Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Nguyễn Văn Nghệ
Bài Viết Của
Nguyễn Văn Nghệ
VIỆC SỬ DỤNG LỌNG – TÀN TRONG QUÁ KHỨ VÀ HIỆN NAY
SẮC CHỈ LÀ GÌ VÀ AI CÓ QUYỀN BAN HÀNH SẮC CHỈ?
VỊ TRÍ GHẾ NGỒI CỦA LINH MỤC CHỦ TẾ TRONG NHÀ THỜ HIỆN NAY DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA VIỆT NAM
LINH MỤC GIOAKIM ĐẶNG ĐỨC TUẤN LÀ TIẾNG NÓI CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM “TRỌN NIỀM KÍNH CHÚA, TRỌN NIỀM NGAY VUA”
GIÁM MỤC LAMBERT DE LA MOTTE ĐẾN THĂM HỌ ĐẠO CÓ TÊN LÂM THUYỀN HOẶC LÀM THUYỀN?
MYRRHA TRONG TIẾNG LATIN ĐƯỢC DỊCH LÀ MỘC DƯỢC HAY MỘT DƯỢC?
TỪ NGỮ “ĐẦU THAI” CÓ VẺ CÓ ÂM HƯỞNG NHÀ PHẬT
HÒA BÌNH LÀ ĐIỀU MUÔN DÂN ƯỚC TRÔNG MONG MỎI
MỘT SỐ TỪ NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN TANG LỄ
VỊ TRÍ GHẾ NGỒI CỦA LINH MỤC CHỦ TẾ TRONG NHÀ THỜ HIỆN NAY DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA VIỆT NAM
XUẤT XỨ VÀ Ý NGHĨA CỦA HAI TỪ “LƯƠNG DÂN & GIÁO DÂN”
QUÁ KHÓA: MỘT TRONG CÁC BIỆN PHÁP TRIỀU ĐÌNH HUẾ ÉP BUỘC NGƯỜI THEO ĐẠO DA TÔ PHẢI BỎ ĐẠO
PHONG TRÀO “SÁT TẢ” NĂM 1885 TỪ QUẢNG NAM VÀO ĐẾN BÌNH THUẬN DƯỚI NGÒI BÚT CỦA MỘT GIÁO DÂN CÒN SỐNG SÓT
TÌM PHƯƠNG THUỐC CHỮA TRỊ CĂN BỆNH VÔ CẢM HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
CÁCH XÁC ĐỊNH NGÀY LỄ PHỤC SINH MỘT CÁCH GIẢN TIỆN NHẤT!
MÙA CHAY VÀ VIỆC BÀI TRỪ HÚT THUỐC LÁ
CHỮ KHIÊM TRONG CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY
ĐẦU XUÂN TÂM TÌNH CHUYỆN ĐẠO HIẾU
TUY CÓ NHIỀU ĐƯỜNG KHÁC NHAU NHƯNG CÙNG VỀ MỘT CHỖ
Mừng Chúa Giáng Sinh đọc “Như Tây ký” của Bồi sứ Ngụy Khắc Đản
ĐẶT LẠI VẤN ĐỀ XIN LỄ CHO NGƯỜI CHẾT SAU KHI CHẾT ĐƯỢC 49 NGÀY
CẦN XÓA BỎ THÀNH KIẾN: “THEO ĐẠO LÀ THEO TÂY”!
KỶ VẬT LIÊN QUAN ĐẾN NGÀY THIẾT LẬP HÀNG GIÁO PHẨM VIỆT NAM (24/11/1960)
CÁCH XÁC ĐỊNH NGÀY LỄ PHỤC SINH MỘT CÁCH GIẢN TIỆN NHẤT!


 

Khi tôi còn ngồi ở ghế Trường Đại học Khoa học Huế, trong một tiết học về môn lịch sử thế giới có liên quan đến đạo Công giáo, thầy giáo phụ trách môn ấy nói: Các ngày lễ của đạo Công giáo tôi đều nắm rõ từng ngày lễ, riêng lễ Phục sinh thì tôi chịu thua, năm trước ngày này, năm nay ngày nọ, năm sau lại vào ngày kia, mỗi năm mỗi khác không có ngày cố định như lễ Giáng sinh. Tôi đã giúp thầy ấy cách xác định trước ngày lễ Phục sinh trong những năm sắp đến.

Không riêng gì thầy giáo ấy mà có đại đa số người (kể cả đại đa số tín đồ đạo Công giáo) không thể xác định trước ngày lễ Phục sinh trong năm tới là vào ngày nào nếu không nắm vững công thức tính toán.

Ngày lễ Phục sinh nhất định phải là ngày Chúa nhật. Ngày lễ Phục sinh lại phụ thuộc vào ngày lễ Vượt qua của người dân Do Thái. Theo Kinh thánh Tân ước thì Đức Giê su và các Tông đồ ăn mừng lễ Vượt qua vào đêm trước của lễ Vượt qua. Sau đó Đức Giê su đã chịu tử nạn trên cây thập tự vào chiều thứ sáu chính ngày lễ Vượt qua. Các môn đệ đã hạ xác Đức Giê su xuống khỏi cây thập tự và an táng Đức Giê su trong ngôi mộ đá. Đức Giê su đã phục sinh (sống lại) vào ngày thứ nhất trong tuần (Chúa nhật).

Ngày lễ Vượt qua của người Do Thái được tính theo lịch mặt trăng và ngày lễ bắt đầu vào ngày 14 tháng Nissan, lễ được kéo dài thêm một tuần nữa (Kinh thánh Cựu ước, sách Lê vi, chương 23, câu 4-7). Nissan là tháng đầu của mùa gặt vào mùa xuân, mùa đầu tiên của chu kỳ thời gian trong năm.

Nguồn gốc của lễ Vượt qua: Khi dân Do Thái còn đang bị lưu đày bên nước Ai Cập, thì Thiên Chúa phán bảo cùng Mô sê và Aaron là hãy nói với toàn thể cộng đồng con cái Israel rằng: “ mùng 10 tháng này, ai nấy phải bắt một con chiên con, mỗi nhà một con. Nếu nhà ít người, không ăn hết một con chiên, thì phải mời người láng giềng đến nhà cho đủ số người để ăn một con chiên. Chiên đó không có tật gì, phải là chiên đực được một năm tuổi. Có bắt dê cũng phải làm như thế. Vậy phải để dành cho đến ngày 14 tháng này [Nissan], rồi vào lúc chập tối, toàn thể cộng đồng con cái Israel sẽ giết nó, lấy máu bôi lên khung cửa những nhà có ăn thịt chiên. Đêm ấy sẽ ăn thịt nướng với bánh không men và rau đắng. Phải ăn như thế này: phải thắt lưng, chân đi dép, tay cầm gậy và ăn vội vã vì đó là ngày Vượt qua của Chúa” (Kinh thánh Cựu ước, sách Xuất hành, chương 12, câu 1-11).

Thứ sáu lễ Vượt qua của người Do Thái được kỷ niệm vào ngày 14 tháng Nissan. Biến cố Đức Giê su phục sinh (sống lại) xảy ra sau ngày lễ Vượt qua, như vậy phải sau ngày trăng tròn.

Trong mùa xuân gồm các tiết: Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ. Để ấn định ngày lễ Phục sinh của những năm trong tương lai, phải hội tụ đủ 3 yếu tố:

- Lễ Phục sinh phải là ngày Chúa nhật

- Chúa nhật Phục sinh phải đứng liền kề sau ngày rằm (ngày trăng tròn: ngày 16 âm lịch gọi là ngày trăng tròn)

- Ngày rằm (trăng tròn) ấy phải đứng liền kề sau tiết Xuân phân (sau tiết Xuân phân là tiết Thanh minh, nhưng không lấy tiết Thanh minh làm mốc thời gian. Bởi vì lễ Phục sinh có năm trước tiết Thanh minh, có năm lại sau tiết Thanh minh).

Tiết Xuân phân luôn luôn là ngày 20 hoặc 21 tháng 3 dương lịch(tiết khí vận hành theo dương lịch). Như vậy cách tính ngày lễ Phục sinh vừa kết hợp dương lịch (dựa vào tiết Xuân Phân) và âm lịch(dựa vào sau ngày trăng tròn).

*Tiết Xuân phân năm 2020 là ngày 20/ 3, ngày rằm (trăng tròn) sau tiết Xuân phân là ngày 7/ 4/2021 và Chúa nhật liền kề sau rằm là ngày là ngày 12/ 4/2021. Vậy lễ Phục sinh năm 2020 là Chúa nhật ngày 12/ 4.

*Tiết Xuân phân năm 2021 là ngày 20/ 3, ngày rằm (trăng tròn) sau tiết Xuân phân là ngày 28/3/2021 và Chúa nhật liền kề sau ngày rằm (trăng tròn)  là ngày 4/4/2021. Vậy lễ Phục sinh năm 2021 là Chúa nhật ngày 4/4. (Đặc biệt năm 2021, ngày  rằm [trăng tròn] là ngày 16/2/năm Tân Sửu, lại rơi đúng vào ngày Chúa nhật 28/3/2021. Nhưng theo quy định là Chúa nhật Phục sinh bắt buộc phải “sau” ngày rằm [trăng tròn]. Cho nên Chúa nhật Phục sinh năm 2021 không thể là ngày 28/3/2021)

*Tiết Xuân phân năm 2022 là ngày 20/3, ngày rằm (trăng tròn) sau tiết Xuân phân là ngày 16/4/2022. Chúa nhật liền kề sau rằm là ngày 17/4/2022. Vậy lễ Phục sinh năm 2022 là ngày 17/4

Sau khi xác định được thời điểm Chúa nhật Phục sinh, những nhà soạn lịch Phụng vụ Công giáo mới lấy Chúa nhật Phục sinh làm cột mốc thời gian tính ngược về trước đúng 46 ngày để ấn định ngày bắt đầu khởi sự Mùa Chay là Thứ Tư Lễ Tro và Chúa nhật kế tiếp sau Thứ Tư Lễ tro là Chúa nhật thứ I, Chúa nhật thứ II, Chúa nhật thứ III, Chúa nhật thứ IV, Chúa nhật thứ V Mùa Chay kế đến là Chúa nhật Lễ Lá Tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa Giê su. Sau Chúa nhật Lễ Lá là Chúa nhật Phục sinh Mừng Chúa sống lại. Từ cột mốc lễ Phục sinh những nhà soạn lịch Phụng vụ mới tính lùi về sau để ấn định lễ Chúa Giê su Thăng thiên và lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống.

Bởi thế ngày Thứ Tư Lễ Tro, Chúa nhật thứ I Mùa chay…Chúa nhật thứ V Mùa chay, Chúa nhật Lễ Lá, Lễ Chúa Giê su Thăng thiên, Lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống không có ngày nhất định vì do các ngày lễ ấy phụ thuộc vào lễ Phục sinh.

Chúng ta có trong tay cuốn lịch Vạn niên và theo công thức đã trình bày ở trên, chúng ta có thể tính trước được ngày lễ Phục sinh trong những năm sắp tới một cách dễ dàng.

Nguyễn Văn Nghệ

Giáo xứ Cây Vông – Nha Trang

 

 

 

Tác giả: Nguyễn Văn Nghệ

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!