Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Nguyễn Thành Long
Bài Viết Của
Lm. Nguyễn Thành Long
ĐỐ VUI NĂM MẬU TUẤT – 2018
ĐƯỜNG GIÊSU – ĐƯỜNG VỀ NHÀ CHA
MẸ FATIMA - MẸ CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
Một Đức Kitô “rất Chúa” và cũng “rất người”
Thánh sử Mathêu - 21.9 - BỨC TRANH ĐỔI ĐỜI TUYỆT ĐẸP
Lễ thánh Monica: BÀ MẸ CÔNG GIÁO ANH HÙNG
TIỆC LY - BỮA TIỆC CỨU ĐỘ (Thứ Năm Tuần Thánh)
TRI ÂN NGƯỜI CỨU MẠNG
MÙNG 2 TẾT - MẮC NỢ MẸ CHA
MỒNG MỘT TẾT - XUÂN TẠ ƠN VÀ CẦU BÌNH AN
Đấu nào ta đang đong cho Chúa và cho tha nhân?
Tôi đang làm chứng hay phản chứng về đạo?
Lần Chuỗi Mân Côi – một việc đạo đức đang bị giới trẻ “xếp xó”
Nước Thiên Chúa – Nước vĩnh hằng
‘MÃN TANG’ HỒNG ÂN LINH MỤC (Bài chia sẻ dịp Tạ Ơn 3 năm Linh Mục - Khóa 9, Gp. Phan Thiết)
Thứ Sáu Tuần Thánh - Suy tôn Thánh Giá và hôn chân Chúa
Lễ kính Thánh Giuse “THÁNH GIUSE GỒM NO MỌI NHÂN ĐỨC”
LÀM MỚI ĐỀN THỜ TÂM HỒN
LỜI CẦU XIN ĐẸP LÒNG CHÚA
LO LẮNG THÁI QÚA LÀ THIẾU LÒNG TIN
ĐỨC KITÔ - VỊ LƯƠNG Y THỨ THIỆT
Ý nghĩa của biến cố Chúa chịu Phép Rửa
Đến với Chúa nhờ Ánh Sáng Trời Cao soi dẫn
Virus hủy hoại Gia Đình - Tế Bào của Xã Hội
CỦA LỄ DÂNG CHÚA HÀI NHI
XIN ĐƯỢC PHỤNG SỰ VUA GIÊSU
CÁC LINH HỒN NƠI LUYỆN NGỤC ĐANG CẦN NHỮNG THỨ GÌ?
DU LỊCH TƯỞNG NHỚ
Liệu ta có bị ai thế chỗ trong Nước Trời?
NICKNAME CỦA CHÚA GIÊSU
BÀI HỌC THIẾT THỰC TỪ THẦY GIÊSU
QUÊ HƯƠNG CHÚNG TA Ở TRÊN TRỜI
LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA ĐỨC KITÔ PHỤC SINH
PHỤC SINH – BIẾN CỐ VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU
Hành trình Thương khó của Chúa Giêsu
Nối kết với Chúa Giêsu là Nguồn ban Sự Sống
Yêu thương thù địch - điều không dễ chút nào
CUỘC CÁCH MẠNG VỀ LỀ LUẬT
50 CÂU ĐỐ VUI NĂM CON NGỰA (GIÁP NGỌ)
Ý nghĩa của biến cố Chúa chịu Phép Rửa
“VĂN HOÁ THĂM VIẾNG” TRONG HÀNH TRÌNH YÊU THƯƠNG PHỤC VỤ CỦA MẸ

Trong ngày sứ thần truyền tin, Mẹ đã mở rộng tâm hồn đón nhận Chúa Thánh Thần và tình yêu của Ngài. Chính niềm tin đã mở ngõ cho Chúa Thánh Thần đến trong lòng Mẹ. Kể từ đó, mọi hành vi, mọi cử chỉ của Mẹ đều được Mẹ thực hiện dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Hôm nay, việc Mẹ đến thăm người chị họ là bà Êlisabét cũng không nằm ngoài sự thúc đẩy và hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Và cũng qua đó, chúng ta được chiêm ngắm một mẫu gương sống Mùa Vọng thật tuyệt hảo : mẫu gương đón Chúa đến bằng tinh thần yêu thương phục vụ anh chị em mình. Trình thuật của thánh sử Luca cho chúng ta biết yêu thương phục vụ cụ thể ở đây là gì.

- Yêu thương phục vụ ở đây là thăm viếng người khác :

Vượt trên sự cách trở của địa lý và sự tính toán thường tình của con người, Mẹ Maria đã ra đi và ra đi một cách “vội vã” để thăm viếng người chị họ của mình đang mang thai trong lúc tuổi già. Lời nói “chỗi dậy, vội vã ra đi” cho thấy tâm hồn Mẹ Maria dạt dào niềm tin tưởng và vui tươi, vì Mẹ đang “có Chúa ở cùng”. Mẹ vui vì người chị họ được phúc làm mẹ trong tuổi già son sẻ. Bởi chưng đối với một phụ nữ Do Thái, một khi đã lập gia đình thì việc được làm mẹ - tức sinh con - là một diễm phúc lớn lao; ngược lại, son sẻ là một nỗi tủi nhục đớn đau vô ngần cho chính mình và cho cả
dòng họ. Với Mẹ Maria, chuyến thăm viếng lần này vừa là để chúc mừng chị họ, vừa là để chia sẻ với chị niềm vui mà chính Mẹ đang cưu mang, như lời chị họ Êlisabét nói : “Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa viếng thăm tôi ?” Mẹ đã mang niềm vui đến cho cả gia đình chị họ, cho Gioan Tẩy Giả còn trong bụng mẹ chờ ngày chào đời.

Người Kitô hữu được mời gọi phát huy nét văn hoá thăm viếng theo tinh thần của Mẹ, cũng là tinh thần của Kitô giáo. Chúng ta biết rằng thăm viếng nhau là một nét đẹp nghĩa tình của nền văn hoá Á đông. Thế nhưng, trong thời đại thông tin ngày nay, nét văn hoá ấy đang ngày càng mất đi. Người ta rất ít thăm viếng nhau (tương giao thể lý) chỉ vì không có thời gian. Có chăng chỉ tiếp xúc qua Email, điện thoại, thư tín... Và chính vì thường “xa mặt” nên người ta cũng rất dễ “cách lòng”. Yêu thương mà không bao giờ đến với nhau thì yêu thương kiểu chi ? Phục vụ mà không hề hiện diện thì phục vụ kiểu gì ? 

- Yêu thương phục vụ ở đây còn là dành thời gian để “ở lại” với người khác :

Không chỉ đơn thuần thăm viếng để chia sẻ niềm vui không thôi, Mẹ còn chấp nhận hy sinh thời giờ và công việc gia đình để ở lại với người chị họ, không phải một giờ hai giờ, một ngày hai ngày mà là suốt 3 tháng, tức là tròn một quý. Ở lại để giúp đỡ người chị họ đang mang thai và sinh con trong lúc tuổi già, và cũng có thể để học hỏi thêm kinh nghiệm cho riêng mình. Thế nhưng, điều quan trọng là Mẹ đã cho đi sự hiện diện trân quý của mình để đem lại niềm vui ngập tràn cho gia đình ông bà Giacaria. Còn niềm vui nào bằng khi được Mẹ Thiên Chúa viếng thăm và hiện diện? Bà Êlisabét đã nói lên niềm vui hân hoan đó : “Bởi đâu tôi được Mẹ Thiên Chúa viếng thăm tôi? Vì này tai tôi vừa nghe tiếng em chào thì hài nhi liền nhảy mừng trong lòng tôi”. Một niềm vui đầy ắp và tràn trào !

Ngày nay, thời đại của nền văn minh fastfood và “mì ăn liền”, con người không còn nhiều thời gian cho nhau. Có chăng người ta chỉ thăm nhau hay đến với nhau có tính cách xã giao, hời hợt. Ngay trong cùng một gia đình, người ta cũng không còn thời gian để hiện diện, để lắng nghe, để chia sẻ với nhau những tâm tư thầm kín, nói chi đến người ngoài. Giữa cuộc sống bộn bề lo toan, vất vả nhọc nhằn, biết cho nhau sự hiện diện là điều rất quý. Hiện diện bên cạnh một bệnh nhân để lắng nghe họ tâm sự cũng là góp phần chữa lành họ. Có mặt bên cạnh một một gia đình đang gặp chuyện bất hoà bất thuận để chia sẻ nỗi niềm của họ cũng là góp phần hàn gắn gia đình họ trước nguy cơ rạn vỡ. Dĩ nhiên để làm được điều đó cần có thời gian để “ở lại”.

- Yêu thương phục vụ cụ thể ở đây còn là biết đem Chúa đến cho người khác.

Mẹ đến với gia đình người chị họ không chỉ để thăm viếng và để ở lại giúp đỡ người chị họ, mà nhất là còn để đem Chúa đến cho gia đình bà. Đây là mục đích chính yếu. Mẹ đóng vai trò như hòm bia giao ước mới sống động, mang Chúa đến hiện diện giữa mọi người. Bởi đó cuộc gặp gỡ của Mẹ với người chị họ cũng đích thực là cuộc gặp gỡ của hai người con. Ngay khi bà Êlisabét nghe lời Mẹ Maria chào, thì hài nhi Gioan trong bụng liền nhảy lên vui sướng. Gioan nhảy lên vì được “chạm mặt” Đấng Cứu Thế, là Ngôi hai Thiên Chúa làm người. Gioan vui sướng vì được chính Con Đấng Tối Cao hạ cố đến viếng thăm mình. Rõ ràng ngay lúc này Mẹ đã nhường chổ cho Chúa Giêsu, để Ngài được nhận biết và được lớn lên trong lòng người khác. Đây là yếu tố chính làm nên nét đẹp huyền diệu của cuộc thăm viếng mà Mẹ đã thực hiện.

Tôi có đặt Chúa là tung tâm của mối tương giao với người khác không ? Tôi có siêu nhiên hoá các mối quan hệ tự nhiên bằng việc đưa Chúa vào trong các mối quan hệ đó hay không ?

Ước gì mỗi mùa vọng là một cơ hội quý báu để cùng nhau làm mới lại nét đẹp “văn hoá thăm viếng” theo tinh thần của Mẹ Maria. Amen.

Lm. Giuse Nguyễn Thành Long

Tác giả: Lm. Nguyễn Thành Long

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!