|
|
Bài Viết Của Phêrô Phạm Văn Trung
|
ĐƯỢC SINH RA TRONG THÁNH THẦN
Thiên Chúa là nguồn gốc mọi sự, chính Ngài là Đấng đi bước trước để nói chuyện với con người và thông truyền chính Ngài cho họ. Trong suốt lịch sử loài người, Thiên Chúa muốn thiết lập mối tương quan cá vị với con người nhiều lần và bằng nhiều cách khác nhau: “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ” (Hípri 1:1-2). Các sách Cựu ước, nhất là Ngũ thư, cho thấy Thiên Chúa đã thực hiện những cuộc đối thoại với Abraham (Stk 12: 6-7), hay Môsê (Xh 3: 1-22), những lời kêu gọi dân Israel, những lời hứa (Stk 22, 17-18), thiết lập giao ước (Xh 19: 4-8), những điều răn (Đnl 5: 31-33), những lời khích lệ, và cả những lời trách móc (Ds 11). Thiên Chúa luôn kiên trì, Ngài luôn nối lại cuộc đối thoại, qua các ngôn sứ, dù con người vẫn bất trung. |
|
NIỀM HY VỌNG CỦA KITÔ GIÁO LÀ MỘT CUỘC HÀNH HƯƠNG
Giá như tôi đã đạt được sự hoàn thiện của Kitô giáo. Giá như tôi không phải chiến đấu với tội lỗi đó nữa. Giá như tôi có thể đắm mình vào lời cầu nguyện mà không bị chia trí. Giá như tôi có thể hiểu đoạn Kinh thánh khó hiểu đó một lần và mãi mãi. |
|
Ánh sáng chiếu rọi mọi dân nước
Tạp chí La Civiltà Cattolica số ra ngày 23 tháng 12 năm 2024 vừa qua có viết rằng: “Đây là lễ Giáng sinh thứ ba liên tiếp mà chúng ta đang sống trong thời kỳ chiến tranh…Cơn thịnh nộ không thể kiểm soát đang tấn công tất cả mọi người, đặc biệt là dân thường, người già, phụ nữ và trẻ em. Những ngôi nhà đổ nát chôn vùi cư dân, toàn bộ khu phố bị san phẳng, bệnh viện trở thành mục tiêu có thể là nơi ẩn náu của bọn khủng bố, những người mê sảng lang thang không biết đi đâu, khắp nơi đều thấy xác trẻ em đã chết. Thiếu hụt các nhu yếu phẩm cơ bản, chẳng hạn như nước và thuốc men. Việc chăm sóc những người bị thương rất khó khăn, nơi trú ẩn an toàn rất hiếm cũng như cơ hội tái tổ chức chuỗi cung ứng thực phẩm. Ở khắp mọi nơi, chúng ta thấy đống đổ nát, máu, sự tuyệt vọng, cái chết: những thực tế gợi lại quá khứ xa xôi mà chúng ta nghĩ rằng mình đã bỏ lại phía sau mãi mãi.” |
|
Trẻ Giêsu trong Đền Thánh Giêrusalem
Liệu Chúa Giêsu có phải là người con thoát ly gia đình ngay khi còn trẻ không? Không phải thế, mà ngược lại, Ngài ở lại trong nhà Cha của mình, không chạy trốn đâu hết. Nếu Thánh Giuse và Mẹ Maria ngạc nhiên, lo lắng, thì với Chúa Giêsu, rõ ràng Đền Thờ là nơi Ngài phải đến, là nơi Ngài hiệp thông tự nhiên với Chúa Cha.
|
|
Giáng sinh, một món quà quý giá và biếu không
Mỗi lễ Giáng Sinh mà chúng ta cử hành, Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa nhập thể, đã sinh ra cho chúng ta và đến tham gia với chúng ta trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, soi sáng và mang lại cho cuộc sống hằng ngày của chúng ta ý nghĩa trọn vẹn. Những cảnh Chúa giáng sinh mà chúng ta vô cùng trân trọng, tượng trưng cho sự ra đời của Đấng Cứu Thế, là thế này: Chúa Giêsu sinh ra trong khung cảnh của một thị trấn nhỏ, trong cuộc sống hằng ngày của người dân, chia sẻ những cực khổ, những khó khăn và bị gạt ra ngoài lề xã hội. |
|
MÓN QUÀ MÙA ĐÔNG: NHỮNG CÂY MÃI XANH
Mùa đông đang đến, và những chú chim đã bay xa về phía nam, nơi không khí ấm áp và chúng có thể tìm thấy quả mọng để ăn. Một chú chim nhỏ bị gãy cánh và không thể bay cùng những chú khác. Chú chim nhỏ đơn độc trong thế giới giá lạnh của băng giá và tuyết. Khu rừng trông ấm áp, và nó cố gắng hết sức để đến gần những cái cây, để cầu xin sự giúp đỡ.
|
|
CHIA SẺ NIỀM VUI TRONG THÁNH THẦN
Lễ Đức Mẹ Thăm Viếng luôn được cử hành vào ngày 31 tháng Năm hằng năm. Vậy Giáo hội muốn nói điều gì với tín hữu khi mời gọi họ đọc lại đoạn Tin Mừng về Cuộc Thăm Viếng này vào Chúa Nhật cuối cùng của Mùa Vọng? Đây đúng là những gì chương đầu tiên của sách Tin Mừng Luca muốn nói, đó là Thiên Chúa làm những điều phi thường nhất thông qua những con người bình thường nhất. Thiên Chúa chọn một vùng xa xôi hẻo lánh của tỉnh Syria thuộc La Mã, thị trấn Nadarét, để bắt đầu câu chuyện phi thường nhất. Rồi thì Thiên Chúa lại đặt một cô gái trẻ bên cạnh một người phụ nữ đã quá tuổi, hiếm muộn, để khởi đầu một kế hoạch đầy phấn khởi. Thiên Chúa đang biến đổi sự sống phàm nhân tầm thường của con người thành bản tính thần thánh vinh quang đáng kinh ngạc của Ngài. Chúa Giêsu vừa là con người trọn vẹn, bình thường, vừa là Con Thiên Chúa phi thường đầy vinh quang. Tất cả những điều phi thường này đều do Chúa Thánh Thần thực hiện nơi những con người quá đỗi bình thường. Đó chính là nội dung của bài Tin Mừng hôm nay. |
|
MONG CHỜ CHÚA ĐẾN TRONG NIỀM VUI
Muôn dân đang chờ đợi. Muôn dân, từng thế hệ, vẫn đang chờ đợi. Và chúng ta cũng đang chờ đợi. Dấu hiệu của sự mong đợi này bộc lộ ra trong những câu hỏi của những người gặp Gioan Tẩy Giả đã hỏi ông, ba lần, giống như một điệp khúc: “Chúng tôi phải làm gì đây?” (Lc 3:10), “Thưa thầy, chúng tôi phải làm gì?” (Lc 3:12), “Còn anh em chúng tôi thì phải làm gì?” (Lc 3:14). Thánh Gioan hết sức quan tâm đến việc đáp lại của mỗi người một cách khác nhau, vì quả thực Thiên Chúa không mong đợi dân Ngài có một cách cư xử rập khuôn như nhau, nhưng là lối cư xử tự do, mà mỗi thế hệ phải điều chỉnh cho phù hợp với các vấn đề của thời đại của họ, mà mỗi con người phải điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của riêng mình. Dân chúng đang chờ đợi Đấng Mêsia. Nhưng họ và mỗi người chúng ta hôm nay liệu có biết Đấng Mêsia cũng đang mong chờ điều gì nơi chúng ta không? Chúng ta có tin rằng mọi khoảnh khắc trong cuộc đời chúng ta đều có thể là cánh cửa, dù rất hẹp, để Đấng Cứu Thế bước vào lịch sử cuộc đời chúng ta không? |
|
NHỮNG CHIẾC CHUÔNG NHÀ THỜ ĐẦU TIÊN
Khi tôi còn nhỏ, mẹ tôi thường nói với tôi rằng nếu tôi ngoan ngoãn trong mùa Vọng thánh thiện này, và dâng những hành động bác ái và vâng lời nhỏ bé của mình trong Mùa Vọng cho Chúa Hài Đồng để làm quà tặng vào ngày sinh nhật của Ngài, thì vào một lúc nào đó trong Mùa Vọng, tôi sẽ nghe thấy những tiếng chuông, lúc đầu rất nhỏ nhưng sau đó rõ ràng hơn, mà như mẹ tôi từng nói, đó là những tiếng chuông nhà thờ đầu tiên. |
|
HY VỌNG VÀO THIÊN CHÚA, ĐẤNG ĐANG ĐẾN GIỮA DÂN NGÀI
Chúng ta đang sống trong một thế giới bị ảnh hưởng tiêu cực từ các loại khủng hoảng khác nhau về kinh tế, xã hội, văn hóa. Vẫn còn rất nhiều người rơi vào những hoàn cảnh tưởng chừng như vô vọng. Cá nhân mỗi người cũng có những nỗi niềm băn khoăn, phiền muộn, lo lắng, ưu tư của riêng mình. Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta mở lòng đón nhận năm thương xót 2025, với chủ đề: “Những người hành hương của Hy Vọng”. Sắc chỉ khởi đầu bằng cụm từ “Spes non confundit, Hy vọng không làm thất vọng.” Đó là lời mời gọi mỗi người, dù cuộc sống còn lắm thử thách, vẫn giữ vững niềm tin tưởng và hy vọng. Đức Thánh Cha Phanxicô chọn chủ đề này là để khơi dậy niềm hy vọng trong một thế giới bị xâu xé bởi chia rẽ, chiến tranh, bất bao dung, xung đột, xáo trộn và khủng hoảng, nhất là trong đời sống gia đình.
|
|
MỘT BÀI HỌC VỀ SỰ TRỞ LẠI CỦA CHÚA GIÊSU
Bài học về sự trở lại của Chúa Kitô giúp chúng ta hiểu được những gì Chúa Giêsu dạy về ngày tận thế. Đây không chỉ là những điều đáng sợ mà còn là hy vọng. Chúa Giêsu sẽ trở lại trong vinh quang, và những người tin vào Ngài sẽ được cứu chuộc. Thông điệp này mang đến sự an ủi và tin tưởng, không phải sự sợ hãi. |
|
MONG CHỜ GẶP GỠ CHÚA KITÔ
Hôm nay, chúng ta bước vào một năm phụng vụ mới, bắt đầu bằng Chúa Nhật Thứ nhất Mùa Vọng. Theo phụng vụ, Mùa Vọng là mùa chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh, kỷ niệm Chúa Kitô đến thế gian lần thứ nhất. Việc Chúa Kitô đến thế gian lần thứ nhất đã diễn ra khi Ngài trở thành con người. Đây là mầu nhiệm Nhập Thể của Ngài, được cử hành vào dịp Lễ Giáng Sinh. Sự xuất hiện này đáp lại lời hứa của Thiên Chúa dành cho dân Ngài. Thiên Chúa hứa sai Đấng Mêsia đến để cứu dân Israel cũng như mọi dân nước. Ngài đến để thiết lập hòa bình và công lý. Trong suốt Mùa Vọng, chúng ta sẽ nghe những lời loan báo về Đấng Mêsia được các ngôn sứ nhắc lại. Tiên tri Giêrêmia, trong bài đọc thứ nhất, đã nói một cách rõ ràng: “Trong những ngày ấy, vào thời đó, Ta sẽ cho mọc lên một mầm non, một Đấng Công Chính để nối nghiệp Đavít; Ngài sẽ trị nước theo lẽ công bình chính trực. Trong những ngày ấy, Giuđa sẽ được cứu thoát, Giêrusalem sẽ an cư lạc nghiệp. Đây là tên người ta sẽ đặt cho thành: Chúa là sự công chính của chúng ta” (Gr 33: 15-16). |
|
TẠI SAO CHÚNG TA LẠI CHẾT?
Chuyên mục: TÔI TIN, CHÚNG TÔI TIN Chuyển ngữ: Phêrô Phạm Văn Trung từ: https://imitationjesuschrist.forumactif.com và https://fr.aleteia.org Kính mời theo dõi video tại đây : https://youtu.be/zzEVY3UMl8o
|
|
Chúa Giêsu Kitô: Vua Sự Thật và Vua Tình Yêu
Chúa Nhật cuối cùng của Năm Phụng Vụ hôm nay, chúng ta đặc biệt tôn vinh Chúa Giêsu Kitô là Vua Vũ Trụ. Chúa Giêsu đến như một vị Vua, nhưng không như một vị vua mặc cẩm bào vua chúa, chiếm hữu những cung điện nguy nga, và được vây quanh bởi triều đình hoàng gia. Thay vào đó, Chúa Giêsu đến như Vua của Sự Thật, giản dị và sống cùng với một nhóm người dân thường được gọi là tông đồ. Sứ mệnh của Ngài không phải là sử dụng những mưu đồ chính trị, binh hùng tướng mạnh, để chinh phục nước này nước nọ, nhưng là để Sự Thật của Thiên Chúa Cha ngự trị trong trái tim của mọi người, không chỉ người Do Thái, mà tất cả mọi người: “Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi” (Ga 18:37). |
|
MỘT BÀI HỌC KHÓ HIỂU VÀ KHÓ THỰC HÀNH
Chúa Giêsu Kitô có một bài học rất quan trọng cho chúng ta. Đó là một bài học mà hầu hết chúng ta cảm thấy khó hiểu và khó thực hành trong cuộc sống bình thường hàng ngày: “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Mắt đền mắt, răng đền răng. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa” (Mt 5:38-42).
|
|
THỜI GIAN CUỐI CÙNG
Khi xưa cũng như ngày nay, dựa trên các thảm họa thiên nhiên như bão tố, lũ lụt, động đất, cháy rừng… các thảm kịch tang thương: hạn hán, mất mùa, đói kém, dịch bệnh… các cuộc chiến tranh gây chết chóc kinh hoàng…, nhiều người lo lắng và đoán non đoán già về những việc sắp xảy ra trong tương lai. Thậm chí có người kết luận rằng đây là những dấu hiệu về tận thế, vì Chúa Giêsu đã nói: “Khi anh em nghe có giặc giã và tin đồn giặc giã, thì đừng khiếp sợ. Những việc đó phải xảy ra, nhưng chưa phải là chung cục. Quả thế, dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ. Sẽ có động đất ở nhiều nơi, sẽ có những cơn đói kém. Những sự việc ấy là khởi đầu các cơn đau đớn” (Mc 13: 7-8). Ngay cả họ cho rằng Chúa Giêsu sắp trở lại! Thật đáng tiếc, đây chỉ là những suy đoán chủ quan cá nhân. Không ai biết giờ nào Chúa Kitô sẽ trở lại! Chính Chúa nói với các môn đệ: “Nếu có ai bảo anh em: Này, Đấng Kitô ở đây! Kìa, Đấng Kitô ở đó!, anh em đừng có tin” (Mc 13: 21). Vậy thì, điều khiến chúng ta lo lắng thực sự là gì? Phải chăng đó là liệu chúng ta có được cứu độ hay không, và chúng ta cần phải làm gì để được cứu độ? Đó mới là điều chính yếu. |
|
HIỆP THÔNG VỚI CÁC TÍN HỮU ĐÃ KHUẤT
Người Công giáo coi tháng Mười Một là tháng cầu nguyện cho những tín hữu đã khuất. Nhưng tháng Mười Một bắt đầu bằng Ngày lễ Các Thánh. Vậy điều gì kết nối hai điều này? |
|
THIÊN CHÚA THẤU SUỐT TÂM CAN CON NGƯỜI
Hôm nay, Chúa Giêsu dạy chúng ta hãy nhận ra sự giàu có lớn nhất nơi chính sự nghèo khó tự nguyện. Để đi vào lý lẽ của Nước Trời, của sự giàu có đích thực, nhất là của cõi tâm linh trường tồn, thì sự buông bỏ bản thân, ngay cả những gì cần thiết cho bản thân, để hiến dâng cho Thiên Chúa và trao ban cho người khác những gì mình có, với tấm lòng đơn sơ và vui tươi, là một của lễ tốt lành hơn bất cứ loại hy sinh nào khác. |
|
YÊU CHÚA YÊU NGƯỜI, HAI TRONG MỘT
Những ngày đầu tháng mười một, tháng cầu cho những người đã qua đời, là thời gian thích hợp để mọi tín hữu tập trung nhiều hơn vào nội tâm của mình, tự hỏi những câu hỏi căn bản của cuộc sống đời này và tìm kiếm câu trả lời từ Chúa Kitô. Đôi khi chúng ta quên mất mục đích sống của mình. Điều quan trọng bây giờ là phải quay trở lại, đặt mọi thứ về đúng nơi của chúng. Đây là lý do tại sao câu trả lời của Chúa Giêsu cho vị kinh sư là điều cần thiết đối với chúng ta. Đời sống Kitô hữu chỉ có một điều: “Điều răn đứng đầu là: …Ngươi phải yêu mến Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn thứ hai là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình” (Mc 12:29-31). Yêu mến Thiên Chúa bằng cách yêu thương người lân cận và tình yêu dành cho người lân cận không thể tách rời khỏi tình yêu dành cho Thiên Chúa.
|
|
TIẾP TỤC CHUỖI KINH MÂN CÔI MỖI NGÀY
Kinh Mân Côi là sự tương tác bền vững, liên tục với Thiên Chúa và Mẹ Maria. Mọi Kitô hữu đều được mời gọi trở thành người cầu nguyện. Trận chiến cầu nguyện là có thật, đặc biệt là trong thời đại thế tục vốn gạt bỏ sự siêu việt, siêu nhiên và những điều vượt quá những gì chúng ta có thể kiểm soát và thao túng. Tuy nhiên, người tín hữu phải vượt qua những rào cản văn hóa như vậy và nỗ lực cầu nguyện và gặp gỡ Thiên Chúa.
|
|
[1] 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10 [1/21] |
|