy tôn Thánh Giá và hôn chân Chúa
Lễ kính Thánh Giuse “THÁNH GIUSE GỒM NO MỌI NHÂN ĐỨC”
LÀM MỚI ĐỀN THỜ TÂM HỒN
LỜI CẦU XIN ĐẸP LÒNG CHÚA
LO LẮNG THÁI QÚA LÀ THIẾU LÒNG TIN
ĐỨC KITÔ - VỊ LƯƠNG Y THỨ THIỆT
Ý nghĩa của biến cố Chúa chịu Phép Rửa
Đến với Chúa nhờ Ánh Sáng Trời Cao soi dẫn
Virus hủy hoại Gia Đình - Tế Bào của Xã Hội
CỦA LỄ DÂNG CHÚA HÀI NHI
XIN ĐƯỢC PHỤNG SỰ VUA GIÊSU
CÁC LINH HỒN NƠI LUYỆN NGỤC ĐANG CẦN NHỮNG THỨ GÌ?
DU LỊCH TƯỞNG NHỚ
Liệu ta có bị ai thế chỗ trong Nước Trời?
NICKNAME CỦA CHÚA GIÊSU
BÀI HỌC THIẾT THỰC TỪ THẦY GIÊSU
QUÊ HƯƠNG CHÚNG TA Ở TRÊN TRỜI
LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA ĐỨC KITÔ PHỤC SINH
PHỤC SINH – BIẾN CỐ VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU
Hành trình Thương khó của Chúa Giêsu
Nối kết với Chúa Giêsu là Nguồn ban Sự Sống
Yêu thương thù địch - điều không dễ chút nào
CUỘC CÁCH MẠNG VỀ LỀ LUẬT
50 CÂU ĐỐ VUI NĂM CON NGỰA (GIÁP NGỌ)
Ý nghĩa của biến cố Chúa chịu Phép Rửa
CÁCH THỨC “CHỐNG” BÃO : NHÌN NGƯỜI NGHĨ ĐẾN TA !

Các đoạn bờ kè bị sạt lở trên đường Nguyễn Tất Thành cho thấy hoàn toàn không có lõi sắt bên trong

Cơn bão Melor đổ bộ vào nước Nhật với cường độ gió còn lớn hơn cơn bão Kétsana nhiều, nhưng xem ra người dân Nhật chỉ việc đóng cửa ngồi trong nhà và rung đùi uống trà đạo. Họ không lo vất vả chằng chống nhà cửa, cũng không lo hụt hơi vắt chân lên cổ mà chạy như ở nước mình. Vì sao vậy ? Đơn giản vì các cơ sở vật chất và các công trình dân sự của họ vững chắc. Cứ xem chất lượng các thiết bị hàng điện máy “Made in Japan” sẽ hình dung được chất lượng hạ tầng cơ sở của họ như thế nào.

Hoá ra cung cách phòng chống bão lụt thiên tai của họ khác xa với nước mình. Họ phòng chống bằng cách lo xa : xây dựng các cơ sở hạ tầng thật kiên cố và vững chãi. Và rồi chỉ khắc phục đôi chút khi bão tố đi qua. Còn mình phòng chống chủ yếu chỉ bằng cách thức “cổ truyền” : chằng chống, chống chằng. Chống bằng mấy bao cát trên mái tôn, mái ngói và chằng bằng mấy sợi dây không đủ trói bò. Báo hại một số người làm theo lời kêu gọi của chính quyền, leo lên chằng chống mái nhà ngay cả khi bão đang đến, nên bị bão hất văng xuống đất, chết oan uổng. Vả lại, đối với bão cấp 13, 14 thì phòng chống kiểu này chỉ là gãi ngứa.

Trụ điện được chôn mà không hề có móng!

Ấy vậy mà có cả một uỷ ban phòng chống bão cỡ bự : cấp trung ương. Rồi xuống cấp dưới thì tỉnh nào, huyện nào, xã nào, phường nào cũng có uỷ ban chỉ đạo phòng chống lụt bão. Nhưng sau cơn bão nào, hậu quả cũng để lại nặng nề. Sau cơn bão nào, người dân cũng phải oằn mình khắc phục thảm hoạ. Sau cơn bão nào, đồng bào khắp nơi cũng phải thắt lưng buộc bụng để quyên góp cứu trợ thiên tai. Tất cả chỉ vì cơ sở hạ tầng và các công trình dân sinh chất lượng quá kém.

Nhà dân thì sơ sài tạm bợ, ngay cả ở những khu vực nằm trong tầm ngắm thường xuyên của bão lụt. Có người bảo rằng giá mà nhà dân đều được xây dựng kiên cố như nhà của các bác cán bộ nhà nước, thì hậu quả của bão đâu đến nỗi thương đau như vừa qua !?

Các bờ kè, con lươn chắn sóng, bảo vệ các cung đường thì được xây cẩu thả bằng gạch, không một cọng sắt; gạch lót lề, bên dưới chỉ có cát với cát; còn trụ điện thì chôn lấp qua loa đại khái không móng trụ, không bêtông. Nên chẳng lạ gì, chỉ 1 đợt gió giật của cơn bão thổi qua, toàn bộ con lươn bị hất tung nằm ngổn ngang như vừa bị kẻ đào người bới, gạch con sâu bị lột phanh lên từng mảng, còn trụ điện thì nằm vật vã ngả nghiêng như đám trẻ con nhảy híp-hốp. Còn nữa, cây xanh ven biển thì trồng quá cạn nên bão đi qua tất cả chổng vó khoe bộ rễ của mình. Xây với dựng kiểu như thế này, sau bão còn nguyên mới lạ! Kinh phí đầu tư thì “trên trời”; chất lượng công trình thì “dưới đất”.  

 Xe đạp ngã chỏng chơ trên vỉa hè ở Nagoya

Bão qua rồi, thử hỏi được mấy công trình dân sự ở các vùng ven biển nước ta có chất lượng đủ bảo đảm để chống chọi với các cơn bão dữ. Đối với người Nhật, chất lượng luôn được đặt lên hàng đầu. Các toà nhà của họ có khả năng đứng vững trước các trận động đất, nên có bão cấp mấy cũng không ăn thua. Nhiều người ngạc nhiên khi thấy đất nước họ dường như vẫn bình an vô sự trước cơn cuồng phong Melor vừa qua. Có vẻ như phóng viên báo Thanhnien Online cố tìm cách ghi lại những hình ảnh mất mát (bên cạnh) nhưng không có. Chỉ vài ba người chết, dăm ba chục người bị thương, dăm ba chục ngôi nhà tốc mái, mấy trụ điện xiêu vẹo, mấy chiếc xe đạp …. bị ngã. Thế thôi !

Thiệt hại là rất thấp chỉ vì họ biết phòng chống thiên tai bằng chất lượng các công trình. Đất nước họ đã giàu, và thiên tai bão lụt cũng không làm cho họ bớt giàu đi chút nào. Sau bão, họ vẫn ung dung tự tại. Còn đồng bào Việt Nam chúng ta, thương quá đi thôi, vốn đã nghèo lại càng nghèo hơn sau mỗi cơn bão đi qua !!!

 Một nhóm công nhân dựng lại hàng rào do bão thổi ngã tại Wakayama, miền tây Nhật Bản

Mong sao cung cách phòng chống bão và tư duy phòng chống bão được cải thiện đôi chút để hằng năm đồng bào ta bớt phải chứng kiến những hình ảnh tang thương vì bão lụt hay những mảnh đời bất hạnh vì thiên tai ! Mong lắm thay !

Lm. Giuse Nguyễn Thành Long

(Josephlong2009@gmail.com)

Tác giả: Lm. Nguyễn Thành Long

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!