Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Nguyễn Văn Nghệ
Bài Viết Của
Nguyễn Văn Nghệ
VIỆC SỬ DỤNG LỌNG – TÀN TRONG QUÁ KHỨ VÀ HIỆN NAY
SẮC CHỈ LÀ GÌ VÀ AI CÓ QUYỀN BAN HÀNH SẮC CHỈ?
VỊ TRÍ GHẾ NGỒI CỦA LINH MỤC CHỦ TẾ TRONG NHÀ THỜ HIỆN NAY DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA VIỆT NAM
LINH MỤC GIOAKIM ĐẶNG ĐỨC TUẤN LÀ TIẾNG NÓI CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM “TRỌN NIỀM KÍNH CHÚA, TRỌN NIỀM NGAY VUA”
GIÁM MỤC LAMBERT DE LA MOTTE ĐẾN THĂM HỌ ĐẠO CÓ TÊN LÂM THUYỀN HOẶC LÀM THUYỀN?
MYRRHA TRONG TIẾNG LATIN ĐƯỢC DỊCH LÀ MỘC DƯỢC HAY MỘT DƯỢC?
TỪ NGỮ “ĐẦU THAI” CÓ VẺ CÓ ÂM HƯỞNG NHÀ PHẬT
HÒA BÌNH LÀ ĐIỀU MUÔN DÂN ƯỚC TRÔNG MONG MỎI
MỘT SỐ TỪ NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN TANG LỄ
VỊ TRÍ GHẾ NGỒI CỦA LINH MỤC CHỦ TẾ TRONG NHÀ THỜ HIỆN NAY DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA VIỆT NAM
XUẤT XỨ VÀ Ý NGHĨA CỦA HAI TỪ “LƯƠNG DÂN & GIÁO DÂN”
QUÁ KHÓA: MỘT TRONG CÁC BIỆN PHÁP TRIỀU ĐÌNH HUẾ ÉP BUỘC NGƯỜI THEO ĐẠO DA TÔ PHẢI BỎ ĐẠO
PHONG TRÀO “SÁT TẢ” NĂM 1885 TỪ QUẢNG NAM VÀO ĐẾN BÌNH THUẬN DƯỚI NGÒI BÚT CỦA MỘT GIÁO DÂN CÒN SỐNG SÓT
TÌM PHƯƠNG THUỐC CHỮA TRỊ CĂN BỆNH VÔ CẢM HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
CÁCH XÁC ĐỊNH NGÀY LỄ PHỤC SINH MỘT CÁCH GIẢN TIỆN NHẤT!
MÙA CHAY VÀ VIỆC BÀI TRỪ HÚT THUỐC LÁ
CHỮ KHIÊM TRONG CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY
ĐẦU XUÂN TÂM TÌNH CHUYỆN ĐẠO HIẾU
TUY CÓ NHIỀU ĐƯỜNG KHÁC NHAU NHƯNG CÙNG VỀ MỘT CHỖ
Mừng Chúa Giáng Sinh đọc “Như Tây ký” của Bồi sứ Ngụy Khắc Đản
ĐẶT LẠI VẤN ĐỀ XIN LỄ CHO NGƯỜI CHẾT SAU KHI CHẾT ĐƯỢC 49 NGÀY
CẦN XÓA BỎ THÀNH KIẾN: “THEO ĐẠO LÀ THEO TÂY”!
KỶ VẬT LIÊN QUAN ĐẾN NGÀY THIẾT LẬP HÀNG GIÁO PHẨM VIỆT NAM (24/11/1960)
HÒA BÌNH LÀ ĐIỀU MUÔN DÂN ƯỚC TRÔNG MONG MỎI

 

 Xua quân xâm chiếm một quốc gia có chủ quyền là vi phạm các nguyên tắc của Liên Hiệp Quốc. Ngày 24/2/2022 Putin đã ra lệnh xua quân xâm chiếm Ukraine với một cụm từ mỹ miều “Chiến dịch quân sự đặc biệt”. Từ ngày 24/2/2022 đến nay (cuối tháng 11/2022)cuộc chiến giữa Nga và Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc và Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã bốn lần thông qua Nghị quyết đối với nước Nga:

 Lần I vào ngày 1/3/2022 ra Nghị quyết lên án Nga xâm lược Ukraine. Kết quả có 141 quốc gia thông qua, 5 quốc gia bỏ phiếu chống và 35 quốc gia bỏ phiếu trắng. Trong số 35 quốc gia có Việt Nam.

 Lần II vào ngày 24/3/2022 ra Nghị quyết kêu gọi Nga chấm dứt “Chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine. Kết quả có 140 quốc gia thông qua, 5 quốc gia bỏ phiếu chống và 38 quốc gia bỏ phiểu trắng. Trong số 38 quốc gia có Việt Nam.

 Lần III vào ngày 7/4/2022 ra Nghị quyết đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội Đồng Nhân quyền liên Hiệp Quốc (UNHCR). Kết quả có 93 quốc gia thông qua, 24 quốc gia bỏ phiếu chống và 58 quốc gia bỏ phiếu trắng. Trong số 24 quốc gia có Việt Nam.

 Lần IV vào ngày 12/10/2022 ra Nghị quyết lên án Nga sáp nhập bốn khu vực ở Ukraine vào nước Nga. Kết quả có 143 quốc gia thông qua, 5 quốc gia bỏ phiếu chống và 35 quốc gia bỏ phiếu trắng. Trong số 35 quốc gia có Việt Nam.

 Chỉ vài ngày sau chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra thì vào ngày Chúa nhật 27/2/2022 Giáo hoàng Francis đưa ra lời kêu gọi hòa bình cho Ukraine. Giáo hoàng đã lên án những kẻ gây ra chiến tranh. Giáo hoàng nói rằng họ là những người quên đi nhân loại: “Họ không bắt đầu từ người dân, không nhìn vào cuộc sống cụ thể của người dân, nhưng đặt quyền lực và lợi ích trên tất cả. Họ tin tưởng vào thứ logic ác độc và gian trá của vũ khí, là điều rất xa vời với ý muốn của Thiên Chúa. Họ xa cách với dân chúng, những người muốn hòa bình và trong mọi cuộc xung đột- những người dân thường- là nạn nhân thực sự những người phải trả giá cho sự điên cuồng của chiến tranh trên chính làn da của họ”

 Giáo hoàng Francis đã thiết tha đưa ra lời kêu gọi hòa bình không chỉ cho Ukraine mà còn cho tất cả những nơi đang xảy ra chiến tranh trên thế giới: “Với trái tim tan nát vì những gì xảy ra ở Ukraine- Và chúng ta đừng quên những cuộc chiến ở những nơi khác trên thế giới, chẳng hạn như ở Yemen, Syria, Ethiopia…-tôi xin lặp lại hãy ngưng tiếng vũ khí”.

 Cuối lời kêu gọi, Giáo hoàng Francis trưng dẫn câu trong Hiến pháp nước Ý: “Bởi vì những người yêu chuộng hòa bình từ chối chiến tranh như một công cụ xúc phạm quyền tự do của các dân tộc khác và như một phương tiện giải quyết các tranh chấp quốc tế”[1].

 Từ khi bắt đầu cuộc chiến đến nay đã hơn 9 tháng mà vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Những người có lương tri, yêu chuộng hòa bình trên thế giới đều cầu mong cho hòa bình sớm vãn hồi trên đất nước Ukraine.

 Vào những ngày cuối tháng 9 đầu tháng 10/2022 quân đội Nga đã nã nhiều đạn pháo vào các vùng trên lãnh thổ Ukraine, cho nên vào trưa Chúa nhật 2/10/2022 Giáo hoàng Francis đưa ra lời kêu gọi ngừng bắn lập tức ở Ukraine: “Phải chăng bao nhiêu máu nữa để chúng ta nhận ra rằng chiến tranh không bao giờ là giải pháp, nhưng chỉ là sự hủy diệt? Nhân danh Thiên Chúa và nhân danh cảm thức nhân loại vốn có trong mỗi trái tim, tôi lặp lại lời kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức. Hãy ngừng sử dụng vũ khí, hãy tìm kiếm các điều kiện để đàm phán, điều đưa đến những giải pháp không bị áp đặt bởi sức mạnh nhưng bằng sự đồng thuận, công bằng và ổn định. Chúng ta sẽ làm được điều này nếu chúng ta biết tôn trọng các giá trị bất khả xâm phạm của sự sống con người cũng như chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia, các quyền của những nhóm thiểu số và các mối bận tâm chính đáng”.

 Giáo hoàng Francis cũng mời gọi các nhà lãnh đạo Nga và Ukraine cũng như các nhà lãnh đạo có liên quan cùng nhau tìm cách đối thoại để có hòa bình: “Lời kêu gọi của tôi trước hết gửi tới Tổng thống Liên bang Nga, tôi thỉnh cầu Tổng thống Nga, chấm dứt vòng xoáy bạo lực và chết chóc này, cũng vì lợi ích của chính người dân Nga. Mặt khác đau buồn trước những đau khổ to lớn của người dân Ukraine do hậu quả của sự xâm lược mà họ phải gánh chịu. Tôi cũng tin tưởng gửi lời thỉnh cầu Tổng thống Ukraine hãy cởi mở với những đề nghị nghiêm túc về hòa bình. Tôi kêu gọi tất cả những người quan trọng trên đấu trường quốc tế và các nhà lãnh đạo chính trị của các quốc gia hãy làm mọi thứ có thể để chấm dứt chiến tranh và không để mình bị cuốn vào những leo thang nguy hiểm, đồng thời thúc đẩy và ủng hộ các sáng kiến đối thoại. Xin hãy giúp cho các thế hệ trẻ được hít thở bầu khí lành mạnh của hòa bình, thay vì sự ô nhiễm của chiến tranh vốn là sự điên rồ”[2].

 Ngày 12/10/2022 Giáo hoàng Francis nói: “Trong những ngày này, trái tim tôi luôn hướng về dân tộc Ukraine, đặc biệt là với những người dân ở những nơi xảy ra các vụ đánh bom”. Giáo hoàng đã cầu mong “biến đổi trái tim những người nắm giữ số phận của cuộc chiến trong tay của họ, để cơn bạo lực có thể chấm dứt và sự chung sống hòa bình trong công lý có thể được xây dựng lại”[3].

 Để kiến tạo hòa bình, tất cả mọi người phải nỗ lực không ngừng nghỉ, không chỉ nỗ lực khi cảm thấy bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chiến tranh. Giáo hoàng Francis nói: “Chúng ta thường nói về hòa bình khi chúng ta cảm thấy bị đe dọa trực tiếp, như trong trường hợp có thể xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân hay một cuộc chiến đang diễn ra trước cửa nhà. Hoặc chúng ta quan tâm đến quyền của người di cư khi chúng ta có người thân hoặc bạn bè đã phải di cư. Phải luôn quan tâm đến hòa bình, như chúng ta quan tâm đến người khác, đến anh chị em chúng ta”[4].

 Từ xưa đến nay nhân loại đều khao khát có một thế giới hòa bình. Cách nay khoảng 2500 năm bên xứ Palestine có vị Ngôn sứ (Tiên tri) tên Isaia đã khao khát mong mỏi: “Họ sẽ lấy gươm mà rèn nên lưỡi cày, lấy giáo rèn nên lưỡi liềm. Nước này không còn tuốt gươm ra đánh nước kia nữa; người ta sẽ không còn thao luyện để chiến đấu nữa” (Kinh Thánh: Isaia chương II, câu 4-5)

 Bên Á Đông nhà thơ Đỗ Phủ cũng mong muốn: “An đắc tráng sĩ vãn thiên hà/ Tịnh tẩy giáp binh trường bất dụng” (Sao có tráng sĩ kéo sông Ngân xuống/Rửa sạch giáo mác, mãi mãi không dùng đến nữa- Tẩy binh mã[Rửa vũ khí]).

 Người chinh phụ cũng mong mỏi sớm kết thúc chiến tranh tái lập hòa bình để gia đình được sum vầy đoàn tụ: “Vãn Ngân Hà hề tẩy đao cung” (Kéo nước sông Ngân xuống rửa sạch đao cung- Chinh phụ ngâm câu 443).

 Phạm Quý Thích lập luận: “Thùy năng nhất vãn thiên hà thủy/ Tảo vị càn khôn tẩy giáp binh” (Ai có thể kéo nước sông Ngân Hà xuống?/Sớm vì trời đất mà rửa sạch giáp binh- Thu bộ dạ nguyệt hữu hoài [Đêm thu dạo dưới trăng xúc cảm])

 Ai có thể kéo nước sông Ngân Hà xuống để rửa sạch giáp binh? Muốn có hòa bình trường cửu trên thế giới thì chỉ có một giải pháp duy nhất là mọi người phải xem nhau như là anh em (Tứ hải giai huynh đệ- Bốn biển đều là anh em). Giáo hoàng Francis khẳng định: “Hòa bình được xây lên trong bài đồng ca những sự khác biệt…Và từ những khác biệt này ta học hỏi nơi người khác, như anh em với nhau…Ta có một người Cha (Thiên Chúa- T/g), chúng ta là anh em với nhau. Chúng ta hãy yêu thương nhau như anh em. Và nếu ta tranh cãi nhau thì nên làm việc đó như anh em với nhau, làm hòa với nhau ngay lập tức và luôn trở về sống như anh em với nhau”[5].

 Nguyễn Văn Nghệ

  Giáo xứ Cây Vông- Nha Trang

Chú thích:

[1]- https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2022-02/dtc-phanxico-hoa-binh-ucraina.htm

[2]- https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2022-10/kinh-truyen-tin-dtc-keu-goi-ngung-chien-tranh-o-ucraina.html

[3]- https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2022-10/dtc-phanxico-tiep-kien-chung-keu-goi-hoa-binh-ucraina.html

[4]-https://www.vaticannews.va/vi/pope/news/2022-11/dtc-uoc-mo-gioan-xxiii-martin-luther.html

[5]- https://www.simonhoadalat.com/suy-niem/songloi/2018/Is0618.htm

Tác giả: Nguyễn Văn Nghệ

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!