|
|
Bài Viết Của Nguyễn Văn Nghệ
|
VIỆC SỬ DỤNG LỌNG – TÀN TRONG QUÁ KHỨ VÀ HIỆN NAY
Ở quê tôi có câu đố: “Một cột mà chín, mười kèo/ Chỉ xanh, chỉ đỏ xỏ lèo bốn bên”. Đó là câu đố về cái “lọng”. Lọng thì có lọng màu vàng, màu đỏ tía, màu xanh.
|
|
SẮC CHỈ LÀ GÌ VÀ AI CÓ QUYỀN BAN HÀNH SẮC CHỈ?
Trang Website của Tổng Giáo phận Hà Nội, Tổng Giáo phận Huế và một số Giáo phận ở Việt Nam đăng bài viết “Tổng Giáo phận Hà Nội mở án phong chân phước và phong thánh cho Tôi tớ Chúa, Đức Cha Francois Pallu”, trong đó có viết: “Trước lời thỉnh cầu trên, Đức Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên đã ban hành sắc chỉ chấp thuận và công bố Bản kiến nghị (Libellus) của Cáo thỉnh viên để chính thức khởi sự vụ án cấp giáo phận”. |
|
VỊ TRÍ GHẾ NGỒI CỦA LINH MỤC CHỦ TẾ TRONG NHÀ THỜ HIỆN NAY DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA VIỆT NAM
Trong khoảng gần hai thập niên trở lại đây, đại đa số các nhà thờ Công giáo ở Việt Nam đều có thiết kế ghế của linh mục chủ tế giống như một cái ngai, đặt ngay ở giữa cung thánh và trước mặt Nhà Tạm lưu giữ Mình Thánh Chúa. Vị trí đặt ghế của linh mục chủ tế cũng đã thay đổi theo thời gian. Cách nay khoảng gần 50 năm thì ghế của linh mục chủ tế không đặt trên cung thánh nhưng được đặt gần với giảng đài, sau đó lại được di dời lên trên cung thánh phía sau bàn thờ nhưng đặt lệch sang một bên đối với Nhà Tạm và ghế rất đơn sơ chỉ có hai tay vịn không có chỗ tựa lưng . |
|
LINH MỤC GIOAKIM ĐẶNG ĐỨC TUẤN LÀ TIẾNG NÓI CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM “TRỌN NIỀM KÍNH CHÚA, TRỌN NIỀM NGAY VUA”
Hiện nay chúng ta thường nghe cán bộ Nhà nước Việt Nam khuyên nhủ tín đồ Công giáo Việt Nam hãy “sống tốt đời đẹp đạo” hoặc “kính Chúa, yêu nước”. Dưới thời quân chủ “trung quân” đồng nghĩa với “ái quốc”. Người Công giáo Việt Nam xưa luôn ghi lòng tạc dạ: “Đạo dạy thờ vua dưới đời/ Vì vua thay mặt Chúa Trời trị dân”. |
|
GIÁM MỤC LAMBERT DE LA MOTTE ĐẾN THĂM HỌ ĐẠO CÓ TÊN LÂM THUYỀN HOẶC LÀM THUYỀN?
Trong tác phẩm “Giáo phận Qui Nhơn qua dòng thời gian” của Ban biên soạn lịch sử Giáo phận có nhắc đến sự kiện Giám mục Pierre Lambert de la Motte lên đường đến Đàng Trong lần thứ nhất vào năm 1671: “…Một trong các linh mục người Việt được sai đi báo tin cho một số tín hữu cốt cán và sáng hôm sau cha ấy đã trở ra thuyền cùng với một thầy giảng lớn tuổi, một thầy giảng trẻ và hai người khác nữa từ một làng có tên là Lâm Thuyền (…) Đêm 01 tháng 09, Đức cha cùng với hai cha Mahot và Vachet ăn mặc như người Việt đã đặt chân lên Lâm Thuyền bên bờ biển sau khoảng 2 tháng hành trình từ Xiêm. Đây là một họ đạo có hơn 800 tín hữu, kẻ trước người sau họ đến nhận phép lành từ Đức cha”[1]
|
|
MYRRHA TRONG TIẾNG LATIN ĐƯỢC DỊCH LÀ MỘC DƯỢC HAY MỘT DƯỢC?
Dịp Lễ Hiển Linh năm 2015 trên hộp thư email của anh em Cựu Chủng sinh Tiểu Chủng viện Sao Biển Nha Trang có trao đổi về từ ngữ “Mộc dược hay Một dược?” Nhiều anh em Cựu Chủng sinh trong nước cũng như sống ở nước ngoài đã tìm tài liệu để dẫn chứng trong 2 từ trên, từ nào chuẩn xác nhất. Cuối cùng anh em thống nhất là dùng từ “Một dược” để dịch từ “Myrrha” của tiếng Latin. |
|
TỪ NGỮ “ĐẦU THAI” CÓ VẺ CÓ ÂM HƯỞNG NHÀ PHẬT
Hôm Chúa nhật ngày 01/01/2023 lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa đọc đoạn Phúc âm Luca 2, 16-21 và những câu cuối của đoạn Phúc âm ấy: “Khi đã đủ 8 ngày, lúc phải cắt bì cho con trẻ, thì người ta gọi tên người là Giêsu, tên mà thiên thần đã gọi trước khi con trẻ được đầu thai trong lòng mẹ”. Tôi có một ông bạn lớn tuổi, sau khi nghe hai chữ “đầu thai” thì không hài lòng với cách dịch như vậy và ông bạn bảo là “đầu thai” chỉ có trong thuyết luân hồi của Phật giáo mà thôi. |
|
HÒA BÌNH LÀ ĐIỀU MUÔN DÂN ƯỚC TRÔNG MONG MỎI
Xua quân xâm chiếm một quốc gia có chủ quyền là vi phạm các nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc. Ngày 24/2/2022 Putin đã ra lệnh xua quân xâm chiếm Ukraine với một cụm từ mỹ miều “Chiến dịch quân sự đặc biệt”. Từ ngày 24/2/2022 đến nay (cuối tháng 11/2022)cuộc chiến giữa Nga và Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc và Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bốn lần thông qua Nghị quyết đối với nước Nga: |
|
MỘT SỐ TỪ NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN TANG LỄ
Có người hỏi tôi: Khi có người từ trần thì người trong gia đình viết “cáo phó”. Vậy “cáo phó” nghĩa là gì? (Cáo phó còn có thể đọc là “phó cáo”). |
|
VỊ TRÍ GHẾ NGỒI CỦA LINH MỤC CHỦ TẾ TRONG NHÀ THỜ HIỆN NAY DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA VIỆT NAM
Trong khoảng gần hai thập niên trở lại đây, đại đa số các nhà thờ Công giáo ở Việt Nam đều có thiết kế ghế của linh mục chủ tế giống như một cái ngai, đặt ngay ở giữa cung thánh và trước mặt Nhà Tạm lưu giữ Mình Thánh Chúa. Vị trí đặt ghế của linh mục chủ tế cũng đã thay đổi theo thời gian. Cách nay khoảng gần 50 năm thì ghế của linh mục chủ tế không đặt trên cung thánh nhưng được đặt gần với giảng đài, sau đó lại được di dời lên trên cung thánh phía sau bàn thờ nhưng đặt lệch sang một bên đối với Nhà Tạm và ghế rất đơn sơ chỉ có hai tay vịn không có chỗ tựa lưng . |
|
XUẤT XỨ VÀ Ý NGHĨA CỦA HAI TỪ “LƯƠNG DÂN & GIÁO DÂN”
Chúng ta thường nghe nói “Đoàn kết Lương - Giáo”, nhưng khi hỏi xuất xứ cũng như ý nghĩa của hai chữ “Lương- Giáo” thì rất ít người hiểu thấu đáo.
|
|
QUÁ KHÓA: MỘT TRONG CÁC BIỆN PHÁP TRIỀU ĐÌNH HUẾ ÉP BUỘC NGƯỜI THEO ĐẠO DA TÔ PHẢI BỎ ĐẠO
Đạo Da Tô (1) dưới thời vua Gia Long và những năm đầu thời vua Minh Mạng tương đối bình yên. Lệnh bắt đạo được manh nha bắt đầu từ vụ tranh nhau đất làng giữa hai làng Dương Sơn và Cổ Lão(2): “Dương Sơn, Cổ Lão cơ cầu/ Kiện nhau giới hạn, tranh nhau đất làng/ Dương Sơn có đạo vẹn toàn/ Cổ Lão không đạo quyết toan gây thù/ Bởi lòng giận ghét phao vu/ Trước vô phủ huyện, sau vô pháp đường/ Rằng: “ Đạo ỷ thế Tây dương/ Phan Kinh đạo trưởng(3) mối giường đôi co/ Cao minh chậu úp khôn dò/ Việc đầu thời nhỏ sau to bằng trời”(4). |
|
PHONG TRÀO “SÁT TẢ” NĂM 1885 TỪ QUẢNG NAM VÀO ĐẾN BÌNH THUẬN DƯỚI NGÒI BÚT CỦA MỘT GIÁO DÂN CÒN SỐNG SÓT
Trong năm 2019, Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM. cho xuất bản tác phẩm “Cận đại Việt sử diễn ca Quyển nhứt” của tác giả Huỳnh Thiên Kim (1903-1971). Đây là một tác phẩm bằng thơ. Lời phi lộ của tác giả: “Đại Nam quốc sử diễn ca/ Vua truyền Ngô Cát viết ra lâu rồi/ Chép ghi tới Hậu Lê thôi/ Đến nay chưa kẻ hạ hồi diễn thêm/ Nghĩ là chỗ khuyết cần chêm/ Không nề thô thiển, chẳng hềm khen chê/ Sử Nam diễn nốt sau Lê/ Phân tranh Tây- Nguyễn, nước về tay ai?/ Quốc vong gợi mối quan hoài/ Nhớ thời Pháp thuộc nghiệt cay, não lòng” |
|
TÌM PHƯƠNG THUỐC CHỮA TRỊ CĂN BỆNH VÔ CẢM HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
Trên một số trang mạng có bài văn nghị luận về đề tài “Bệnh vô cảm” của em Phan Hoàng Yến, học sinh lớp 9A2 Trường Trung học cơ sở Chu Văn An-Hà Nội được nhiều người quan tâm. Nhập đề em đã đề cập đến các nhà khoa học cố gắng sáng chế ra những rô-bốt “làm sao cho thật giống con người để giúp con người được nhiều hơn trong các công việc khó nhọc, bộn bề của cuộc sống”. Nhưng “Chỉ lạ một điều: Đó là trong khi các nhà khoa học đang ‘vò đầu bứt tóc’ không biết làm sao có thể tạo ra một con chip ‘tình cảm’ để khiến ‘những cỗ máy vô tình’ biết yêu, biết ghét, biết giận thì dường như con người lại đi ngược lại, càng ngày càng vô tình, thờ ơ với mọi sự xung quanh. Đó chính là căn bệnh nan y đang hoành hành rộng lớn không những chỉ dừng lại ở một cá nhân mà đang len lỏi vào mọi tầng lớp xã hội- bệnh vô cảm” |
|
CÁCH XÁC ĐỊNH NGÀY LỄ PHỤC SINH MỘT CÁCH GIẢN TIỆN NHẤT!
Khi tôi còn ngồi ở ghế Trường Đại học Khoa học
Huế, trong một tiết học về môn lịch sử thế giới có liên quan đến đạo Công giáo,
thầy giáo phụ trách môn ấy nói: Các ngày lễ của đạo Công giáo tôi đều nắm rõ từng
ngày lễ, riêng lễ Phục sinh thì tôi chịu thua, năm trước ngày này, năm nay ngày
nọ, năm sau lại vào ngày kia, mỗi năm mỗi khác không có ngày cố định như lễ
Giáng sinh. Tôi đã giúp thầy ấy cách xác định trước ngày lễ Phục sinh trong những
năm sắp đến. |
|
MÙA CHAY VÀ VIỆC BÀI TRỪ HÚT THUỐC LÁ
Trước đây trên bao bì gói thuốc lá có ghi dòng chữ: “Hút thuốc lá có thể có hại cho sức khỏe”. Trong hai, ba thập niên gần đây, trên bao bì gói thuốc lá không còn ghi như vậy nữa, mà ghi: “Hút thuốc lá có hại cho cơ thể”. Như vậy khẳng định việc sử dụng thuốc lá là “có hại” chớ không còn “có thể có hại” nữa! |
|
CHỮ KHIÊM TRONG CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY
Ở Việt Nam không có nơi nào mà chúng ta bắt gặp chữ “Khiêm” nhiều cho bằng ở lăng vua Tự Đức. Từ nhà cửa, ao hồ, cầu thuyền… đều có chữ “Khiêm” như: Khiêm cung môn, Vụ Khiêm môn, Tự Khiêm môn, Lương Khiêm điện, Hòa Khiêm điện, Xung Khiêm tạ, Dũ Khiêm đình, Ích Khiêm các, Lễ Khiêm vu, Pháp Khiêm vu, Tòng Khiêm viện, Tuần Khiêm kiều, Do Khiêm kiều, Lưu Khiêm hồ, Tiểu Khiêm trì, Thuận Khiêm thuyền, Ổn Khiêm thuyền… và ngay cả tên lăng cũng mang tên Khiêm lăng. |
|
ĐẦU XUÂN TÂM TÌNH CHUYỆN ĐẠO HIẾU
Trong lá thư của Giám mục Bá Đa Lộc gởi cho giáo sĩ Letondal đề ngày 17.08.1789, ông kể chuyện Hoàng tử Cảnh sau khi theo ông sang Pháp và trở về nước, đã né tránh không chịu bái cúng trước bàn thờ tổ tiên, đã làm cho Nguyễn Ánh tức giận: “…Ngài ngạc nhiên vì sao đạo Gia tô có thể dung túng cho tín đồ quên hết ông bà tổ tiên làm vậy”. Sự kiện này được vua Minh Mạng nhắc lại vào tháng 10 năm Mậu Tuất (1838): “...bọn khanh há không nhớ việc Thái tử Anh Duệ ư? Hoàng khảo ta lúc mới mở nước, bị Xiêm khống chế, gửi Thái tử Anh Duệ cho người Tây đem về nuôi dạy, để mưu tính giữ gìn. Đến khi lấy lại được Gia Định, nước ấy trả về, Thái tử không chịu bái yết tôn miếu, nói rằng áo quần theo cách thức nước ấy, Hoàng khảo ta đến bấy giờ mới hối, may có Cao hoàng hậu khéo dạy dỗ, vài tháng sau Thái tử mới thay lòng đổi dạ, không thế hầu làm người Tây rồi” (Đại Nam thực lục, tập V, Nxb Giáo dục, tr. 402). |
|
TUY CÓ NHIỀU ĐƯỜNG KHÁC NHAU NHƯNG CÙNG VỀ MỘT CHỖ
Tôi có một người bạn vong niên sinh năm 1930.
Trong một lần trò chuyện, ông nói với tôi: “Bên Kitô giáo tự tôn lắm!”. Tôi mới
hỏi: “Tự tôn thế nào chú?”. Ông nói: “Bên Kitô giáo cho rằng chỉ có những người
chịu phép Rửa tội thì mới được vào Thiên đường. Như vậy những người không chịu
phép Rửa tội nhưng họ sống ngay lành vậy họ phải xuống hỏa ngục hay sao?”.
|
|
Mừng Chúa Giáng Sinh đọc “Như Tây ký” của Bồi sứ Ngụy Khắc Đản
Cụ Ngụy Khắc Đản (1817- 1873) người xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, tĩnh Hà Tĩnh. Thi đỗ cử nhân khoa Tân Sửu (1841) và đỗ Thám hoa khoa Bính Dần (1856). Sau đó được bổ làm Tri phủ phủ Thăng Bình (Quảng Nam), rồi thăng Án sát tỉnh Quảng Nam. Trong thời gian làm Án sát Quảng Nam, cụ nhận thấy việc dùng uy vũ bắt ép những giáo dân theo đạo Da tô bỏ đạo không có kết quả. Đối với những giáo dân trung kiên cho dù dùng hình phạt gì đi nữa họ vẫn không sờn lòng: “Liều mình trấn nước cớ chi/ Gông cùm lòi tói đeo trì cũng mang”. Nên cụ Ngụy Khắc Đản đã làm bài “Hoán mê khúc” kêu những người theo đạo Da tô: “Tin chi Tây giáo truyền qua/ Can vào quốc pháp, can ra tội người”. Trong bài Hoán mê khúc, cụ Ngụy Khắc Đản dẫn chứng một số chuyện mà theo cụ cho là hoang đường trong đạo Da tô: “Ai nấy thử nghe lời giải thích/ Đạo Tây kia đích đáng vào đâu?/ Phép truyền ba sự nhiệm mầu/ Nghĩ ra nào có thông đầu suốt đuôi?/ Một rằng: Thiên Chúa Ba Ngôi/ Trời sao mà lại một Trời chia ba?/ Hai rằng: sự tích Đức Bà/Đồng trinh mà đẻ ấy là có mô?/ Ba rằng: sự Chúa Da tô/ Tội mình chưa khỏi mà mua tội người!/ Điều chi điều chẳng nực cười/ Thế mà thiên hạ dưới đời cũng tin”.
|
|
[1] 1
2 [1/2] |
|